Trường hợp nào đăng ký xe phải mang xe đến?

Người mua có thể tự mình đi làm đăng ký xe để tiết kiệm chi phí, tuy nhiên, có một vấn đề mà không ít người thắc mắc là trường hợp nào đăng ký xe phải mang xe đến để làm thủ tục.

4 trường hợp đăng ký xe phải mang xe đến

Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, có quy định về trách nhiệm của chủ xe như sau:

Đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra đối với:

1- Xe đăng ký lần đầu.

2- Xe đăng ký sang tên.

3- Xe cải tạo (là xe thực hiện cải tạo chuyển đổi công năng/thay đổi một trong các hệ thống: lái, phanh trừ trường hợp lắp thêm bàn đạp phanh phụ theo điểm b Mục 1 Phụ lục XI Thông tư 16/2021/TT-BGTVT).

4- Xe thay đổi màu sơn.

Lưu ý:

Trước khi cải tạo xe, thay đổi màu sơn (kể cả kẻ vẽ, quảng cáo), chủ xe phải khai báo trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông tại mục khai báo cải tạo xe, thay đổi màu sơn/trực tiếp đến cơ quan đăng ký xe và được xác nhận của cơ quan đăng ký xe thì mới thực hiện.

Sau đó, làm thủ tục đổi lại Giấy chứng nhận đăng ký xe khi xe đã được cải tạo/khi thay đổi địa chỉ của chủ xe.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì khi thực hiện việc đăng ký xe máy, ô tô đối với các trường hợp lần đầu, sang tên hay cải tạo xe, thay đổi màu sơn chủ xe có trách nhiệm đưa xe đến cơ quan đăng ký để làm thủ tục.

dang ky xe phai mang xe den
Đăng ký xe phải mang xe đến trong trường hợp nào? (Ảnh minh họa)

Sang tên xe có cần mang xe đến không?

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Thông tư số 58/2020 của Bộ Giao thông Vận tải, tổ chức, cá nhân mua xe liên hệ với cơ quan đăng ký xe nơi cư trú để nộp hồ sơ đăng ký sang tên xe.

Nộp: Giấy khai đăng ký xe (theo Mẫu số 01); Chứng từ lệ phí trước bạ; Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe; Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (trừ trường hợp sang tên ngay trong cùng tỉnh sau khi hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu xe)

Xuất trình: Giấy tờ của chủ xe.

Trường hợp xe sang tên qua nhiều đời chủ mà không có giấy tờ mua bán tham khảo thủ tục tại đây.

Đồng thời, đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 58/2020, phải mang xe đến để kiểm tra đối với xe đăng ký sang tên.

Do đó, căn cứ những quy định nêu trên, khi đi đăng ký sang tên xe, chủ xe phải mang xe đến cơ quan đăng ký.

Tóm lại, chủ xe phải mang xe đến đăng ký đối với:

1- Xe đăng ký lần đầu;

2- Xe đăng ký sang tên;

3- Xe cải tạo;

4- Xe thay đổi màu sơn.

Trên đây là các trường hợp đăng ký xe phải mang xe đến, nếu cần thêm thông tin, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Thủ tục sang tên xe máy: Kinh nghiệm thực hiện từ A - Z

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?