Đăng ký thường trú bao lâu có kết quả?

Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết thủ tục đăng ký thường trú cần chuẩn bị giấy tờ gì, đăng ký thường trú bao lâu có kết quả, hãy theo dõi bài viết này để được hướng dẫn chi tiết.

Làm thủ tục đăng ký thường trú bao lâu có kết quả?

Để đăng ký thường trú, người dân có thể đến trực tiếp Công an xã, phường, thị trấn hoặc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

Ngoài ra, người dân cũng có thể thực hiện thủ tục online qua Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Cư trú, thời gian giải quyết thủ tục đăng ký thường trú là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Đăng ký thường trú bao lâu có kết quả?
Đăng ký thường trú bao lâu có kết quả? (Ảnh minh họa)

Hồ sơ đăng ký thường trú gồm những giấy tờ gì?

Theo Điều 21 Luật Cư trú, hồ sơ đăng ký thường trú trong các trường hợp như sau:

- Hồ sơ đăng ký thường trú đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình:

- Hồ sơ đăng ký thường trú đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu đồng ý:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú: ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền (trừ trường hợp có ý kiến đồng ý bằng văn bản);

  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác.

- Hồ sơ đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú: ghi rõ ý kiến đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền (trừ trường hợp có ý kiến đồng ý bằng văn bản);

  • Hợp đồng/văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú.

- Hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng có công trình phụ trợ là nhà ở:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;

  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh là nhà tu hành, chức sắc, chức việc hoặc người khác hoạt động tôn giáo và được hoạt động tại cơ sở tôn giáo;

  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đại diện cơ sở tín ngưỡng;

  • Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc trong cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng có công trình phụ trợ là nhà ở;

  • Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thuộc các đối tượng là trẻ em, người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng, người không nơi nương tựa được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.

- Hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú: ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền (trừ trường hợp có ý kiến đồng ý bằng văn bản);

  • Văn bản đề nghị của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội;

  • Giấy tờ, tài liệu xác nhận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp.

- Hồ sơ đăng ký thường trú trên phương tiện được đăng ký thường trú:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú: ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền (trừ trường hợp có ý kiến đồng ý bằng văn bản);

  • Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở đối với phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm;

  • Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về địa điểm phương tiện đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.

Lưu ý:

- Người chưa thành niên đăng ký thường trú thì trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.

- Trường hợp người đăng ký thường trú là người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn quốc tịch Việt Nam thì trong hồ sơ đăng ký thường trú phải có thêm hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng.

Nếu không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng thì phải có giấy tờ, tài liệu khác chứng minh có quốc tịch Việt Nam và văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh của Bộ Công an.

Trên đây là thông tin về: Đăng ký thường trú bao lâu có kết quả? Nếu có vướng mắc khác về thủ tục đăng ký thường trú, gọi ngay tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.