Đã đổi CCCD mới nhưng vẫn sử dụng CMND, hậu quả thế nào?

Căn cước công dân (CCCD) là giấy tờ tùy thân phổ biến nhất hiện đang được sử dụng tại Việt Nam. Có không ít người tuy đã đổi CCCD mới nhưng vẫn sử dụng Chứng minh nhân dân (CMND) trong các thủ tục, giao dịch... mà không biết mình có thể sẽ bị phạt hoặc gặp rủi ro về mặt pháp lý.

Đã đổi CCCD mới nhưng vẫn sử dụng CMND bị phạt đến 500.000 đồng

Hiện nay, Bộ Công khuyến khích người dân còn sử dụng CMND đổi sang thẻ CCCD.

Khi đổi CCCD mới, CMND cũ sẽ bị thu lại (trừ trường hợp báo mất) theo Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA. Cụ thể, trình tự thu thập thông tin để cấp CCCD được quy định tại Điều luật này như sau:

- Tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

- Lựa chọn loại cấp CCCD (cấp, đổi, cấp lại) và tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân.

- Thu nhận vân tay của công dân.

- Chụp ảnh chân dung của công dân.

- In Phiếu thu nhận thông tin CCCD cho công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tê.

- In Phiếu thu thập thông tin dân cư hoặc Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư cho công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên.

- Thu lệ phí theo quy định.

- Thu hồi CMND cũ đối với trường hợp công dân làm thủ tục đổi từ CMND sang thẻ CCCD.

- Cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân.

Như vậy, việc dùng CMND cũ sau khi đổi CCCD là vi phạm quy định của pháp luật về cấp thẻ CCCD.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144 năm 2021, mức phạt đối với vi phạm này là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 -  500.000 đồng.

Đã đổi CCCD mới nhưng vẫn sử dụng CMND: Hậu quả thế nào?
Đã đổi CCCD mới nhưng vẫn sử dụng CMND, hậu quả thế nào?​ (Ảnh minh họa)

Đã đổi CCCD mới nhưng vẫn sử dụng CMND: Dễ gặp rủi ro, tranh chấp

Mặc dù pháp luật quy định CMND cũ phải bị thu lại khi làm thủ tục cấp đổi CCCD, tuy nhiên trên thực tế, nhiều người vẫn sở hữu cùng lúc hai loại giấy tờ là CMND và CCCD.

Nguyên nhân có thể do những người này cố tình báo mất CMND hoặc cán bộ làm thủ tục quên chưa thu lại CMND.

Khi đổi CMND 9 số sang CCCD 12 số, người dân phải cập nhật lại thông tin trên tài khoản ngân hàng, hộ chiếu, sổ bảo hiểm xã hội, thông báo với cơ quan thuế…

Chỉ vì không muốn mất thời gian cập nhật số CCCD mới, nhiều người vẫn ngang nhiên sử dụng CMND cũ trong các giao dịch, thủ tục hành chính mà không biết sẽ gặp rất dễ gặp rủi ro, tranh chấp trong các giao dịch, hợp đồng.

Khi đổi CCCD mới, CMND cũ sẽ hết giá trị sử dụng. Số CMND và CCCD là hai số hoàn toàn khác nhau nên nếu sử dụng CMND, người dùng có thể sẽ gặp phải rủi ro pháp lý như không được pháp luật công nhận đã thực hiện giao dịch, hợp đồng bị coi là vô hiệu.

Khi xảy ra tranh chấp, những hậu quả này có thể sẽ khiến bạn mất đi nhiều quyền lợi chính đáng. Chính vì vậy, khi đã làm CCCD mới thì chỉ nên dùng duy nhất thẻ CCCD này trong tất cả các giao dịch, thủ tục để đảm bảo thống nhất thông tin và tránh rủi ro.

Hiện nay các thẻ CCCD gắn chip đều được tích hợp tất cả thông tin về nhân thân bao gồm cả số CMND cũ nên người dân có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Trên đây là thông tin về việc đã đổi CCCD mới nhưng vẫn sử dụng CMND, hậu quả thế nào? Nếu có vướng mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kê khai giá là gì? Kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Kê khai giá là gì? Kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Kê khai giá là gì? Kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 87/2024/NĐ-CP ngày 12/7/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về kê khai giá là gì? Kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá bị phạt bao nhiêu tiền?