Cử tri tiến hành bỏ phiếu như thế nào?

Để chủ động, tích cực thực hiện quyền bầu cử của mình, người dân cần ghi nhớ ngày bầu cử Quốc hội khóa 15 và Hội đồng nhân dân (HĐND) nhiệm kỳ 2021 - 2026 và cách thức bỏ phiếu sao cho hợp lệ.

Các nguyên tắc bỏ phiếu

Hiện nay, các nguyên tắc bỏ phiếu quy định tại Điều 69 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND 2015. Cụ thể, các nguyên tắc này như sau:

1. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu HĐND tương ứng với mỗi cấp HĐND.

2. Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.

3. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

4. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

5. Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.

6. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.

7. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.

8. Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.

cach bo phieu hop le khi di bau cu
Hướng dẫn cách bỏ phiếu hợp lệ khi đi bầu cử (Ảnh minh họa)

Hướng dẫn cách thức bỏ phiếu của cử tri

Cách thức bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND 2021 – 2026 đã được Bộ Nội vụ hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 01/2021/TT-BNV ban hành ngày 11/01/2021.

Cụ thể như sau:

Bước 1: Cử tri tự mình đi bầu cử. Khi đến phòng bỏ phiếu, cử tri xuất trình Thẻ cử tri để được nhận phiếu bầu.

Bước 2: Bỏ phiếu

Khi đi bỏ phiếu, cử tri sẽ được Tổ bầu cử hướng dẫn cách thức bỏ phiếu và gạch phiếu bầu.

Cử tri đọc kĩ tên những người ứng cử trên phiếu bầu.

Nếu cử tri không tín nhiệm người ứng cử nào thì gạch ngang cả họ và tên người ứng cử đó (gạch đè lên hàng chữ họ và tên người ứng cử); không khoanh tròn; không được đánh dấu trên phiếu bầu; không được viết thêm, không được ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu; không bầu quá số đại biểu được ấn định trong phiếu bầu; không để nguyên phiếu bầu đối với phiếu bầu có số dư người ứng cử (không gạch tên người ứng cử nào) hoặc gạch tất cả người ứng cử trong phiếu bầu.

Cử tri không thể tự gạch phiếu bầu thì nhờ người khác gạch phiếu hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu. Người gạch phiếu hộ phải đọc đầy đủ họ và tên những người ứng cử trên phiếu bầu để cử tri tự mình quyết định. Người gạch hộ phiếu bầu phải ghi trung thực ý muốn của cử tri nhờ viết hộ và bảo đảm bí mật phiếu bầu. Khi viết hộ phiếu bầu xong phải giao lại phiếu bầu cho cử tri để cử tri tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu. Người khuyết tật không thể bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

Lưu ý: Khi cử tri gạch phiếu bầu, không ai được xem, kể cả các thành viên Tổ bầu cử. Nếu cử tri gạch bị nhầm hoặc bị hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.

Bước 3: Tổ bầu cử phải đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào Thẻ cử tri của cử tri đã bỏ phiếu bầu xong.

Trên đây là hướng dẫn cử tri bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa 15 và HĐND 2021 - 2026. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 .6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục làm CCCD gắn chip cho người tạm trú

Hướng dẫn thủ tục làm CCCD gắn chip cho người tạm trú

Hướng dẫn thủ tục làm CCCD gắn chip cho người tạm trú

Từ ngày 01/5/2021, Công an TP.HCM bắt đầu cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip cho người tạm trú. Tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành khác, người dân tạm trú cũng bắt đầu được cấp CCCD gắn chip (tuy nhiên vẫn ưu tiên cho người thường trú). Vậy, thủ tục làm CCCD cho người tạm trú tiến hành thế nào?