CSGT không được đuổi theo người vi phạm giao thông?

Cảnh sát giao thông (CSGT) có được đuổi theo người vi phạm giao thông khi họ bỏ chạy? Nếu CSGT truy đuổi người vi phạm dẫn đến tai nạn nghiêm trọng thì có bị xử lý? Đây là thắc mắc của không ít người dân.

Quan điểm CSGT không được đuổi theo người vi phạm giao thông có đúng?

Hiện nay, pháp luật không có quy định cấm CSGT đuổi theo người vi phạm giao thông.

Theo Điều 87 Luật Giao thông đường bộ, CSGT đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ…

Trong đó, mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật (điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp CSGT cần phải ngăn chặn và xử lý ngay khi phát hiện vi phạm giao thông để không gây ảnh hưởng, hậu quả xấu cho xã hội.

Như vậy, quan điểm CSGT không được đuổi theo người vi phạm giao thông là không có căn cứ. Tuy nhiên, việc dừng phương tiện của CSGT phải bảo đảm các yêu cầu:

- An toàn, đúng quy định của pháp luật;

- Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;

- Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Quan điểm CSGT không được đuổi theo người vi phạm giao thông có đúng?
Quan điểm CSGT không được đuổi theo người vi phạm giao thông có đúng? (Ảnh minh họa)

CSGT truy đuổi người vi phạm dẫn đến tai nạn nghiêm trọng thì có bị xử lý?

Nếu CSGT truy đuổi người vi phạm mà không bảo đảm an toàn cho người vi phạm, cho các phương tiện lưu thông trên đường… gây ra hậu quả nghiêm trọng thì tùy tính chất, mức độ của hành vi và tình huống khi đó mà CSGT có thể bị xử lý.

CSGT có thể phải bồi thường thiệt hại với những thiệt hại do hành vi của mình gây nên và thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội:

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017):

  • Khung hình phạt nhẹ nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.

  • Khung hình phạt nặng nhất là phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân.

Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138 Bộ luật Hình sự):

  • Khung hình phạt nhẹ nhất là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 05 - 20 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.

  • Khung hình phạt nặng nhất là phạt tù từ 02 - 05 năm.

Ngoài đuổi theo người vi phạm, CSGT có thể ngăn chặn hành vi vi phạm như bằng nhiều biện pháp như: thông báo để các chốt tuần tra của CSGT phía trước yêu cầu phương tiện vi phạm dừng lại; ghi biển số phương tiện; dùng điện thoại chụp hình, quay phim hành vi vi phạm để phạt nguội…

Trên đây là quy đinh của pháp luật về vấn đề: Có đúng CSGT không được đuổi theo người vi phạm giao thông? Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Giấy khai sinh là giấy tờ gốc của mỗi công dân, thông tin trên giấy khai sinh là vô cùng quan trọng trong nhiều trường hợp. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không, hãy theo dõi bài viết này để nắm được quy định của pháp luật có liên quan.