Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 91/VĐCXDPL của Bộ Tư pháp về trả lời Công văn 3712/CQLĐBIV-ATGT của Cục quản lý đường bộ IV
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 91/VĐCXDPL
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 91/VĐCXDPL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Võ Văn Tuyển |
Ngày ban hành: | 11/02/2015 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính, Giao thông |
tải Công văn 91/VĐCXDPL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 91/VĐCXDPL | Hà Nội, ngày 11 tháng 02 năm 2015 |
Kính gửi: Cục quản lý đường bộ IV (Tổng cục đường bộ Việt Nam)
Trả lời Công văn số 3712/CQLĐBIV-ATGT ngày 29/12/2014 của Cục quản lý đường bộ IV thuộc Tổng cục đường bộ Việt Nam về giải quyết một số vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quy định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng các công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:
1. Về việc áp dụng Thông tư số 13/2005/TT-BGTVT
Khoản 1 Điều 9 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định: “(1) Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (2) Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới ngay trong văn bản mới đó; trong trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản đó danh mục văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực”. Như vậy, theo quy định, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm rà soát và bãi bỏ các quy định không còn phù hợp với Nghị định số 11/2010/NĐ-CP về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được ban hành ngày 24/10/2010 (thay thế Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004).
Theo quy định tại của Điều 81 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì trong các trường hợp sau đây văn bản hết hiệu lực: (1) hết thời hạn có hiệu lực được quy định trong văn bản; (2) được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước ban hành văn bản đó; (3) bị hủy bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, trong trường hợp nghị định mới được ban hành để thay thế nghị định cũ mà chưa ban hành thông mới để thay thế thông tư hướng dẫn nghị định cũ thì thông tư hướng dẫn nghị định cũ tiếp tục có hiệu lực với điều kiện nội dung của thông tư này không trái với quy định của nghị định mới (nội dung của thông tư cũ không được sửa đổi, bổ sung trong nghị định mới).
2. Về việc áp dụng Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT
Công văn của Cục đường bộ IV hỏi có được áp dụng Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT để cấp phép cho dự án được phê duyệt tại Quyết định số 2648/QĐ-UBND ngày 27/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang hay không và việc áp dụng Điều 13 Thông tư 39/2011/TT-BGTVT đối với 02 trường hợp mà Cục quản lý đường bộ IV đề nghị giải đáp là rất cụ thể và không thuộc thẩm quyền giải đáp của Bộ Tư pháp mà thuộc thẩm quyền giải đáp của Bộ Giao thông vận tải. Tuy nhiên, như trả lời ở trên, về nguyên tắc, nếu nội dung của thông tư số 13/2005/TT-BGTVT không trái với quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP thì việc áp dụng thông tư số 13/2005/TT-BGTVT là không trái với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Đối với trường hợp cấp phép rất cụ thể này, Cục quản lý đường bộ IV có thể gửi Công văn đề nghị Bộ Giao thông vận tải - là cơ quan ban hành Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT để được giải đáp.
Trên đây là ý kiến của Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp về việc giải quyết một số vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quy định thẩm quyền trong việc cấp giấy phép xây dựng các công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, xin gửi Quý cơ quan để tham khảo./.
Nơi nhận: - Như trên; | KT. VỤ TRƯỞNG |