Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 8283/BNN-VPĐP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn nội dung thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 8283/BNN-VPĐP
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 8283/BNN-VPĐP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trần Thanh Nam |
Ngày ban hành: | 23/10/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính |
tải Công văn 8283/BNN-VPĐP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8283/BNN-VPĐP | Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2018 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (tại Công văn số 521/VPCP-NN ngày 15/01/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc ban hành nội dung trọng tâm xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, điều kiện, tiêu chí xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020, định hướng chỉ đạo xây dựng tiêu chí huyện nông thôn mới kiểu mẫu), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nội dung thực hiện kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới như sau:
1. Quan điểm chỉ đạo
a) Đối với các huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, tập trung rà soát, chỉ đạo thực hiện để đáp ứng đầy đủ yêu cầu về số xã đạt chuẩn, mức đạt chuẩn các tiêu chí huyện nông thôn mới (theo quy định tại Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ).
b) Các huyện sau khi đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu, quy định về tiêu chí tại Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ, khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững.
c) Trung ương ban hành nội dung định hướng duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tiêu chí, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể đến năm 2020 và những năm tiếp theo đối với các huyện trên địa bàn cho phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Mục tiêu, yêu cầu
a) Mục tiêu: Duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, để đảm bảo xây dựng nông thôn mới là quá trình thường xuyên, liên tục, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, hướng tới phát triển nông thôn bền vững.
b) Yêu cầu:
- Xác định rõ nội dung công việc, giải pháp, lộ trình thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong tổ chức thực hiện kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
- Việc nâng cao chất lượng các tiêu chí phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu của cộng đồng, người dân.
- Tiếp tục phát huy hiệu quả thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" bằng các chương trình hành động cụ thể ở từng địa phương.
3. Nội dung trọng tâm
a) Nội dung ưu tiên thực hiện:
(1) Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu chủ động phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Thực hiện quản lý, sử dụng, duy tu, bảo trì, nâng cấp đảm bảo hiệu quả sử dụng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội đã được đầu tư.
(2) Phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân:
- Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.
- Củng cố, hoàn thiện, nâng cấp các vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo quy mô lớn cấp huyện và liên xã.
- Có kế hoạch triển khai Chương trình OCOP.
- Đối với các sản phẩm nông sản chủ lực của huyện:
+ Tiếp tục chỉ đạo nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm chủ lực của huyện đảm bảo giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích cao hơn bình quân của tỉnh tối thiểu 10%;
+ Thực hiện tổ chức sản xuất tốt theo hướng trang trại, hợp tác xã; gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thương mại, du lịch trải nghiệm, dịch vụ theo chuỗi giá trị;
+ Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong hầu hết các khâu của quy trình sản xuất; thực hành sản xuất an toàn theo các tiêu chuẩn chứng nhận sản xuất nông nghiệp tốt và các tiêu chuẩn chứng nhận được khuyến khích;
+ Đảm bảo sản xuất thân thiện với môi trường.
- Đối với huyện có tỷ trọng nông nghiệp thấp trong cơ cấu kinh tế, cần tập trung:
+ Rà soát, lựa chọn, phát triển hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, du lịch, dịch vụ trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thân thiện với môi trường và phát huy được tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương;
+ Thu hút các loại hình doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn; lựa chọn, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh gắn với thị trường và đảm bảo thân thiện với môi trường.
- Đảm bảo thu nhập bình quân hằng năm của người dân nông thôn trên địa bàn huyện phải cao hơn tối thiểu 1,2 lần so với mức thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn hằng năm của cấp tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều bình quân ở các xã trên địa bàn huyện hằng năm giảm tối thiểu 0,5 lần so với mức quy định đối với vùng (trừ các trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định, hoặc do tai nạn rủi ro bất khả kháng, hoặc do bệnh hiểm nghèo).
(3) Phát triển đời sống văn hóa:
- Nâng cao chất lượng hoạt động và đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn huyện.
- Tiếp tục nâng cao tỷ lệ xã, tỷ lệ thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định.
- Đẩy mạnh bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa của từng dân tộc, vùng, miền, phát huy lợi thế để phát triển kinh tế du lịch...
(4) Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn:
- Nâng cao tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn theo quy định, đảm bảo đến năm 2020, tỷ lệ hộ dân nông thôn trên địa bàn huyện được sử dụng nước sạch từ hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tập trung cao hơn so với mức quy định của vùng.
- Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các giải pháp về xử lý ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi, làng nghề trên địa bàn huyện đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường.
- Nhân rộng mô hình thu gom rác thải hoạt động có hiệu quả tại các cộng đồng dân cư; tăng tỷ lệ chất thải rắn và lượng bao bì, chai lọ nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện được thu gom, xử lý theo đúng quy định, đảm bảo cao hơn so với thời điểm được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
- Các công trình công cộng trên địa bàn huyện có cảnh quan môi trường sáng, xanh - sạch - đẹp, an toàn.
(5) Giữ vững an ninh, trật tự xã hội:
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội ở địa phương.
- Nhân rộng và nâng cao chất lượng hoạt động các mô hình tự quản, liên kết bảo vệ an ninh trật tự hoạt động thường xuyên, hiệu quả trên địa bàn toàn huyện.
- Củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; không có công dân thường trú ở huyện phạm tội nghiêm trọng trên địa bàn; tệ nạn xã hội được kiềm chế, giảm liên tục, so với các năm trước liền kề.
(6) Xây dựng các nội dung, giải pháp, lộ trình thực hiện cụ thể tiếp tục phấn đấu xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa trên địa bàn huyện (theo Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017-2020).
b) Nội dung tiếp tục duy trì và thực hiện có hiệu quả:
(1) Rà soát lại các quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng nâng cao chất lượng quy hoạch.
(2) Về y tế, giáo dục:
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn huyện. Nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế.
- Nâng cao tỷ lệ trường trung học phổ thông đạt chuẩn (đối với huyện chưa đạt tỷ lệ 100%). Khai thác, sử dụng hiệu quả trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập tại các trường trung học phổ thông đã đạt chuẩn; nâng cao chất lượng công tác dạy, học ở các cấp.
(3) Nâng cao chất lượng hệ thống chính trị và chất lượng cán bộ, công chức huyện, xã; thực hiện tinh gọn bộ máy; nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân và hoạt động của bộ phận “một cửa”.
(4) Có 100% số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn huyện xây dựng kế hoạch, có lộ trình, chỉ tiêu phấn đấu thực hiện hàng năm để đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; khuyến khích mỗi huyện phấn đấu có ít nhất 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
4. Tổ chức thực hiện
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, tham mưu Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia phân công thành viên Ban Chỉ đạo tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Căn cứ nội dung hướng dẫn này, ban hành tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể và kế hoạch để hướng dẫn các huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn triển khai thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí.
- Bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ các huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới triển khai thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí.
- Chỉ đạo các huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch.
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện; định kỳ 06 tháng và hằng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương) - Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương và Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận: - Như trên; - Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương (để b/c); - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c); - Các đồng chí thành viên BCĐ Trung ương; - Văn phòng Chính phủ; - VPĐP NTM các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Lưu: VT, VPĐP. (180). | KT. BỘ TRƯỞNG |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây