Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 739/TTg-CN 2023 trả lời ý kiến của Đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 739/TTg-CN
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 739/TTg-CN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 14/08/2023 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính |
tải Công văn 739/TTg-CN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ _____________ Số: 739/TTg-CN V/v trả lời ý kiến của Đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2023 |
Kính gửi: |
- Đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh; - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định. |
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhận được Phiếu chất vấn của Đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV như sau:
NỘI DUNG CHẤT VẤN:
Trong quá trình triển khai các dự án trọng điểm, trong đó có các dự án giao thông, có trường hợp người dân có nhà cửa, tài sản, ruộng vườn nằm ở giáp ranh, ngoài phạm vi dự án nhưng vẫn chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ quá trình thi công thực hiện dự án.
Cử tri phản ánh có những trường hợp đường làm xong, nhà từ nhà mặt tiền bị nằm sâu xuống chân cầu, chân đường hoặc trở thành nhà nằm trong hẻm. Đặc biệt, báo Thanh Niên ngày 07 ngày 6 tháng 2023 vừa qua đã phản ánh việc thi công quốc lộ 19 kéo dài đã làm ảnh hưởng lớn đến an toàn giao thông và đời sống người dân. Báo cáo của Phó Thủ tướng đã nêu thời gian tới Chính phủ tiếp tục tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, quy định pháp luật để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, trong đó có các nội dung liên quan đến đền bù, giải tỏa tái định cư các công trình giao thông trọng điểm...
Vậy xin hỏi Phó Thủ tướng, đối với những trường hợp như nêu trên, nếu có cơ sở là người dân bị thiệt hại, có thể xem xét có quy định về chính sách đền bù, hỗ trợ cho người dân hay không? nếu không được thì phải giải quyết các trường hợp trên như thế nào.
TRẢ LỜI:
Trước hết, xin chân thành cảm ơn ý kiến của Đại biểu, Phó Thủ tướng Chính phủ xin trả lời như sau:
1. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược. Các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông vận tải nói chung và các tuyến đường bộ nói riêng khi hoàn thành mang đến nhiều yếu tố tích cực, hiệu quả của cho xã hội, cộng đồng và tiện ích cho người dân như: thuận lợi trong kết nối giao thông liên vùng; giảm thời gian di chuyển; tăng cường lưu thông hàng hóa; giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực nói riêng và cả nước nói chung; tăng cường đảm bảo quốc phòng - an ninh; đẩy mạnh giao lưu văn hoá, nâng cao trình độ nhận thức của người dân,...
Theo quy định, trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đường bộ, các Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp, lấy ý kiến tham vấn cộng đồng dân cư, thoả thuận thống nhất về các phương án thiết kế, bổ sung hệ thống đường gom, đường vuốt nối tạo điều kiện thuận lợi phục vụ nhu cầu đi lại, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân,... Đồng thời, phải thực hiện đúng chính sách hỗ trợ di dời, sửa chữa hư hỏng các công trình của nhân dân trong vùng ảnh hưởng (nếu có),. Tuy nhiên, các chủ thể tham gia quá trình thực hiện khó có thể lường hết được một số tồn tại, hạn chế gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến một số hộ dân dọc hai bên tuyến nhưng nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án như phản ảnh của Đại biểu nêu.
2. Theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 và Điều 2 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ) thì việc bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản gắn liền với đất được thực hiện trong phạm vi thu hồi đất (khoản 1 Điều 74, Điều 88 Luật Đất đai) và trong hành lang an toàn của dự án giao thông mà không thu hồi đất (Điều 94 Luật Đất đai và Điều 10 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP). Pháp Luật Đất đai hiện hành không có quy định việc bồi thường, hỗ trợ đối đất, tài sản gắn liền với đất ngoài phạm vi thu hồi đất và ngoài hành lang an toàn của dự án giao thông.
3. Hiện nay, Chính phủ đang giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các Bộ ngành có liên quan nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV. Nhằm giải quyết vướng mắc phát sinh trong thực tiễn như Đại biểu nêu và đảm bảo quyền lợi cho người bị ảnh hưởng khi nhà nước thu hồi đất, Chính phủ đang dự kiến bổ sung vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định xử lý đối với trường hợp bị ảnh hưởng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư.
Đồng thời, để giải quyết vướng mắc như Đại biểu nêu, bên cạnh việc hoàn thiện thể chế, pháp luật, cần có giải pháp tổ chức thực hiện đồng bộ khác như: trong giai đoạn chuẩn bị lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án giao thông thì chủ đầu tư, cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án và các cơ quan khác có liên quan phải đánh giá đầy đủ, toàn diện những ảnh hưởng, tác động trực tiếp, gián tiếp của dự án trong phạm vi thu hồi đất và ngoài phạm vi thu hồi đất để xem xét, quyết định đầu tư dự án cho phù hợp. Ngoài ra, việc bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nhà ở, công trình do việc thi công công trình giao thông gây ra thực hiện theo pháp luật có liên quan (việc mua bảo hiểm xây dựng cho nhà ở, công trình khác bị ảnh hưởng do hoạt động xây dựng công trình giao thông thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng....).
4. Nhiệm vụ đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải theo các Quy hoạch ngành quốc gia lĩnh vực giao thông vận tải thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cần có sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất mong nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ, đồng thuận của các Đại biểu Quốc hội và nhân dân nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước và các địa phương.
Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Đại biểu./.
Nơi nhận: - Như trên; - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng; - Tổng Thư ký Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Các Bộ: TN&MT, GTVT, KHĐT, TC, NN&PTNT; - VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Sỹ Hiệp, Trợ lý TTg, các Vụ: TH, NN, QHĐP, PL; - Lưu: VT, CN (2)THH | KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Hồng Hà |