Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 693/UBDT-CSDT 2021 rà soát các chính sách đối với dân tộc thiểu số
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 693/UBDT-CSDT
Cơ quan ban hành: | Ủy ban Dân tộc | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 693/UBDT-CSDT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Hầu A Lềnh |
Ngày ban hành: | 04/06/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính |
tải Công văn 693/UBDT-CSDT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 693/UBDT-CSDT | Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2021 |
Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ
Ủy ban Dân tộc nhận được văn bản số 92/BDN ngày 06/4/2021 của Ban Dân nguyện về việc trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Phú Thọ trước kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV: “Cử tri có ý kiến đề nghị cần tiếp tục rà soát tổng thể các chính sách đối với DTTS, vùng DTTS&MN trong các luật, văn bản dưới luật các chương trình mục tiêu, đề án..., bãi bỏ những chính sách lỗi thời, không còn phù hợp và sửa đổi, bổ sung các chính sách có hiệu quả nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và khả thi của các CSDT, đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS&MN”. Sau khi nghiên cứu, Ủy ban Dân tộc có ý kiến như sau:
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, hiện nay, hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ, đầy đủ, bao phủ khá toàn diện trên các lĩnh vực và phù hợp hơn với thực tế, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững; phát triển giáo dục và đào tạo; y tế, dân số; văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, bảo đảm quốc phòng và an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Việc thực hiện các chính sách dân tộc đã từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, những chính sách này nằm ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, do nhiều chủ thể ban hành nên còn có những quy định không đồng bộ, mâu thuẫn, chồng chéo về nội dung chính sách, đối tượng thụ hưởng, địa bàn thực hiện. Hơn nữa, chính sách dân tộc thường ban hành theo giai đoạn nên phải thường xuyên rà soát để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các văn bản pháp luật cho thống nhất, đồng bộ và phù hợp.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, ngày 18/11/2019, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Nghị quyết số 88/2019/QH14), trong đó xác định quan điểm: “rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phải toàn diện, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và phát huy lợi thế, tiềm năng của vùng và tinh thần tự lực của đồng bào dân tộc thiểu số “tích hợp chính sách đồng bộ, thống nhất, thu gọn đầu mối quản lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng; phát huy vai trò, chức năng của cơ quan công tác dân tộc...”.
Theo đó, Nghị quyết số 88/2019/QH14 đã giao nhiệm vụ cho Chính phủ: “Tổ chức rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và chính sách dân tộc, kịp thời đề xuất, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản có liên quan không còn phù hợp để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án”.
Trên cơ sở đó, ngày 15/02/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14, giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và chính sách dân tộc để đề xuất, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ kịp thời các văn bản không còn phù hợp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án.
Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao cũng như giải quyết kiến nghị của cử tri tại các kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các Bộ ngành và địa phương liên quan rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến vùng dân tộc thiểu số. Ngày 11/11/2021, Ủy ban Dân tộc đã có Báo cáo số 1533/BC-UBDT báo cáo kết quả rà soát chính sách, pháp luật liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo đó tổng số văn bản pháp luật có quy định liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc được rà soát là 324 văn bản, gồm: Hiến pháp năm 2013 (với 06 Điều khoản); 85 bộ luật, luật (với 267 điều khoản); 05 Nghị quyết của Quốc hội; 01 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 52 Nghị định của Chính phủ; 11 Nghị quyết của Chính phủ; 01 Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 118 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 49 Thông tư, thông tư liên tịch; 02 Quyết định của Bộ trưởng. Qua rà soát tổng thể cho thấy còn 10 văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo; 19 văn bản có nội dung không phù hợp với thực tiễn; chính sách chưa được ghi nhận hoặc được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật; kiến nghị tiếp tục thực hiện 48 chính sách và 27 chính sách được tích hợp vào Chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2030.
Trong thời gian tới, Ủy ban Dân tộc sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, pháp luật hiện hành, kịp thời đề xuất việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới chính sách, pháp luật liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới thay thế các văn bản pháp luật, chính sách dân tộc có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với thực tiễn để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của hệ thống chính sách.
Trên đây là ý kiến trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Dân tộc xin gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ và rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ để Ủy ban Dân tộc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |