Công văn 663/BCA-V19 của Bộ Công an về tham gia ý kiến dự thảo Công văn gửi địa phương về cách thức sử dụng biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BTP và Thông tư 42/2014/TT-BCA

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 663/BCA-V19

Công văn 663/BCA-V19 của Bộ Công an về tham gia ý kiến dự thảo Công văn gửi địa phương về cách thức sử dụng biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BTP và Thông tư 42/2014/TT-BCA
Cơ quan ban hành: Bộ Công anSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:663/BCA-V19Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Bùi Văn Nam
Ngày ban hành:13/04/2015Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính

tải Công văn 663/BCA-V19

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 663/BCA-V19 DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) 663/BCA-V19 PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG AN
______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________

Số: 663/BCA-V19
V/v tham gia ý kiến dự thảo Công văn gửi địa phương về cách thức sử dụng biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 20/2014/TT-BTP và Thông tư số 42/2014/TT-BCA

Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2015

 

Kính gửi: Bộ Tư pháp

 

Trả lời Công văn số 921/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 27/3/2015 của Bộ Tư pháp về đề nghị tham gia ý kiến đối với dự thảo Công văn của Bộ Tư pháp gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sử dụng biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 20/2014/TT-BTP ban hành các biểu mẫu để sử dụng trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp thay thế xử lý hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên theo quy định của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Thông tư 20/2014/TT-BTP) và Thông tư số 42/2014/TT-BCA quy định về biểu mẫu sử dụng trong Công an nhân dân khi áp dụng và thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Thông tư số 42/2014/TT-BCA), Bộ Công an có ý kiến như sau:

1. Tại Mục 1 dự thảo Công văn về việc sử dụng các biểu mẫu của Thông tư số 20/2014/TT-BTP, đề nghị chỉnh lý theo hướng sử dụng các biểu mẫu số: 02, 03a, 03b, 04, 07a, 07b, 08a, 08b, 10, 11, 12, 16, 20, 21. Đối với các biểu mẫu số 13a, 13b, 14a, 14b được đề xuất áp dụng theo Thông tư số 20/2014/TT-BTP tại dự thảo Công văn, đề nghị chuyển sang áp dụng theo các biểu mẫu tương ứng của Thông tư số 42/2014/TT-BCA với các lý do sau đây:

a) Sử dụng bốn biểu mẫu số 13a, 13b, 14a, 14b (Đơn xin phép vắng mặt, Đơn xin thay đổi nơi cư trú) của Thông tư số 20/2014/TT-BTP cho một nội dung thay đổi nơi cư trú là không cần thiết (nội dung vắng mặt hay thay đổi nơi đăng ký thường trú có thể thể hiện trong phần lý do), không đáp ứng được yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính. Trong khi đó, biểu mẫu số 19/GDTX (Đơn xin phép đi ra khỏi nơi cư trú) của Thông tư số 42/2011/TT-BCA có phần ghi ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ áp dụng cho trường hợp người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là người chưa thành niên đã đáp ứng và phù hợp quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.

b) Biểu mẫu số 19 (Thông báo về việc chuyển hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn) của Thông tư số 20/2014/TT-BTP thiếu phần nơi nhận thông báo là tổ chức, cá nhân liên quan và không quy định cụ thể các loại tài liệu trong hồ sơ dẫn đến không thống nhất trong việc xác định hồ sơ chuyển đi, gây khó khăn cho cán bộ sử dụng, cho công tác quản lý hồ sơ, là kẽ hở làm mất mát, đánh tráo hồ sơ.

c) Việc thay đổi nơi cư trú của người được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gắn với chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân về đăng ký, quản cư trú và biểu mẫu của Thông tư số 42/2014/TT-BCA cũng được xây dựng phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật về quản lý cư trú đang được sử dụng ổn định hiện nay.

2. Tại Mục 2 dự thảo Công văn về việc sử dụng các biểu mẫu của Thông tư số 42/2014/TT- BCA, đề nghị chỉnh lý theo hướng sử dụng các biểu mẫu số: 01/GDTX, 02/QLGĐ, 04/GDTX, 05/GDTX, 06/GDTX-QLGĐ, 08/GDTX-QLGĐ, 10/GDTX, 11/QLGĐ, 12/GDTX-QLGĐ, 13/GDTX, 14/GDTX, 15/GDTX, 16/QLGĐ, 17/GDTX, 18/GDTX-QLGĐ, 19/GDTX, 20/GDTX.

Trên đây là ý kiến của Bộ Công an, xin gửi Bộ Tư pháp để nghiên cứu, chỉnh sửa lại dự thảo Công văn nêu trên.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, V19.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Bùi Văn Nam

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi