Công văn 6555/BTNMT-PC 2021 trả lời kiến nghị cử tri gửi đến sau Kỳ họp thứ 1, QH khóa XV

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 6555/BTNMT-PC

Công văn 6555/BTNMT-PC của Bộ Tài nguyên và Môi trường về trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến sau Kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XV
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trườngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:6555/BTNMT-PCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Trần Hồng Hà
Ngày ban hành:28/10/2021Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính

tải Công văn 6555/BTNMT-PC

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 6555/BTNMT-PC DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) 6555/BTNMT-PC PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Số: 6555/BTNMT-PC
V/v trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến sau Kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XV

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2021

 

Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng

 

Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được ý kiến của cử tri thành phố Hải Phòng do Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến tại Công văn số 277/BDN ngày 30/8/2021, sau khi nghiên cứu, Bộ Tài nguyên và Môi trường xin trả lời như sau:

1. Cử tri đề nghị sớm nghiên cứu ban hành có cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, các địa phương thu gom, tái chế, xử lý rác thải, nhất là rác thải y tế một cách triệt để bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường ghi nhận ý kiến của cử tri về các khó khăn, hạn chế trong hoạt động thu gom, tái chế, xử lý rác thải. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy, khuyến khích xử lý chất thải bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường như công nghệ có thu hồi năng lượng để phát điện hoặc sử dụng làm nguyên vật liệu sản xuất, qua đó hạn chế tỷ lệ chất thải phải chôn lấp, phát triển nền kinh tế tuần hoàn, cụ thể như: (i) Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đã khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn; (ii) Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt nam đến 2030 tầm nhìn đến 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có định hướng về phát triển nguồn năng lượng sinh khối là nâng tỷ lệ xử lý chất thải cho mục đích năng lượng lên 30% vào năm 2020, khoảng 70% vào năm 2030 và hầu hết được tận dụng cho mục đích năng lượng vào năm 2050.

Bên cạnh đó, để khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, các địa phương thu gom, tái chế, xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các Bộ, ngành và địa phương đã tham mưu trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản, chính sách về quản lý chất thải như sau: (i) Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg ngày 05/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam; (ii) Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 đã đưa ra các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các dự án xử lý, tái chế chất thải về đất đai, vốn, thuế; (iii) Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn, đề ra nhiều giải pháp chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trong đó chú trọng công tác phân loại rác thải tại nguồn; áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến hiện đại, tận dụng các thành phần có ích trong chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sản xuất, hạn chế tối đa việc phát sinh chất thải thứ cấp cần xử lý.

Đặc biệt, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV đã nêu rõ bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên; giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác tối đa giá trị tài nguyên của chất thải; lần đầu tiên đã quy định nguyên tắc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân. Nhằm hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn, tăng cường tái chế, tái sử dụng phế liệu trong nước để hạn chế việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, học tập kinh nghiệm quốc tế, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định trách nhiệm mở rộng của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì có khả năng tái chế/khó có khả năng tái chế phải thu hồi với tỷ lệ và quy cách bắt buộc hoặc thông qua hợp đồng dịch vụ hoặc cơ chế đóng góp tài chính để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu. Đối với chất thải y tế, tại khoản 1 Điều 62 Luật đã quy định một số chính sách như: “ưu tiên lựa chọn công nghệ không đất, thân thiện môi trường và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải y tế lây nhiễm”; “khuyến khích việc khử khuẩn chất thải y tế lây nhiễm để loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi xử lý tập trung”.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang khẩn trương xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 trong đó sẽ tập trung vào các giải pháp tăng cường thu gom, tái sử dụng, tái chế và thu hồi vật liệu từ sản phẩm điện tử thải bỏ; thúc đẩy các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, người dân đầu tư, sản xuất, sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường; tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung tổ chức triển khai các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chất thải rắn sau đây:

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản có nội dung liên quan đến quản lý chất thải rắn; xây dựng, hoàn thiện và ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý rác thi, các quy định về phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia trong quý I năm 2022, trong đó có nội dung về định hướng vị trí, quy mô các khu xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tập trung cấp vùng, cấp quốc gia.

- Rà soát, sửa đổi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trong xử lý chất thải rắn theo hướng nghiêm ngặt hơn và tiệm cận tiêu chuẩn của các nước tiên tiến, trong đó có quy chuẩn kỹ thuật về chất thải của cơ sở xử lý chất thải y tế.

- Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình về thu gom, phân loại rác thải tại nguồn; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về thu gom, phân loại rác thải tại nguồn phù hợp với vùng miền, khu vực đô thị và nông thôn để triển khai thực hiện.

- Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật đối với việc cải tạo, nâng cấp và xử lý ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh, các khu vực bị ô nhiễm do rác thải gây ra, đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Ban hành quy định chi tiết việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế; phối hợp với Bộ Y tế trong việc ban hành các quy định về phân loại, thu gom, lưu giữ, quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; bảo đảm kiểm soát chặt chẽ chất thải y tế từ khi phát sinh cho đến khi được xử lý triệt để.

2. Đề nghị tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, điều tra và quy hoạch tài nguyên nước; phải xác định nước là một nguồn lực quan trọng của đất nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý, tiết kiệm bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ, đập và ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước ngọt, nước ngầm

Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng, có vai trò thiết yếu trong đời sống, sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh nguồn nước nước ta ngày càng bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt trước tác động mạnh mẽ của quá trình phát triển kinh tế-xã hội, biến đổi khí hậu và phụ thuộc lớn vào nguồn nước liên quốc gia, bảo đảm an ninh tài nguyên nước cũng đang là vấn đề thiết yếu và cấp bách.

Các vấn đề cử tri kiến nghị là vô cùng xác đáng; đây cũng là các nhiệm vụ, giải pháp cốt lõi để thực hiện bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia. Hiện nay, một số nhiệm vụ, giải pháp trong các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên đã và đang được tăng cường, khẩn trương triển khai thực hiện, ví dụ công tác điều tra, kiểm kê tài nguyên nước; quy hoạch tài nguyên nước...

Về công tác quy hoạch tài nguyên nước, hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang khẩn trương thực hiện lập quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê quyệt vào tháng 12/2021 (theo nhiệm vụ quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 04/12/2019). Đồng thời, Bộ cũng đang triển khai lập quy hoạch cho 05 lưu vực sông: Hồng-Thái Bình, Bằng Giang-Kỳ Cùng, Se San, SrêPốk và Đồng bằng sông Cửu Long (trong đó 03 quy hoạch lưu vực sông Bằng Giang-Kỳ Cùng, Sê San, SrêPốk dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 12 năm 2021 và 02 lưu vực sông Hồng-Thái Bình, đồng bằng sông Cửu Long dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 12 năm 2022); 08 lưu vực sông còn lại đang xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch.

Về công tác điều tra, kiểm kê tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang triển khai thực hiện Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia giai đoạn đến năm 2025 theo Quyết định số 1383/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/8/2021. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/3/2021.

Thực hiện Nghị quyết số 124/2020/QH14 ngày 11/11/2020 của Quốc hội và nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Đề án đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia và trình Chính phủ ngày 11/8/2021. Đồng thời, hiện phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện Đề án đảm bảo an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết Quốc hội về an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước.

Các Đề án nêu trên đều nhấn mạnh quan điểm xác định tài nguyên nước là tài sản công, là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Các vấn đề về việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ, đập; ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước ngọt, nước ngầm... như kiến nghị của cử tri nêu đều được xem xét, thể hiện trong các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của các Đề án này.

Hiện nay, thực hiện nhiệm vụ chính phủ giao tại Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30/8/2021, Bộ Tài nguyên và Mô trường cũng đang tiến hành rà soát, xây dựng hồ sơ đề xuất sửa đổi Luật Tài nguyên nước nhằm tăng cường chất lượng hiệu quả công tác quản lý tài nguyên nước, đáp ứng các yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. Bộ xin ghi nhận và tiếp tục lưu tâm các kiến nghị nêu trên của cử tri trong quá trình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, quy định của Luật Tài nguyên nước.

Trên đây là ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường về các vấn đề mà cử tri thành phố Hải Phòng quan tâm. Bộ Tài nguyên và Môi trường xin gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội để trả lời cử tri trong quá trình tiếp xúc cử tri./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện-UBTVQH (để báo cáo);
-Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng;
- Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng;
- Lưu VT, PC, DT. 8.

BỘ TRƯỞNG




Trần Hồng Hà

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi