Công văn 62/CCTTHC của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ về việc lập danh mục thủ tục hành chính

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 62/CCTTHC

Công văn 62/CCTTHC của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ về việc lập danh mục thủ tục hành chính
Cơ quan ban hành: Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:62/CCTTHCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:08/07/2008Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính

tải Công văn 62/CCTTHC

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 62/CCTTHC DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 62/CCTTHC PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TỔ CÔNG TÁC CHUYÊN TRÁCH
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

____________________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

Số: 62/CCTTHC
V/v: lập danh mục thủ tục hành chính

Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2008

 

 

Kính gửi: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao (Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007, Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008), Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập danh mục các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng dẫn (kèm theo) và gửi về Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 8 năm 2008.

 

 Nơi nhận:
- Như trên;
- TTgCP, các PTTgCP (để báo cáo);
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ: TH, TKBT, TTĐT;
- TCTCT: Tổ trưởng, các Tổ phó;
- Lưu: VT, TCTCT (5).

TỔ TRƯỞNG
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ




Nguyễn Xuân Phúc

 

 

HƯỚNG DẪN LẬP DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Công văn số: 62/CCTTHC ngày 08 tháng 7 năm 2008 của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ)

 

Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị có liên quan lập danh mục thủ tục hành chính theo hướng dẫn này và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.

1. Thủ tục hành chính được hiểu là trình tự, cách thức thực hiện và hồ sơ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. Một thủ tục hành chính cụ thể bao gồm các bộ phận cấu thành sau đây:

a) Tên thủ tục hành chính;

b) Trình tự thực hiện;

c) Cách thức thực hiện;

d) Hồ sơ;

đ) Thời hạn giải quyết;

e) Cơ quan thực hiện;

g) Đối tượng thực hiện;

h) Kết quả thực hiện.

Các bộ phận cấu thành nêu trên của một thủ tục hành chính cụ thể có thể được quy định trong một hoặc một số văn bản. Đây là vấn đề cần lưu ý khi tập hợp để lập danh mục thủ tục hành chính.

2. Phạm vi lập danh mục thủ tục hành chính là các thủ tục hành chính trong giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động kinh doanh và đời sống của nhân dân thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh. Cụ thể là:

a) Tên thủ tục hành chính do UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện (bao gồm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và UBND cấp xã (bao gồm xã, phường, thị trấn) đang thực hiện;

b) Tên thủ tục hành chính do các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện đang thực hiện;

c) Tên thủ tục hành chính do Ban quản lý các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế mở đang thực hiện;

d) Tên thủ tục hành chính do HĐND, UBND cấp tỉnh quy định; thủ tục hành chính do UBND cấp huyện, UBND cấp xã quy định.

3. Thủ tục hành chính không phải lập danh mục bao gồm:

a) Thủ tục hành chính trong nội bộ cơ quan hành chính nhà nước;

b) Thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong thực thi công vụ;

c) Thủ tục hành chính liên quan đến bí mật nhà nước hoặc liên quan đến an ninh, quốc phòng.

4. Danh mục thủ tục hành chính được lập theo mẫu dưới đây và gửi về Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 8 năm 2008 bằng văn bản hành chính và thư điện tử (địa chỉ: [email protected]).

Mẫu

Danh mục thủ tục hành chính thuộc
phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố …

STT

Tên thủ tục hành chính[1]

Ngành, lĩnh vực[2]

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Ghi chú

1.

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

3.

 

 

 

 

4.

 

 

 

 

5.

 

 

 

 

6.

 

 

 

 

 

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

Ký và đóng dấu

 

5. Danh mục ngành, lĩnh vực

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Nông nghiệp;

- Lâm nghiệp;

- Diêm nghiệp;

- Thủy sản;

- Thủy lợi.

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục khác;

- Tiêu chuẩn nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục;

- Quy chế thi, tuyển sinh;

- Hệ thống văn bằng, chứng chỉ;

- Cơ sở vật chất và thiết bị trường học.

c) Bộ Xây dựng

- Xây dựng;

- Kiến trúc;

- Quy hoạch xây dựng;

- Hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

- Phát triển đô thị;

- Nhà ở và công sở;

- Kinh doanh bất động sản;

- Vật liệu xây dựng.

d) Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Đất đai;

- Tài nguyên nước;

- Tài nguyên khoáng sản, địa chất;

- Môi trường;

- Khí tượng, thủy văn;

- Đo đạc, bản đồ;

đ) Bộ Khoa học và Công nghệ

- Hoạt động khoa học và công nghệ;

- Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ;

- Sở hữu trí tuệ;

- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng;

- Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân.

e) Bộ Ngoại giao

- Công tác ngoại giao;

- Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài;

- Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế;

- Thỏa thuận quốc tế;

- Quản lý các Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;

- Hoạt động của các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

g) Bộ Y tế

- Y tế dự phòng;

- Khám bệnh, chữa bệnh;

- Phục hồi chức năng;

- Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần;

- Y dược cổ truyền;

- Dược;

- Mỹ phẩm;

- An toàn vệ sinh thực phẩm;

- Trang thiết bị y tế;

- Bảo hiểm y tế;

- Dân số - kế hoạch hóa gia đình;

- Sức khỏe sinh sản.

h) Bộ Công Thương

- Cơ khí;

- Luyện kim;

- Điện;

- Năng lượng mới;

- Năng lượng tái tạo;

- Dầu khí;

- Hóa chất;

- Vật liệu nổ công nghiệp;

- Công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản;

- Công nghiệp tiêu dùng;

- Công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác;

- Lưu thông hàng hóa trong nước;

- Xuất nhập khẩu;

- Quản lý thị trường;

- Xúc tiến thương mại;

- Thương mại điện tử;

- Dịch vụ thương mại;

- Hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế;

- Quản lý cạnh tranh;

- Kiểm soát độc quyền;

- Áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp;

- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

i) Bộ Thông tin và Truyền thông

- Báo chí;

- Xuất bản;

- Bưu chính và chuyển phát;

- Viễn thông và internet;

- Truyền dẫn phát sóng;

- Tần số vô tuyến điện;

- Công nghệ thông tin, điện tử;

- Phát thanh và truyền hình;

- Cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông quốc gia.

k) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Văn hóa;

- Gia đình;

- Thể dục, thể thao;

- Du lịch.

l) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

- Việc làm;

- Dạy nghề;

- Lao động;

- Tiền lương, tiền công;

- Bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp);

- An toàn lao động;

- Người có công;

- Bảo trợ xã hội;

- Bảo vệ và chăm sóc trẻ em;

- Bình đẳng giới;

- Phòng, chống tệ nạn xã hội.

m) Bộ Nội vụ

- Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước;

- Chính quyền địa phương;

- Địa giới hành chính;

- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;

- Hội, tổ chức phi chính phủ;

- Thi đua, khen thưởng;

- Tôn giáo;

- Cơ yếu;

- Văn thư, lưu trữ nhà nước.

m) Bộ Giao thông vận tải

- Đường bộ;

- Đường sắt;

- Đường thủy nội địa;

- Hàng hải;

- Hàng không.

o) Bộ Tài chính (theo công văn số 6683/BTC-PC ngày 11 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tài chính)

- Tài chính – Ngân sách;

- Thuế, phí, lệ phí;

- Tài chính doanh nghiệp;

- Quản lý tài sản công;

- Quản lý giá;

- Dịch vụ tài chính và các quỹ tài chính;

- Tài chính đối ngoại và Hội nhập tài chính quốc tế;

- Hải quan;

- Thanh tra, kiểm tra tài chính.

p) Thanh tra Chính phủ

- Thanh tra;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo;

- Phòng, chống tham nhũng.

q) Bộ Tư pháp

- Xây dựng pháp luật;

- Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;

- Phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Thi hành án dân sự;

- Hành chính tư pháp;

- Bổ trợ tư pháp;

- Công tác tư pháp khác.

r) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

- Đầu tư trong nước, ngoài nước;

- Khu công nghiệp, khu chế xuất;

- Quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;

- Đấu thầu;

- Doanh nghiệp;

- Đăng ký kinh doanh.

s) Ủy ban Dân tộc

- Công tác dân tộc.

t) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Tiền tệ;

- Hoạt động ngân hàng.

u) Bộ Công an

- Xuất nhập cảnh;

- Đăng ký hộ khẩu;

- Chứng minh nhân dân;

- Đăng ký phương tiện giao thông cơ giới và an toàn giao thông;

- Phòng cháy chữa cháy;

- An ninh, trật tự xã hội.

 

 

[1] Tên từng thủ tục hành chính (TTHC) được ghi đầy đủ, chính xác theo quy định của văn bản quy định từng TTHC đó. Trường hợp TTHC được quy định thành từng nhóm TTHC thì ghi rõ tên các TTHC trong nhóm và đánh số thứ tự 1.1., 1.2., 1.3., …. Trường hợp tên TTHC chưa thống nhất thì tạm thời ghi tên phù hợp nhất và ghi rõ ở phần ghi chú là “Tên TTHC chưa thống nhất”.

[2] Danh mục ngành, lĩnh vực ghi theo hướng dẫn của Tổ công tác (kèm theo).

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi