Công văn 6089/BCT-PC 2023 rà soát việc xây dựng, ban hành, sửa đổi, bãi bỏ văn bản để thực hiện điều ước quốc tế

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 6089/BCT-PC

Công văn 6089/BCT-PC của Bộ Công Thương về rà soát việc xây dựng, trình ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành: Bộ Công ThươngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:6089/BCT-PCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Sinh Nhật Tân
Ngày ban hành:05/09/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính

tải Công văn 6089/BCT-PC

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 6089/BCT-PC DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 6089/BCT-PC PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
___________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________________

Số: 6089/BCT-PC
V/v rà soát việc xây dựng, trình ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế

Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2023

Kính gửi: Bộ Tư pháp

Trả lời công văn số 2741/BTP-PLQT ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Bộ Tư pháp đề nghị cung cấp thông tin về tình hình xây dựng, trình ban hành, sửa đổi bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật Điều ước quốc tế, Bộ Công Thương gửi kết quả rà soát theo yêu cầu của Bộ Tư pháp tại Phụ lục kèm theo công văn này.

Bộ Công Thương gửi Bộ Tư pháp tổng hợp./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Sinh Nhật Tân

BỘ CÔNG THƯƠNG
VỤ PHÁP CHẾ
________________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________________

Hà Nội, ngày     tháng    năm 2023

BẢNG RÀ SOÁT VỀ VIỆC XÂY DỰNG, TRÌNH BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐỂ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
(khoản 1 Điều 78 Luật Điều ước quốc tế năm 2016)

1. Kết quả rà soát cụ thể

STT

TÊN ĐƯQT (1)

YÊU CẦU XÂY DỰNG, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ VBQPPL ĐỂ THỰC HIỆN ĐƯQT (2)

CÁC VBQPPL ĐÃ ĐƯỢC XÂY DỰNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ ĐỂ THỰC HIỆN ĐƯQT (3)

KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC (4)

1.

Nghị định thư giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ LB Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam

Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 27/7/2016 phê duyệt Nghị định thư giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ LB Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam

Quyết định số 08/2017/QĐ-TTg hướng dẫn thực hiện Nghị định thư giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ LB Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam.

2.

Nghị định thư (sửa đổi lần 1) sửa đổi Nghị định thư giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ LB Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam

Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 29/3/2018 về việc phê duyệt Nghị định thư (sửa đổi lần 1) Nghị định thư giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ LB Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam (Mật)

Quyết định số 940/2019/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định số 08/2017/QĐ-TTg ngày 31/3/2017.

3.

Nghị định thư (sửa đổi lần 2) sửa đổi Nghị định thư giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ LB Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam

Nghị Quyết số 35/NQ-CP ngày 15/3/2022 phê duyệt Nghị định thư (sửa đổi lần 2) Nghị định thư giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ LB Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam

Bộ Công Thương đang hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định

4.

Nghị định thư giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Bê-la-rút về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam

Nghị quyết số 65/NQ-CP ngày 27/7/2016 của Chính phủ phê duyệt Nghị định thư giữa Chính nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Bê-la-rút về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam

Quyết định 09/2017/QĐ-TTg ngày 31/3/2017 hướng dẫn thực hiện Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Bê-la-rút về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam

5.

Nghị định thư sửa đổi lần 1 Nghị định thư giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Bê-la-rút về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam

Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 02/10/2017 của Chính phủ phê duyệt Nghị định thư (sửa đổi lần 1) Nghị định thư giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Bê-la-rút về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam (Mật)

Quyết định số 2077/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 09/2017/QĐ-TTg

6.

Nghị định thư sửa đổi lần 2 Nghị định thư giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Bê-la-rút về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam

Nghị quyết số 72/NQ-CP phê duyệt Nghị định thư (sửa đổi lần 2) Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Bê-la-rút về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam

Quyết định 22/2022/QĐ-TTg ngày 11/11/2022 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định thư (sửa đổi lần 2) Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Bê-la-rút về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam

7.

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu, đã ký chính thức tại Ca-dắc-xtan ngày 29/5/2015

Văn kiện Hiệp định: https://vntr.moit.gov.vn/vi/fta/23/0

Ban hành VBQPPL thực hiện Chương 4 (Quy tắc xuất xứ hàng hóa) của Hiệp định

Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 20/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu

8.

Ban hành VBQPPL thực hiện Quy định tại Phụ lục 1e - Ghi chú về HNTQ đối với mặt hàng trứng gia cầm vào Việt Nam và Phụ lục 1e - Ghi chú về HNTQ đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu vào Việt Nam

Thông tư số 16/2016/TT-BCT ngày 19/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu năm 2016

9.

Ban hành VBQPPL thực hiện Quy định tại Phụ lục 1e - Ghi chú về HNTQ đối với mặt hàng trứng gia cầm vào Việt Nam và Phụ lục 1e - Ghi chú về HNTQ đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu vào Việt Nam

Thông tư số 01/2017/TT-BCT ngày 24/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu năm 2017, 2018 và 2019

10.

Ban hành VBQPPL thực hiện Chương 4 (Quy tắc xuất xứ hàng hóa) và Phụ lục 3 của Hiệp định

Thông tư số 11/2018/TT-BCT ngày 29/5/2018 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 20/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu

11.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại Phụ lục 1e - Ghi chú về HNTQ đối với mặt hàng trứng gia cầm vào Việt Nam và Phụ lục 1e - Ghi chú về HNTQ đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu vào Việt Nam

Thông tư số 20/2020/TT-BCT ngày 28/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu năm 2020, 2021, 2022

12.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại Phụ lục 1e - Ghi chú về HNTQ đối với mặt hàng trứng gia cầm vào Việt Nam và Phụ lục 1e - Ghi chú về HNTQ đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu vào Việt Nam

Thông tư số 04/2023/TT-BCT ngày 20/02/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu giai đoạn 2023 - 2027

13.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại: Mục 1-B Hạn ngạch thuế quan, Phần 1. Thuế Tối huệ quốc, Biểu cam kết về Thương mại hàng hóa

Thông tư số 11/2023/TT-BCT ngày 08/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2023

14.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại: Mục 1-B Hạn ngạch thuế quan, Phần 1. Thuế Tối huệ quốc, Biểu cam kết về Thương mại hàng hóa

Thông tư số 13/2023/TT-BCT ngày 09/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hạn ngạch thuế quan muối, trứng gia cầm năm 2023

15.

- Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN ký ngày 26/02/2009 tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14, tại Cha-am, Thái Lan giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Văn kiện Hiệp định: https://vntr.moit.gov.vn/vi/fta/3/0

- Nghị định thư về Khung pháp lý thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN được ký tại Hà Nội, Việt Nam ngày 04/9/2015 (Bộ Tài chính chủ trì).

Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 22/4/2016 của Chính phủ phê duyệt Nghị định thư về khung pháp lý Cơ chế một cửa ASEAN

Ban hành VBQPPL thực hiện:

- Chương 3 (Quy tắc xuất xứ hàng hóa) thuộc Hiệp định;

- Cam kết quốc tế về C/O điện tử tại Điều 5, Điều 9 của Nghị định thư về Khung pháp lý thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN được ký tại Hà Nội, Việt Nam ngày 04/9/2015.

Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

16.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại Điều 20 Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

Thông tư số 04/2018/TT-BCT ngày 02/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước ASEAN

17.

Ban hành VBQPPL thực hiện:

- Chương 3 (Quy tắc xuất xứ hàng hóa) thuộc Hiệp định;

- Báo cáo Phiên họp lần thứ 50 Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN và Phiên họp lần thứ 32 Hội nghị Hội đồng khu vực Thương mại tự do ASEAN ngày 29/8/2018 tại Xinh-ga-po

Thông tư số 10/2019/TT-BCT ngày 22/7/2019 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

18.

Ban hành VBQPPL thực hiện: - Chương 3 (Quy tắc xuất xứ hàng hóa) thuộc Hiệp định;

- Báo cáo Phiên họp lần thứ 33 Hội nghị Hội đồng khu vực Thương mại tự do ASEAN ngày 06/9/2019 tại Băng-cốc, Thái Lan

Thông tư số 25/2019/TT-BCT ngày 14/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

19.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại Điều 20 Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

Thông tư số 23/2019/TT-BCT ngày 13/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường có xuất xứ từ các nước ASEAN

20.

Ban hành VBQPPL thực hiện:

- Chương 3 (Quy tắc xuất xứ hàng hóa) thuộc Hiệp định;

- Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong toàn khối ASEAN quy định tại Điều 38 sửa đổi của Hiệp định và Phụ lục 8 sửa đổi (Thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa) của Chương 3) thuộc Hiệp định;

- Báo cáo Phiên họp lần thứ 35 Hội nghị Hội đồng khu vực Thương mại tự do ASEAN ngày 08/9/2021 theo hình thức trực tuyến.

Thông tư số 10/2022/TT-BCT ngày 01/6/2022 sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

21.

- Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam đã được Đại Hội đồng WTO thông qua vào ngày 07/11/2006

- Hiệp định về cấp phép nhập khẩu của WTO

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại:

- Điều 2, 3 Nghị quyết của Quốc hội số 71/2006/QH11 ngày 29/11/2006 phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam

- Mục 1-B Hạn ngạch thuế quan, Phần 1. Thuế Tối huệ quốc, Biểu cam kết về Thương mại hàng hóa.

- Ý kiến chỉ đạo của Chính phủ tại mục 6 Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 07/6/2016 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2016

Thông tư số 09/2016/TT-BCT ngày 01/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc bổ sung hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2016

22.

Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam đã được Đại Hội đồng WTO thông qua vào ngày 07/11/2006 (trong đó có Biểu cam kết về Thương mại hàng hóa, bao gồm Hạn ngạch thuế quan)

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại: Mục 1-B Hạn ngạch thuế quan, Phần 1. Thuế Tối huệ quốc, Biểu cam kết về Thương mại hàng hóa.

Thông tư số 03/2018/TT-BCT ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2018

23.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại: Mục 1-B Hạn ngạch thuế quan, Phần 1. Thuế Tối huệ quốc, Biểu cam kết về Thương mại hàng hóa.

Thông tư số 03/2017/TT-BCT ngày 03/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2017

24.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại:

- Mục 1-B Hạn ngạch thuế quan, Phần 1. Thuế Tối huệ quốc, Biểu cam kết về Thương mại hàng hóa

- Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1396/VPCP-KTTH ngày 17/02/2017 của Văn phòng Chính phủ

Thông tư số 05/2017/TT-BCT ngày 21/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2017

25.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại:

- Mục 1-B Hạn ngạch thuế quan, Phần 1. Thuế Tối huệ quốc, Biểu cam kết về Thương mại hàng hóa

- Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1396/VPCP-KTTH ngày 17/02/2017 của Văn phòng Chính phủ

Thông tư số 22/2018/TT-BCT ngày 21/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn về đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2018

26.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại: Mục 1-B Hạn ngạch thuế quan, Phần 1. Thuế Tối huệ quốc, Biểu cam kết về Thương mại hàng hóa

Thông tư số 55/2018/TT-BCT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan năm 2019

27.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại: Mục 1-B Hạn ngạch thuế quan, Phần 1. Thuế Tối huệ quốc, Biểu cam kết về Thương mại hàng hóa

Thông tư số 04/2019/TT-BCT ngày 04/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2019

28.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại: Mục 1-B Hạn ngạch thuế quan, Phần 1. Thuế Tối huệ quốc, Biểu cam kết về Thương mại hàng hóa

Thông tư số 16/2019/TT-BCT ngày 19/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn về đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2019

29.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại: Mục 1-B Hạn ngạch thuế quan, Phần 1. Thuế Tối huệ quốc, Biểu cam kết về Thương mại hàng hóa

Thông tư số 01/2020/TT-BCT ngày 14/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan năm 2020

30.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại: Mục 1-B Hạn ngạch thuế quan, Phần 1. Thuế Tối huệ quốc, Biểu cam kết về Thương mại hàng hóa

Thông tư số 02/2020/TT-BCT ngày 22/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2020

31.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại: Mục 1-B Hạn ngạch thuế quan, Phần 1. Thuế Tối huệ quốc, Biểu cam kết về Thương mại hàng hóa

Thông tư số 26/2020/TT-BCT ngày 29/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn về đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2020

32.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại: Mục 1-B Hạn ngạch thuế quan, Phần 1. Thuế Tối huệ quốc, Biểu cam kết về Thương mại hàng hóa

Thông tư số 43/2020/TT-BCT ngày 04/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan năm 2021

33.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại: Mục 1-B Hạn ngạch thuế quan, Phần 1. Thuế Tối huệ quốc, Biểu cam kết về Thương mại hàng hóa

Thông tư số 52/2020/TT-BCT ngày 24/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về số lượng và nguyên tắc điều hành nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng muối và trứng gia cầm năm 2021

34.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại:

- Điều 2, 3 Nghị quyết của Quốc hội số 71/2006/QH11 ngày 29/11/2006 phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam

- Mục 1-B Hạn ngạch thuế quan, Phần 1. Thuế Tối huệ quốc, Biểu cam kết về Thương mại hàng hóa

- Điều 1 Hiệp định về cấp phép nhập khẩu của WTO

Thông tư số 03/2021/TT-BCT ngày 11/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn về đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2021

35.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại: Mục 1-B Hạn ngạch thuế quan, Phần 1. Thuế Tối huệ quốc, Biểu cam kết về Thương mại hàng hóa

Thông tư số 24/2021/TT-BCT ngày 16/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm và muối theo HNTQ năm 2022

36.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại: Mục 1-B Hạn ngạch thuế quan, Phần 1. Thuế Tối huệ quốc, Biểu cam kết về Thương mại hàng hóa

Thông tư số 11/2022/TT-BCT ngày 27/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về việc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá

37.

Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Chính phủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc do Ủy ban thực thi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA-IC) lần thứ 14 phê chuẩn ngày 20/7/2016 tại Xinh-ga-po;

Nghị định thư thứ hai sửa đổi Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Chính phủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc do Ủy ban thực thi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc, ký ngày 17/11/2011 tại In-đô-nê-xi-a;

Văn kiện Hiệp định: https://vntr.moit.gov.vn/vi/fta/15/0

Quyết định phê chuẩn danh mục chuyển đổi hàng hóa đối với một số hàng hóa đặc biệt trong Phụ lục 3 -Quy tắc xuất xứ của Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Chính phủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc do Ủy ban thực thi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA-IC) lần thứ 14 phê chuẩn ngày 20/7/2016 tại Xinh-ga-po.

Thông tư số 26/2018/TT-BCT ngày 14/9/2018 sửa đổi, bổ sung Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014 của Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Khối thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc

38.

Quyết định thông qua danh mục chuyển đổi hàng hóa đối với quy tắc cụ thể mặt hàng tại Tiểu phụ lục 2 thuộc Phụ lục 3 Quy tắc xuất xứ của Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Chính phủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc do Ủy ban thực thi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA-IC) lần thứ 17 ban hành tháng 02/2019 tại Xơ-un, Hàn Quốc.

Thông tư số 13/2019/TT-BCT ngày 31/7/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Khu Vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc

39.

- Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu di-lân ký ngày 27/02/2009 tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14, tại Thái Lan giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với Úc và Niu di-lân;

- Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu di-lân ký ngày 26/8//2014 trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 46 tại Mi-an-ma

Văn kiện Hiệp định: https://vntr.moit.gov.vn/vi/fta/15/0

Ban hành VBQPPL thực hiện:

- Chương 3 (Quy tắc xuất xứ hàng hóa) của Hiệp định;

- Báo cáo Phiên họp lần thứ 10 của Ủy ban hỗn hợp thực thi Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu di-lân từ ngày 4 đến ngày 08/4/2018 tại Đà Nẵng v/v thông qua sửa đổi Phụ lục 2 (Quy tắc cụ thể mặt hàng) thuộc Chương 3 Hiệp định, theo chức năng của Ủy ban quy định tại Điều 2 Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Điều 19 của Hiệp định

Thông tư số 42/2018/TT-BCT ngày 12/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2015/TT-BCT ngày 24/9/2015 quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu Di-lân

40.

Công ước Viên năm 1985 về bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal năm 1987 về các chất làm suy giảm tầng ô- dôn đã được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tham gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì).

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định:

- Về việc cấp hạn ngạch nhập khẩu đối với các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo Nghị định thư Montreal năm 1987

- Quy định tại Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT ngày 14/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường (theo đó, bãi bỏ các thủ tục xác nhận đăng ký nhập khẩu các chất HCFC; xác nhận đăng ký nhập khẩu polyol trộn sẵn HCFC-141b; xác nhận đăng ký xuất khẩu các chất HCFC theo Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT)

Thông tư số 51/2018/TT-BCT ngày 19/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn

41.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định tại Bản sửa đổi, bổ sung Kigali thuộc Nghị định thư Montreal được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 04/9/2019

Thông tư số 05/2020/TT-BCT ngày 16/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT- BTNMT ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập -tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô - dôn

42.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

- Đường link các văn bản quy phạm pháp luật:

+ Tiếng Anh: https://fta.gov.vn/index.php?r=site%2Fcontent&id=39

+ Tiếng Việt: https://fta.gov.vn/index.php?r=site%2Fcontent&id=39

- Đường link Kế hoạch hành động thực thi Hiệp định CPTPP:

https://fta.gov.vn/index.php?r=site%2Fcontent&id=43

Ban hành VBQPPL thực hiện Chương 3 (Quy tắc xuất xứ hàng hóa), Chương 4 (Dệt may) của Hiệp định

Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22/01/2019 của Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

43.

Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP mục 2.3.9, Bộ Công Thương được giao là cơ quan chủ trì để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt ban hành theo đúng với lộ trình đã quy định của Hiệp định CPTPP, trong đó có Nghị định quy định liên quan đến hàng tân trang và dệt may (giám sát về dệt may và hạn ngạch dệt may với Mê-hi-cô; tự vệ đặc biệt)

Thông tư số 19/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2019 quy định về áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định CPTTP và Thông tư số 37/2019/TT-BCT thay thế Thông tư số 06/2018/TT-BCT quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp PVTM

44.

Ban hành VBQPPL thực hiện cam kết tại 02 Thư song phương giữa Việt Nam và Mê-hi-cô về dệt may

Thông tư số 07/2019/TT-BCT ngày 19/4/2019 của Bộ Công Thương quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

45.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định về cam kết hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu tại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương

Thông tư số 03/2020/TT-BCT ngày 22/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương

46.

Ban hành VBQPPL thực hiện quy định về cam kết hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng tại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương

Thông tư số 04/2020/TT-BCT ngày 22/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng theo Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương

47.

Ban hành văn bản nội luật hóa cam kết về hàng hóa tân trang tại Điều 2.11 Hiệp định

Trình Chính phủ dự thảo Nghị định về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương vào tháng 12/2021

48.

Quốc hội ban hành Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12/11/2018 của Quốc hội phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan. Theo đó:

1. Đối với Luật Kinh doanh bảo hiểm:

Bổ sung quy định về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm như dịch vụ tư vấn, đánh giá rủi ro, dịch vụ hỗ trợ và các dịch vụ giám định (Khi Hiệp định có hiệu lực)

2. Đối với Luật Sở hữu trí tuệ:

- Thứ nhất, Luật Sở hữu trí tuệ đã có quy định song chưa cụ thể

Cụ thể: Nghĩa vụ phải quy định cơ quan tư pháp, khi xác định khoản bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải xem xét bất kỳ cách tính giá trị hợp pháp nào do chủ thể quyền đưa ra, trong đó có thể bao gồm lợi nhuận bị mất, giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ bị xâm phạm tính theo giá thị trường, hoặc theo giá bán lẻ được đề xuất (Điều 18.74.4) ; Nghĩa vụ cung cấp thông tin cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thu giữ hoặc từ ngày xác định hàng hóa là giả mạo nhãn hiệu hoặc sao chép lậu quyền tác giả đối với hàng nhập khẩu (Điều 18.76.4); Nghĩa vụ trong thủ tục bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý, phải quy định chỉ dẫn địa lý có thể bị từ chối khi có ý kiến của người thứ ba phản đối việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý này trên cơ sở việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đó có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam (Điều 18.32.1.b).

- Thứ hai, Luật Sở hữu trí tuệ không có quy định song đã triển khai thực hiện trong thực tiễn

Cụ thể: Nghĩa vụ cho phép nộp đơn đăng ký và duy trì hiệu lực nhãn hiệu bằng phương tiện điện tử; và có một hệ thống thông tin điện tử có thể truy cập công cộng, bao gồm cơ sở dữ liệu trực tuyến gồm các đơn đăng ký nhãn hiệu và nhãn hiệu đã được đăng ký (Điều 18.24 CPTPP).

- Thứ ba, Luật Sở hữu trí tuệ đã có quy định song trái với quy định tương ứng của Hiệp định CPTPP

Cụ thể: Nghĩa vụ không được yêu cầu đăng ký việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu để xác lập hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng (Điều 18.27 CPTPP).

- Thứ tư, Luật Sở hữu trí tuệ hoàn toàn chưa có quy định như yêu cầu của Hiệp định CPTPP

Cụ thể: Nghĩa vụ quy định Toà án có thẩm quyền yêu cầu bên thua kiện phải thanh toán cho bên thắng kiện phí luật sư thoả đáng, hoặc bất kỳ chi phí nào khác được quy định theo luật pháp của bên đó (Điều 18.74.10); Nghĩa vụ quy định Toà án có thẩm Quyền yêu cầu một bên bồi thường thiệt hại đối với các thiệt hại thực tế (có thể bao gồm cả phí luật sư hợp lý) do việc lạm dụng thủ tục thực thi quyền SHTT của bên đó gây ra (Điều 18.74.15).

Luật số 41/2019/QH14 ngày 14/6/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ.

Việc triển khai thực hiện các nội dung sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ. Do đó, để tổng hợp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nội dung sửa đổi trong thời gian tới đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ có ý kiến.

49.

Quyết định số 121/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/01/2019 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP, mục 2.3.5 yêu cầu xây dựng “Nghị định Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh 2018”

Nghị định 35/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 ngày 12/6/2018

50.

- Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 04/11/2002 tại Phnôm-pênh, Cam-pu-chia;

- Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 21/11/2015 tại Ku-a-la Lăm-pơ, Ma-lai- xi-a.

Văn kiện Hiệp định: https://vntr.moit.gov.vn/vi/fta/17/0

Ban hành VBQPPL thực hiện:

- Phụ lục 3 (Quy tắc xuất xứ hàng hóa) của Hiệp định;

- Phụ lục 1 (Phần A Chương I) của Nghị định thư sửa đổi.

Thông tư số 12/2019/TT-BCT ngày 30/7/2019 quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

51.

Hiệp định Thương mại tự do ASEAN- Hồng Công, Trung Quốc (AHKFTA)

- Văn kiện Hiệp định:

https://fta.gov.vn/index.php?r=site%2Fcontent&id=903

Ban hành VBQPPL thực hiện Chương 3 (Quy tắc xuất xứ hàng hóa) thuộc Hiệp định

Thông tư số 21/2019/TT-BCT ngày 08/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hồng Công, Trung Quốc

52.

Hiệp định Thương mại Việt Nam - Cuba ký ngày 09/11/2018 tại Việt Nam

Ban hành VBQPPL thực hiện Chương 3 (Quy tắc xuất xứ hàng hóa) thuộc Hiệp định

Thông tư số 08/2020/TT-BCT ngày 08/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Cuba

53.

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)

- Đường link các văn bản quy phạm pháp luật:

+ Tiếng Anh:

https://fta.gov.vn/index.php?r=site%2Fcontent&id=63

+ Tiếng Việt:

https://fta.gov.vn/index.php?r=site%2Fcontent&id=63

- Đường link Kế hoạch hành động thực thi Hiệp định EVFTA:

https://fta.gov.vn/index.php?r=site%2Fcontent&id=69

Ban hành VBQPPL thực hiện Nghị định thư 1 (Quy tắc xuất xứ hàng hóa) thuộc Hiệp định

Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu

54.

Ban hành văn bản nội luật hóa cam kết về hàng hóa tân trang tại Điều 2.6 Hiệp định.

Ngày 06 tháng 4 năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định EVFTA và UKVFTA

Hiện Bộ Công Thương đang phối hợp với các Bộ ngành triển khai các bước xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định, dự kiến trình Chính phủ trong quý III/ 2023

55.

Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 6/8/2020 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)

Mục 2.1 Phụ lục, Bộ Công Thương được giao là cơ quan đầu mối để thực hiện một số Chương của Hiệp định EVFTA, trong đó có chương 3 về PVTM

Thông tư số 30/2020/TT-BCT ngày 26 tháng 11 năm 2020 hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu về phòng vệ thương mại

56.

- Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN ký ngày 26/02/2009 tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14, tại Cha-am, Thái Lan giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

- Văn kiện Hiệp định: https://fta.gov.vn/files/FTA%20kh%C3%A1c/ATIGA/15-atiga-1st-protocol- amending.pdf

- Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN ký ngày 22/01/2019 tại Việt Nam

Văn kiện Hiệp định: https://vntr.moit.gov.vn/

Ban hành VBQPPL thực hiện:

- Chương 3 (Quy tắc xuất xứ hàng hóa) thuộc Hiệp định;

- Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong toàn khối ASEAN quy định tại Điều 38 của Hiệp định và Phụ lục 8 sửa đổi (Thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa) của Chương 3 thuộc Hiệp định, được sửa đổi tại Điều 1 Nghị định thư thứ nhất;

- Báo cáo Phiên họp lần thứ 33 Hội nghị Hội đồng khu vực Thương mại tự do ASEAN ngày 06/9/2019 tại Băng -cốc, Thái Lan.

Thông tư số 19/2020/TT-BCT ngày 14/8/2020 sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

57.

Ban hành VBQPPL thực hiện:

- Chương 3 (Quy tắc xuất xứ hàng hóa) thuộc Hiệp định;

- Báo cáo Phiên họp lần thứ 36 Hội nghị Hội đồng khu vực Thương mại tự do ASEAN ngày 14/9/2022 tại Cam-pu-chia

Thông tư số 03/2023/TT-BCT ngày 14/02/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

58.

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA)

- Đường link các văn bản kiện Hiệp định:

+ Tiếng Anh:

https://fta.gov.vn/index.php?r=site%2Fcontent&id=279

+ Tiếng Việt:

https://fta.gov.vn/index.Dhp?r=site%2Fcontent&id=279

- Đường link Kế hoạch hành động thực thi Hiệp định UKVFTA:

https://fta.gov.vn/index.php?r=site%2Fcontent&id=274

Ban hành VBQPPL thực hiện Nghị định thư 1 (Quy tắc xuất xứ hàng hóa) thuộc Hiệp định

Thông tư số 02/2021/TT-BCT ngày 11/6/2021 quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len

59.

Ban hành văn bản nội luật hóa cam kết về hàng hóa tân trang tại Điều 2 Hiệp định.

Ngày 06 tháng 4 năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định EVFTA và UKVFTA

Hiện Bộ Công Thương đang phối hợp với các Bộ ngành triển khai các bước xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định, dự kiến trình Chính phủ trong quý III/ 2023

60.

Quyết định số 721/QĐ-TTg ngày 18/5/2021 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) mục 2.1 Phụ lục, Bộ Công Thương được giao tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để chủ động thực hiện hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật.

Thông tư số 14/2021/TT-BCT ngày 29/10/2021 hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) về phòng vệ thương mại

61.

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực ký ngày 15/11/2020 theo hình thức trực tuyến

Văn kiện Hiệp định: https://fta.gov.vn

Ban hành VBQPPL thực hiện Chương 3 (Quy tắc xuất xứ hàng hóa) và Điều 2.6 Chương 2 (Thương mại hàng hóa) thuộc Hiệp định

Thông tư số 05/2022/TT-BCT ngày 18/02/2022 quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực

62.

Ban hành VBQPPL thực hiện:

- Chương 3 (Quy tắc xuất xứ hàng hóa) và Điều 2.6 Chương 2 (Thương mại hàng hóa) thuộc Hiệp định;

- Báo cáo Phiên 2 của Ủy ban hỗn hợp thực hiện Hiệp định RCEP ngày 01/8/2022 theo hình thức trực tuyến

Thông tư số 32/2022/TT-BCT ngày 18/11/2022 sửa đổi Thông tư số 05/2022/TT-BCT ngày 18/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực

63.

Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 04/01/2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP)

mục 2.1.5 Phụ lục, Bộ Công Thương được giao chủ trì xây dựng Thông tư hướng dẫn về lĩnh vực PVTM theo Hiệp định RCEP

Thông tư số 07/2022/TT-BCT ngày 23/03/2022 hướng dẫn thực hiện các biện pháp PVTM trong Hiệp định RCEP

64.

Công hàm trao đổi sửa đổi Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục 3-A của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc do Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ký ngày 22/12/2021

Ban hành VBQPPL thực hiện việc sửa đổi Phụ lục 3-A của Hiệp định theo nội dung cam kết tại Công hàm trao đổi

Thông tư số 09/2022/TT-BCT ngày 01/6/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc

65.

- Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản được ký kết theo hình thức luân phiên giữa các nước ASEAN và Nhật Bản và được Việt Nam ký ngày 01/4/2008 tại Hà Nội.

- Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản, có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2020 đối với Việt Nam

Văn kiện Hiệp định: https://vntr.moit.gov.vn/

Ban hành VBQPPL thực hiện:

- Chương 3 (Quy tắc xuất xứ hàng hóa) thuộc Hiệp định;

- Báo cáo Phiên họp lần thứ 20 của Ủy ban hỗn hợp thực thi ngày 24/8/2022 theo hình thức trực tuyến thông qua chuyển đổi Quy tắc cụ thể mặt hàng theo chức năng của Ủy ban quy định tại Điều 3 của Nghị định thư thứ nhất và Quy tắc thực hiện quy định tại Điều 11 Hiệp định.

Thông tư số 37/2022/TT-BCT ngày 23/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản

2. Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng, trình ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện ĐƯQT

Là Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, Bộ Công Thương vừa đóng vai trò chủ trì, vừa đóng vai trò đầu mối phối hợp trong việc giám sát, thực thi các điều ước quốc tế về kinh tế, thương mại quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Với vai trò là cơ quan chủ trì, Bộ Công Thương đã ban hành đầy đủ, đúng thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ như xuất nhập khẩu, cạnh tranh, phòng vệ thương mại, công nghiệp (ô tô)...góp phần tạo lập khung khổ hành lang pháp lý vững chắc, tuân thủ đúng các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, giúp Việt Nam nâng cao uy tín và vị thế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Với vai trò là đầu mối phối hợp, Bộ Công Thương đã liên tục đôn đốc các Bộ, ngành nhanh chóng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi CPTPP, EVFTA, UKVFTA...(Đối với Hiệp định CPTPP, cho đến nay, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành đã ban hành 20 văn bản quy phạm pháp luật để thực thi các cam kết của Hiệp định CPTPP. Đối với Hiệp định EVFTA, cho đến nay, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan đã sửa đổi, ban hành 13 văn bản quy phạm pháp luật, và các văn bản khác có liên quan để thực thi EVFTA. Đối với Hiệp định UKVFTA, cho đến nay, Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban hành 07 văn bản quy phạm pháp luật để thực thi UKVFTA...). về phía Bộ Công Thương, Bộ đã luôn chủ động, phối hợp với các Bộ, ngành trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi các FTA.

Về cơ bản, Việt Nam đã sửa đổi, ban hành mới khá đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật (cả ở cấp độ luật và dưới luật) để kịp thời thực thi các quy định có hiệu lực ngay đối với CPTPP, EVFTA và UKVFTA. Một số văn bản được ban hành muộn hơn nhưng đều được áp dụng hồi tố kể từ thời điểm Hiệp định có hiệu lực để bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan trong quá trình thực thi cam kết, ví dụ như trong lĩnh vực thuế và mua sắm của Chính phủ.

Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi các cam kết trong Hiệp định CPTPP, EVFTA và UKVFTA và các FTA khác được các nước đối tác ghi nhận và đánh giá cao.

3. Đề xuất, kiến nghị

Trong quá trình xây dựng, trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực thi điều ước quốc tế, công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh các cam kết quốc tế về hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng đan xen, đa dạng, phức tạp, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều Bộ, ngành, cơ quan. Do đó, để công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực thi điều ước quốc tế tiếp tục đạt hiệu quả cao về chất lượng, Bộ Công Thương kiến nghị Bộ Tư pháp tiếp tục hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong việc giám sát, rà soát và đôn đốc các Bộ, ngành thực hiện đúng, đủ các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, và ban hành, trình ban hành đầy đủ, đúng thẩm quyền đối với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được giao quản lý./.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi