Công văn 5710/BHXH-BC của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn khoá sổ và lập báo cáo quyết toán năm 2010
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 5710/BHXH-BC
Cơ quan ban hành: | Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 5710/BHXH-BC |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Nguyễn Đình Khương |
Ngày ban hành: | 21/12/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hành chính, Bảo hiểm |
tải Công văn 5710/BHXH-BC
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5710/BHXH-BC | Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2010 |
Kính gửi: | - Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; |
Để thực hiện công tác khoá sổ cuối năm và lập báo cáo quyết toán tài chính năm 2010 đảm bảo chất lượng, đúng quy định; Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn một số công việc cụ thể như sau:
I. Hướng dẫn khoá sổ và lập báo cáo quyết toán năm 2010:
1. Cuối ngày 31/12/2010 các đơn vị tiến hành kiểm kê, đối chiếu theo quy định:
1.1. Kiểm kê tồn quỹ tiền mặt (đồng Việt Nam, ngoại tệ) và lập biên bản kiểm kê quỹ, thực hiện đúng hướng dẫn tại Công văn số 1965/BHXH-BC ngày 19/5/2010 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc tăng cường công tác quản lý tài chính, kế toán.
1.2. Kiểm kê tài sản cố định, dụng cụ lâu bền đang sử dụng, vật tư hàng hoá tồn kho, các ấn chỉ nhận của Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa sử dụng (phôi thẻ bảo hiểm y tế, tờ rời, tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội…), xác định đối chiếu giữa giá trị và hiện vật, giữa sổ sách kế toán và thực tế để có căn cứ kiến nghị xử lý các vướng mắc, sai lệch.
1.3. Kiểm tra, đối chiếu và phân tích số phát sinh trong kỳ, số dư các tài khoản tiền gửi đến cuối ngày 31/12/2010 (phải có chữ ký xác nhận, đóng dấu của Ngân hàng, Kho bạc nơi đơn vị mở tài khoản xác nhận vào bản đối chiếu để làm chứng từ lưu và 01 bản đóng kèm báo cáo quyết toán).
1.4. Lập đầy đủ bảng kê chi tiết số dư theo dõi công nợ đóng kèm vào báo cáo quyết toán quý IV/2010; thực hiện đối chiếu, lập biên bản xác nhận nợ với từng chủ nợ, khách nợ (chi tiết số dư các tài khoản nhóm 3) và thu hồi toàn bộ số tiền tạm ứng của cá nhân trước ngày 31/12/2010.
2. Về quản lý thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN):
2.1. Nộp toàn bộ số thu BHXH, BHYT, BHTN, lãi phạt chậm nộp BHXH, BHYT và BHTN bằng tiền mặt vào tài khoản tiền gửi thu BHXH mở tại các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NH No&PTNT Việt Nam) để chuyển về Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Thực hiện chuyển tiền thu BHXH; BHYT; BHTN; lãi phạt chậm nộp BHXH, BHYT và BHTN trên tài khoản mở tại các Chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam như quy định tại Quy định số 5399/LN-BHXH-NHNo ngày 14/10/2010 của Liên ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam - NHNo&PTNT Việt Nam. Theo dõi chặt chẽ số tiền phát sinh và đôn đốc, yêu cầu các Chi nhánh NHNo&PTNT chuyển kịp thời số tiền trên các tài khoản thu BHXH, BHYT, BHTN đúng quy định.
2.2. Tiền gửi thu BHXH, BHYT, BHTN, lãi phạt chậm nộp BHXH, BHYT, BHTN trên tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước các cấp, các đơn vị phải theo dõi chặt chẽ và chuyển kịp thời toàn bộ số tiền phát sinh đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2010 về Bảo hiểm xã hội Việt Nam (chuyển tiền tính tròn đến đơn vị triệu đồng).
2.3. Thực hiện hạch toán kế toán đầy đủ số đã thu BHXH, BHYT (bao gồm số nộp bằng tiền và số ghi thu để thanh toán các chế độ BHXH của các đơn vị sử dụng lao động) vào Tài khoản 571, 574; số đã thu BHXH tự nguyện vào Tài khoản 331 (331.2); số đã thu BHTN vào Tài khoản 331 (331.3); tiền lãi chậm đóng bảo hiểm vào Tài khoản 511 (511.3).
2.4. Thực hiện đối chiếu số liệu thu BHXH, BHYT, BHTN, lãi phạt chậm nộp BHXH, BHYT và BHTN trong năm kịp thời, giữa các bộ phận nghiệp vụ bao gồm: số đã thu BHXH, BHYT; BHTN do các đơn vị sử dụng lao động, cá nhân đã nộp; số ghi thu-ghi chi để thanh toán các chế độ BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động; tiền lãi chậm đóng bảo hiểm. Trường hợp có sự chênh lệch về số liệu khi phản ánh cùng một chỉ tiêu giữa các phòng nghiệp vụ phải có thuyết minh rõ ràng và báo cáo lãnh đạo đơn vị để kịp thời giải quyết.
2.5. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố tổng hợp số đối tượng và kinh phí ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT (trong đó phân tích chi tiết số đối tượng, kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ mức đóng BHYT cho đối tượng là học sinh, sinh viên (HSSV) của các trường thuộc Trung ương quản lý) theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14 tháng 8 năm 2009 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính, gửi cho Sở Tài chính địa phương để đề nghị chuyển trả kinh phí ngân sách địa phương hỗ trợ đóng BHYT theo đúng quy định, đồng thời đóng kèm báo cáo quyết toán Quý IV/2010 để Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp.
2.6. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố lập Báo cáo quyết toán thu bảo hiểm thất nghiệp theo biểu số 01-Thông tư số 96/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính, gửi Sở Tài chính địa phương để đề nghị chuyển trả kinh phí phần ngân sách địa phương hỗ trợ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định, đồng thời đóng kèm báo cáo quyết toán Quý IV/2010 để Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp.
3. Về công tác quản lý chi trả BHXH; BHTN:
3.1. Kiểm tra tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí: chi BHXH từ nguồn ngân sách nhà nước, chi BHXH từ quỹ BHXH bắt buộc, chi BHXH tự nguyện và chi BHTN. Chú ý khâu theo dõi, tập hợp chứng từ, tổng hợp đưa vào quyết toán năm 2010, tránh tình trạng nhầm lẫn giữa các nguồn kinh phí.
3.2. Tập hợp đầy đủ, kịp thời chứng từ chi ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ (DS PHSK) sau ốm đau; DS PHSK sau thai sản; DS PHSK sau khi điều trị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của các đơn vị sử dụng lao động đã được xét duyệt, thẩm định trong năm vào báo cáo quyết toán năm 2010.
4. Về công tác quản lý chi khám chữa bệnh (KCB) BHYT :
4.1. Yêu cầu tất cả các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thanh quyết toán chi phí KCB BHYT năm 2010. Thực hiện thanh lý hợp đồng khám chữa bệnh với các cơ sở KCB, hợp đồng mua thẻ BHYT với các tổ chức, cơ quan, đơn vị.
4.2. Kiểm tra tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí chi KCB BHYT. Đối chiếu, thống nhất số liệu giữa Phòng Kế hoạch Tài chính và Phòng Giám định chi về số liệu quyết toán chi KCB BHYT năm 2010.
4.3. Tổng số chi đề nghị quyết toán trên Tài khoản 6732, Tài khoản 6742 phải được phân tích theo các nội dung:
- Số chi KCB BHYT năm 2010 đã quyết toán theo quỹ KCB được sử dụng.
- Số chi KCB BHYT của các năm trước (nếu có) quyết toán vào năm 2010 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chấp nhận bằng văn bản (ghi rõ số văn bản).
- Không hạch toán vào TK 6732, TK 6742 số chi KCB BHYT của các cơ sở KCB (đã được giám định, kiểm tra, thẩm định và thống nhất với cơ quan BHXH, phát sinh đến hết năm 2010 do vượt quỹ KCB). Số liệu này được báo cáo tại Phụ lục số 2.3 trang 3 kèm theo Công văn này để Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp số liệu và báo cáo Hội đồng Quản lý xem xét, giải quyết.
5. Về quản lý kinh phí chi quản lý bộ máy:
5.1. Dự toán chi quản lý bộ máy năm 2010 được Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao cho các đơn vị. Căn cứ nguồn kinh phí hiện có (bao gồm: kinh phí năm trước chuyển sang, kinh phí được giao dự toán và kinh phí khác), các đơn vị cân đối để đảm bảo cho hoạt động của đơn vị; tiết kiệm để chi lương bổ sung; trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi (KTPL) theo đúng quy định hiện hành. Năm 2010, Bảo hiểm xã hội Việt Nam không hỗ trợ để chi lương bổ sung cho các đơn vị từ quỹ Dự phòng ổn định thu nhập của ngành.
5.2. Việc thực hiện chi lương bổ sung cho cán bộ, công chức-viên chức trong đơn vị; trích lập quỹ KTPL thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản 1258/QĐ-BHXH và 1259/QĐ-BHXH ngày 26/9/2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Căn cứ mức độ hoàn thành nhiệm vụ, kết quả xếp loại đơn vị và nguồn kinh phí tiết kiệm được, đơn vị thực hiện chi lương bổ sung (tối đa 01 lần), trích lập quỹ KTPL (tối đa 80% của 03 tháng tiền lương thực tế bình quân trong năm). Chú ý là phụ cấp khu vực không được sử dụng tính để lương bổ sung trong năm 2010.
5.3. Chi hoa hồng cho đại lý thu, phát hành thẻ BHYT với các đối tượng tự nguyện tham gia BHYT hoặc tham gia theo trách nhiệm thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1274/BHXH-BT ngày 13/4/2010 và số 5487/BHXH-BT ngày 14/12/2010 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
5.4. Về chi hỗ trợ đại lý thu BHYT của đối tượng học sinh, sinh viên:
Hỗ trợ cho các đại lý thu BHYT của đối tượng học sinh, sinh viên tối đa không quá 3% tổng số tiền thực thu BHYT của học sinh, sinh viên (không bao gồm tiền từ ngân sách nhà nước hỗ trợ) tính cho số tiền thu BHYT học sinh, sinh viên phát sinh từ ngày 01/10/2009 theo hướng dẫn tại văn bản số 5487/BHXH-BT ngày 14/12/2010 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Các đơn vị xác định chi tiết, cụ thể số tiền hỗ trợ cho từng đại lý thu BHYT học sinh, sinh viên còn thiếu nợ quý IV/2009 và của năm 2010 để tổ chức chi cho các đại lý thu BHYT học sinh, sinh viên và thanh quyết toán theo đúng quy định.
5.5. Hiệu chỉnh quyết toán và xử lý kinh phí kết dư:
Để việc lập báo cáo quyết toán được kịp thời, chính xác, cho phép các đơn vị hiệu chỉnh quyết toán đến hết 31/01/2011.
Đối với nguồn kinh phí chi quản lý bộ máy năm 2010, nếu cuối năm còn dư kinh phí, đơn vị được giữ lại và chuyển tiếp sang năm sau sử dụng. Yêu cầu đơn vị thuyết minh chi tiết trong Thuyết minh báo cáo tài chính quý IV/2010 nguồn kinh phí chuyển năm sau để thực hiện cho nhiệm vụ chuyên môn, trường hợp đơn vị không có thuyết minh cụ thể BHXH Việt Nam sẽ giảm trừ vào dự toán năm sau.
6. Về quản lý tài sản cố định và công cụ, dụng cụ lâu bền đang sử dụng:
6.1. Đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa báo cáo tăng, giảm tài sản cố định với báo cáo quyết toán tài chính đảm bảo khớp đúng; trường hợp có chênh lệch phải thuyết minh cụ thể, phân tích nguyên nhân chênh lệch. Lập Mẫu “Báo cáo tình hình tăng giảm tài sản cố định” gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo đúng quy định.
6.2.Từ ngày 01/01/2009, thực hiện Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.
Đối với các TSCĐ có trước ngày 01/01/2009 đơn vị phải căn cứ các số liệu trên sổ kế toán và hồ sơ của tài sản cố định để xác định nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ làm cơ sở lập danh mục TSCĐ và theo dõi, quản lý, sử dụng, tính hao mòn, giá trị còn lại... theo các tiêu chí quy định tại Quyết định 32/2008/QĐ-BTC.
6.3. Theo dõi, hạch toán đầy đủ tài khoản ngoài bảng với các chỉ tiêu: Dụng cụ lâu bền đang sử dụng (TK 005) và ấn chỉ (phôi thẻ BHYT, túi nilon, tờ bìa, tờ rời sổ BHXH) nhận của BHXH Việt Nam chưa sử dụng (TK 006) theo đúng quy định chế độ kế toán và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
7. Đối với các khoản kinh phí xây dựng cơ bản đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp tạm ứng từ năm 2009 trở về trước: yêu cầu đơn vị khẩn trương hoàn ứng trong tháng 12/2010 (trừ các dự án chưa được bố trí vốn trong năm 2010). Đối với số thu hồi kinh phí xây dựng cơ bản hoặc kinh phí khác đã ghi Có TK 441 từ năm 2010 trở về trước, đơn vị phân tích chi tiết và báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 2.4 . Ngoài ra để có cơ sở đối chiếu nguồn kinh phí XDCB với BHXH Việt Nam, yêu cầu các đơn vị lập Bảng tổng hợp tình hình sử dụng kinh phí XDCB từ năm 1996 đến năm 2010 (theo phụ lục số 04 kèm công văn này) và gửi BHXH Việt Nam cùng Báo cáo quyết toán quý IV/2010.
8. Các đơn vị thực hiện và chỉ đạo thực hiện việc kê khai, nộp Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2010 và các năm tiếp theo cho cán bộ, công chức-viên chức trong đơn vị theo đúng quy định hiện hành. Đối với những đơn vị được thanh tra trong đợt thanh tra diện rộng, có kiến nghị của các Đoàn thanh tra phải nộp Ngân sách nhà nước tiền thuế TNCN còn thiếu, đơn vị thực hiện nộp ngay số thuế TNCN còn thiếu vào Ngân sách nhà nước và báo cáo cho cơ quan Thanh tra, Bảo hiểm xã hội Việt Nam để tổng hợp.
9. Tăng cường công tác quản lý tài chính kế toán tại tất các các đơn vị dự toán cấp 1, cấp 2, cấp 3 theo đúng chỉ đạo tại các văn bản: số 938/BHXH-BC ngày 16/3/2010 về chấn chỉnh công tác quản lý tài chính; số 1965/BHXH-BC ngày 19/5/1010 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc tăng cường công tác quản lý tài chính, kế toán.
Sổ sách, chứng từ kế toán phải được kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo đầy đủ, chính xác, trung thực. Sau khi kết thúc niên độ kế toán phải tập hợp, sắp xếp, phân loại, đóng tập, gói buộc để lưu trữ theo đúng quy định.
10. Tiền lãi phát sinh trên các tài khoản tiền gửi (tiền gửi thu bảo hiểm xã hội, chi bảo hiểm xã hội, chi hoạt động bộ máy, chi xây dựng cơ bản) mở tại các Chi nhánh NHNo&PTNT VN; Kho bạc nhà nước các cấp; Ngân hàng Phát triển, nộp toàn bộ về Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
11. Đối với chi nhập cơ sở dữ liệu hồ sơ của đối tượng tham gia BHXH trước ngày 01/01/2008 (đơn vị có phát sinh), thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 473/BHXH-KHTC ngày 27/02/2009 và Công văn số 4113/BHXH-BC ngày 24/9/2010 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Yêu cầu các đơn vị lập báo cáo tổng hợp số lượng hồ sơ đã hoàn thành nhập cơ sở dữ liệu vào quyết toán tài chính quý IV/2010 để Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp và cấp kinh phí cho đơn vị từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của ngành.
12. Để tổng hợp số liệu về tài sản, tiền vốn của toàn ngành phục vụ công tác quản lý và theo đề nghị của Kiểm toán Nhà nước, yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố lập Bảng tổng hợp số liệu bảng cân đối tài khoản năm 2010 ( theo mẫu phụ lục số 3 kèm công văn này), gửi BHXH Việt Nam cùng báo cáo quyết toán quý IV/2010.
13. Thuyết minh báo cáo quyết toán:
Để có cơ sở kiểm tra, đánh giá chất lượng quyết toán năm 2010, các đơn vị cần thuyết minh rõ, chi tiết các khoản thu, chi BHXH, BHYT, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư XDCB có liên quan, cụ thể như sau:
13.1. Phân tích nguyên nhân tăng, giảm chỉ tiêu thu, chi so với dự toán được giao.
- Nguyên nhân chủ quan, khách quan làm tăng, giảm số thu, số chi.
- Giải trình rõ số kinh phí còn dư (của từng nguồn kinh phí) chuyển sang năm sau, số liệu tồn kho vật tư, hàng hoá cuối ngày 31/12/2010. Phân loại vật tư, hàng hoá tồn kho và các kiến nghị xử lý (nếu có). Đối với kinh phí chi quản lý bộ máy còn dư chuyển năm sau cần thuyết minh cụ thể: còn dư do tiết kiệm và dư do chuyển tiếp để thực hiện các nhiệm vụ của năm trước chuyển qua năm sau.
13.2. Yêu cầu báo cáo chi tiết việc thực hiện thu, chi các khoản phải xử lý theo kết luận của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (những khoản đã thực hiện, khoản chưa thực hiện, và nguyên nhân chưa thực hiện được) để Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo dõi việc thực hiện và tổng hợp báo cáo các cơ quan kiểm toán, thanh tra và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định (Báo cáo tại Phụ lục số 05 kèm theo Công văn này).
13.3. Phân tích rõ nội dung chi. Chi tiền lương, phụ cấp lương bao gồm: tiền lương chính; tiền lương bổ sung. Xác định số thực chi lương bổ sung của năm 2010, số chi lương bổ sung của các năm trước vào năm 2010 và số trích trước còn được chi đưa vào quyết toán tiểu mục lương bổ sung năm 2010.
13.4. Phân tích chi tiết số tiền đã chuyển về Bảo hiểm xã hội Việt Nam từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2010:
* Tổng số:
Trong đó: - Tiền thu BHXH, BHYT, BHTN;
- Tiền lãi phạt chậm nộp BHXH, BHYT và BHTN;
- Tiền lãi phát sinh trên các tài khoản;
- Tiền quỹ phúc lợi - khen thưởng ( nếu có);
- Tiền quỹ dự phòng ổn định thu nhập (nếu có);
- Khác (nếu có);
13.5. Tổng hợp số thu hồi kinh phí xây dựng cơ bản hoặc kinh phí khác đã ghi Có TK 441 từ năm 2010 trở về trước (báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 2.4)
13.6. Thuyết minh các vấn đề còn tồn đọng, vướng mắc trong công tác quản lý tài chính chưa có biện pháp xử lý và đề xuất phương án giải quyết.
13.7. Đối với các đơn vị khi thực hiện chuyển số dư nhận bàn giao bảo hiểm y tế, đến nay có sự chênh lệch số dư giữa các Tài khoản thu BHXH, chi BHXH và số dư tại Ngân hàng, Kho bạc, yêu cầu báo cáo chi tiết về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để xử lý dứt điểm.
II. Xử lý và hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Các nội dung chi thưởng cho các tập thể, cá nhân trong và ngoài ngành chỉ được sử dụng nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi và hạch toán vào chi quỹ khen thưởng phúc lợi của đơn vị.
2. Hạch toán tiền mua báo, tạp chí, ấn phẩm truyền thông:
Nội dung chi mua báo, tạp chí, ấn phẩm truyền thông phục vụ cho công tác tuyên truyền tại các đơn vị hạch toán vào tiểu mục 08 “Tuyên truyền về BHXH, BHYT”, mục 20 “Chi phí đặc thù của ngành”
3. Trích nộp BH thất nghiệp cho cán bộ, viên chức trong cơ quan:
+ BHXH cấp tỉnh, cấp huyện mở thêm tài khoản cấp 2, số hiệu TK 3324- Bảo hiểm thất nghiệp để phản ánh tình hình trích và đóng BHTN cho cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật về BHTN. Đơn vị phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi và quyết toán riêng BHTN.
+ Định kỳ trích BHTN phải nộp tính vào chi phí của đơn vị, ghi:
Nợ các TK 661, 662.
Có TK 332- Các khoản phải nộp theo lương (3324).
+ Phần BHTN của cán bộ, viên chức phải nộp trừ vào tiền lương phải trả hàng tháng, ghi:
Nợ TK 334- Phải trả công chức, viên chức
Có TK 332- Các khoản phải nộp theo lương (3324).
+ Khi nộp BHTN cho cơ quan BHXH, ghi:
Nợ TK 332- Các khoản phải nộp theo lương (3324)
Có các TK 111, 112
Đồng thời thực hiện chuyển tiền từ TK tiền gửi chi Quản lý bộ máy sang tài khoản tiền gửi thu BHXH
4. Hạch toán thuế thu nhập cá nhân:
+ BHXH cấp tỉnh, cấp huyện mở thêm Tài khoản 3335- Thuế thu nhập cá nhân: Phản ánh thuế thu nhập cá nhân khấu trừ tại nguồn tính trên thu nhập của người chịu thuế.
+ Chuyển nội dung phản ánh “Thuế thu nhập cá nhân” từ Tài khoản 3337- "Thuế khác", sang Tài khoản 3335- "Thuế thu nhập cá nhân". Phương pháp hạch toán thuế thu nhập cá nhân trên Tài khoản 3335 tương tự như phương pháp hạch toán thuế thu nhập cá nhân trên Tài khoản 3337- đã được quy định tại Chế độ kế toán BHXH Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ Tài chính .
5. Trong năm 2010, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã cấp cho các đơn vị kinh phí hỗ trợ tuyên truyền, khen thưởng, đào tạo đại lý bảo hiểm y tế tự nguyện (1%) và kinh phí chi hỗ trợ các cơ sở KCB tổ chức thu viện phí và các chi phí liên quan đến thanh quyết toán chi phí KCB của người bệnh BHYT tự nguyện ( 0,2%) để lại ở BHXH Việt Nam. Khi nhận được kinh phí, kế toán ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 342.
Khi chi, kế toán ghi:
Nợ TK 342
Có TK 111, 112, 312…
6. Chi chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ) cho HSSV thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 5488/BHXH-CSYT ngày 15/12/2010 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
6.1. Những đơn vị chưa chi (hoặc trích) và chưa tổng hợp quyết toán vào TK 673 (6732) hoặc TK 674 (6742) thì thực hiện chuyển tiền tạm ứng kinh phí CSSKBĐ cho nhà trường và quyết toán với nhà trường, tổng hợp quyết toán chi CSSKBĐ theo quy định tại mục 2- Công văn số 5488/BHXH-CSYT nêu trên.
+ Khi tạm ứng kinh phí CSSKBĐ cho nhà trường, kế toán ghi:
Nợ TK 343 (3435) - Thanh toán với nhà trường
Có TK 111,112 .
+ Khi quyết toán chi CSSKBĐ với nhà trường ghi:
Nợ TK 673 (6732) hoặc TK 674 (6742)
Có TK 343 (3435) - Thanh toán với nhà trường
6.2. Những đơn vị đã chi (hoặc trích) và tổng hợp quyết toán chi BHYT vào TK 673 (6732) hoặc TK 674 (6742) thì không phải điều chỉnh quyết toán nhưng lập thêm biểu tổng hợp chi phí CSSKBĐ theo mẫu số 04/QT kèm theo công văn số 5488/BHXH-CSYT nêu trên để tổng hợp vào Báo cáo quyết toán năm 2010.
7. Hạch toán thu- chi bảo hiểm thất nghiệp (BHTN):
7.1. Mở tài khoản:
Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh và Bảo hiểm xã hội cấp huyện mở tài khoản cấp 2 là Tài khoản 331.3 - "Phải trả số tạm thu BHTN" để phản ánh các khoản đã thu của các đối tượng tham gia BHTN trên địa bàn và kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ; Tài khoản 311.4- "Phải thu số tạm chi BHTN" để phản ánh các khoản đã chi BHTN cho các đối tượng tham gia BHTN trên địa bàn.
7.2. Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
a. Khi nhận được báo cáo thu BHTN của BHXH huyện gửi lên, kế toán BHXH tỉnh ghi:
Nợ TK 353 - Thanh toán về thu BHXH giữa tỉnh với huyện
Có TK 331 (3313)- Phải trả số tạm thu BHTN
b. Khi nhận được tiền thu BHTN do các huyện chuyển về, kế toán ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 353 - Thanh toán về thu BHXH giữa tỉnh với huyện
c. Khi trực tiếp thu tiền tham gia BHTN của đơn vị SDLĐ nộp hoặc ngân sách địa phương hỗ trợ ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 571- Thu BHXH, BHYT bắt buộc
Cuối quý căn cứ báo cáo quyết toán thu, xác định số thu BH thất nghiệp trong kỳ, kế toán ghi:
* Ghi tăng số đã thu BH thất nghiệp (bút toán đen):
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 331 (3313) - Phải trả số tạm thu BHTN
* Ghi giảm số đã thu BHXH, BHYT bắt buộc (bút toán đỏ):
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 571- Thu BHXH, BHYT bắt buộc
d. BHXH tỉnh tổng hợp số thu BHTN đã thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh báo cáo về BHXH Việt Nam, kế toán ghi:
Nợ TK 331 (3313)- Phải trả số tạm thu BHTN
Có TK 351- Thanh toán về thu BHXH giữa TW với Tỉnh
đ. Khi chuyển tiền nộp về BHXH Việt Nam:
+ Nếu nhận được ngay báo Nợ của Kho bạc, Ngân hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 351 - Thanh toán về thu BHXH giữa TW với Tỉnh
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
+ Nếu chưa nhận được báo Nợ, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
+ Khi nhận được chứng từ của Kho bạc, Ngân hàng (báo Nợ), ghi:
Nợ TK 351 - Thanh toán về thu BHXH giữa TW với Tỉnh
Có TK 113 - Tiền đang chuyển
e. Các khoản chi trợ cấp BHTN do tỉnh chi trực tiếp ghi:
Nợ TK 311 (3114) - Phải thu số tạm chi BHTN
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
g. Khi chuyển tiền cho cơ sở dạy nghề và Trung tâm giới thiệu việc làm, ghi:
Nợ TK 311 (3114) - Phải thu số tạm chi BHTN
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
h. Tổng hợp số chi BHTN khi báo cáo quyết toán của huyện được duyệt, ghi:
Nợ TK 311 (3114) - Phải thu số tạm chi BHTN
Có TK 354 - Thanh toán về chi BHXH giữa tỉnh và huyện
i. Trích lệ phí chi trả BHTN, ghi:
Nợ TK 311 (3114) - Phải thu số tạm chi BHTN
Có TK 338 - Thanh toán lệ phí chi trả
k. Khi thực thu được số kinh phí trùng cấp chi sai cho các đối tượng trong cùng niên độ kế toán, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Nợ TK 311 (3114) - Phải thu số tạm chi BHTN
7.3. Lập báo cáo quyết toán:
Số thu bảo hiểm thất nghiệp được tổng hợp vào Báo cáo tổng hợp thu BHXH, BHYT (mẫu số B 07b- BH); số chi bảo hiểm thất nghiệp được phản ánh vào Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí chi BHXH, BHYT (mẫu số B08-BH) của Chế độ kế toán BHXH ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ- BTC ngày 22/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
7.4. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố căn cứ hướng dẫn trên để hướng dẫn cho BHXH các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc thực hiện.
8. Hạch toán giá trị quyền sử dụng đất:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có hướng dẫn thực hiện Nghị định số 13/2006/NĐ-CP ngày 24/1/2006 của Chính phủ về việc xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Đề nghị các đơn vị tiếp tục làm việc với các ngành chức năng tại địa phương để xác định đủ, kịp thời giá trị quyền sử dụng đất của tất cả các công sở được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất và báo cáo về Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo đúng quy định.
Khi có số liệu xác định được giá trị quyền sử dụng đất của công sở, các đơn vị hạch toán ghi tăng tài sản cố định (TSCĐ vô hình) và nguồn hình thành (ghi Nợ TK 213, Có TK 466) và theo dõi, quản lý theo đúng quy định.
III. Về công tác thẩm định, xét duyệt quyết toán năm 2010
Quy trình xét duyệt, thẩm định quyết toán năm 2010 như sau:
1. Các đơn vị dự toán cấp 2 tổ chức xét duyệt quyết toán cho các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc theo hướng dẫn tại văn bản số 3667/BHXH-KHTC ngày 02/10/2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm 2010 cho các đơn vị dự toán cấp 2, đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc Trung ương như sau:
2.1. Thành lập các Đoàn xét duyệt quyết toán để xét duyệt quyết toán tài chính năm 2010 tại một số đơn vị được lựa chọn.
2.2. Các đơn vị còn lại sẽ tổ chức thẩm định quyết toán năm 2010, theo phương thức: căn cứ vào Báo cáo quyết toán năm 2010, đơn vị nhập số liệu đề nghị quyết toán vào các Phụ lục theo mẫu kèm theo Công văn này (hoặc lấy mẫu biên bản tại địa chỉ: http://www.baohiemxahoi.gov.vn ) và gửi về Ban Chi qua địa chỉ thư điện tử (Email): banchitonghop@vss.gov.vn
2.3. Trên cơ sở Báo cáo quyết toán năm 2010 và số liệu đề nghị quyết toán của các đơn vị gửi qua thư điện tử, các ban nghiệp vụ của BHXH Việt Nam (Ban Chi tổ chức thẩm định, thống nhất số liệu quyết toán với các Ban nghiệp vụ: Ban Kế hoạch-Tài chính, Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Ban Thu), lập “ Biên bản thẩm định số liệu quyết toán năm 2010” cho từng đơn vị. Sau khi thẩm định xong, Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi Biên bản thẩm định cho các đơn vị. Trường hợp có vướng mắc về số liệu quyết toán hoặc chưa thống nhất số liệu giữa các Ban nghiệp vụ, mời đơn vị về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để trực tiếp thẩm định quyết toán.
2.4. Căn cứ biên bản xét duyệt, thẩm định quyết toán của các đơn vị dự toán cấp 2, đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ tổng hợp quyết toán toàn ngành và thông báo quyết toán cho từng đơn vị.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT.TỔNG GIÁM ĐỐC |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây