Công văn 5395/BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 5395/BNN-TCLN

Công văn 5395/BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:5395/BNN-TCLNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Hà Công Tuấn
Ngày ban hành:30/06/2017Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
___________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Số: 5395/BNN-TCLN
V/v triển khai Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2017

 

 

Kính gửi:

 

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Công Thương;
- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
- Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình). Trong khi chờ ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạm thời hướng dẫn các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là các Bộ, ngành, địa phương) một số nội dung như sau:

I. QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Cơ chế quản lý, điều hành thực hiện Chương trình

Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016- 2020 được thực hiện theo Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Các bộ, ngành, địa phương rà soát, xây dựng và triển khai các dự án trên địa bàn để thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020. Tổng hợp toàn bộ hồ sơ các dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình (gồm: các quyết định phê duyệt, thuyết minh dự án), gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, tổng hợp. Đồng thời, tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công của Bộ, ngành, địa phương.

2. Kiện toàn bộ máy quản lý điều hành Chương trình

Trên cơ sở bộ máy quản lý điều hành Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, các Bộ, ngành, địa phương triển khai kiện toàn bộ máy quản lý điều hành Chương trình, hoàn thành trước 31/7/2017, cụ thể:

a) Đối với các bộ, ngành tham gia Chương trình: Giao đơn vị có chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành Chương trình tại Bộ, ngành mình.

b) Đối với các địa phương

- Thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về Chương trình trên cơ sở Ban chỉ đạo cấp tỉnh về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban. Thành viên nên là lãnh đạo các Sở, ngành liên quan (các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương; Bộ chỉ huy Quân sự; Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân; các chi cục: Kiểm lâm, Lâm nghiệp).

- Thành lập Văn phòng thường trực Chương trình đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Ban chỉ đạo cấp tỉnh tổ chức thực hiện Chương trình và quản lý các dự án thuộc Chương trình tại địa phương. Chánh Văn phòng Văn phòng thường trực Chương trình nên do lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm hoặc Chi cục Lâm nghiệp kiêm, thành viên là các cán bộ Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp và các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách. Việc thành lập văn phòng không làm phát sinh biên chế của cơ quan.

Riêng đối với các địa phương có ít rừng (dưới 200.000 ha): Chủ tịch UBND cấp tỉnh cân nhắc ủy quyền cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, điều hành Chương trình tại địa phương.

II. LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2018

1. Căn cứ lập kế hoạch

a) Quyết định số 886/QĐ-TTg của ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020.

b) Kết quả thực hiện Chương trình 06 tháng đầu năm và ước thực hiện năm 2017 (bao gồm kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ; tình hình huy động, phân bổ và quản lý sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn lực khác).

c) Kế hoạch thực hiện Chương trình của các Bộ, ngành và địa phương; các nhiệm vụ cấp bách, đột xuất mới phát sinh đã được cấp có thẩm quyền thông qua nhưng chưa có trong kế hoạch thực hiện Chương trình hàng năm.

d) Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm; hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lập kế hoạch đầu tư công hằng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Tài chính; hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

đ) Các cơ chế, chính sách hiện hành của nhà nước; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi tiêu theo quy định hiện hành.

2. Nội dung kế hoạch

Nội dung kế hoạch gồm:

a) Tình hình thực hiện Chương trình 06 tháng đầu năm 2017, ước thực hiện năm 2017.

b) Bối cảnh, dự báo, những thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với công tác phát triển lâm nghiệp tại Bộ, ngành, địa phương trong kỳ kế hoạch.

c) Mục tiêu, nhiệm vụ.

d) Các giải pháp và tổ chức thực hiện.

Báo cáo kế hoạch thực hiện Chương trình được xây dựng theo mẫu tại Phụ lục I, Phụ lục II kèm theo văn bản này.

3. Trình tự lập kế hoạch

a) Các tổ chức, chủ đầu tư dự án tham gia Chương trình xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2018, gửi cơ quan thường trực Chương trình của các Bộ, ngành, địa phương tổng hợp, cụ thể:

- Đối với các Bộ, ngành trung ương: Cơ quan có chuyên môn được giao nhiệm vụ của Bộ, ngành tổng hợp, xây dựng kế hoạch.

- Đối với các địa phương: UBND cấp huyện tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình của các tổ chức quản lý rừng, các chủ đầu tư dự án trực thuộc và các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện. Các tổ chức quản lý rừng, chủ đầu tư dự án trực thuộc UBND tỉnh hoặc các Sở, ngành tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình của đơn vị.

b) Trước ngày 15/7/2017, cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ (đối với các Bộ, ngành), Văn phòng thường trực Chương trình cấp tỉnh tổng hợp kế hoạch thực hiện Chương trình của Bộ, ngành, địa phương mình, gửi xin ý kiến các đơn vị liên quan (đối với các Bộ, ngành); trình Ban chỉ đạo cấp tỉnh về Chương trình xem xét thông qua trước khi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chủ Chương trình).

c) Trước ngày 31/7/2017, các Bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo kế hoạch năm 2018 về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG LÂM NGHIỆP ĐƯỢC ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ TỪ CHƯƠNG TRÌNH

III.1. CÁC HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP

1. Khoán bảo vệ rừng

a) Đối tượng rừng

Diện tích rừng được nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng và Ban quản lý rừng phòng hộ; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được Nhà nước giao cho công ty lâm nghiệp, các đơn vị vũ trang (Bộ đội, công an) quản lý; diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) quản lý.

b) Đối tượng được nhận khoán bảo vệ rừng

Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 168/2016/NĐ-CP).

c) Điều kiện được khoán bảo vệ rừng: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP.

d) Mức khoán bảo vệ rừng: Áp dụng quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg.

đ) Phương thức khoán bảo vệ rừng: Thực hiện thông qua hợp đồng khoán bảo vệ rừng theo quy định tại Nghị định số 168/2016/NĐ-CP. Hàng năm, bên giao khoán có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng đối với bên nhận khoán theo quy định tại Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT .

2. Hỗ trợ bảo vệ rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên

a) Đối tượng được hỗ trợ: Diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên được nhà nước giao cho hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo, cộng đồng dân cư thôn đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định.

b) Điều kiện, phương thức hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 (sau đây viết tắt là Thông tư số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT).

3. Khoanh nuôi tái sinh rừng

a) Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên

- Đối tượng rừng: Đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất thuộc đối tượng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.

- Đối tượng được hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện khoanh nuôi tái sinh rừng trên diện tích đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.

- Điều kiện được hỗ trợ: Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền; Thực hiện khoanh nuôi tái sinh tự nhiên theo đúng thiết kế, được nghiệm thu kết quả.

- Mức hỗ trợ: Áp dụng quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg.

- Phương thức hỗ trợ: Thực hiện dựa trên kết quả khoanh nuôi tái sinh rừng của đối tượng được hỗ trợ.

b) Khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung cây lâm nghiệp

- Đối tượng rừng: Diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc đối tượng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh đáp ứng các tiêu chí theo Quy phạm kỹ thuật QPN 21-98 ban hành kèm theo Quyết định số 1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 04/11/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối tượng được hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung trên diện tích đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.

- Điều kiện được hỗ trợ: Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền. Thực hiện khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung theo đúng thiết kế, dự toán được duyệt. Cơ quan phê duyệt thiết kế, dự toán ở địa phương do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định.

- Mức hỗ trợ: Áp dụng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg.

- Phương thức hỗ trợ: Thực hiện dựa trên kết quả khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung. Riêng đối với hoạt động hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung cây lâm nghiệp trên đất lâm nghiệp được nhà nước giao cho hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT .

Đối với hạng mục khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung cây lâm nghiệp đang được thực hiện theo các dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt thì tiếp tục sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển.

4. Quản lý bảo vệ rừng đặc dụng và phát triển cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng

a) Nội dung hỗ trợ

- Kinh phí hoạt động của bộ máy, quản lý bảo vệ rừng đặc dụng

- Hỗ trợ phát triển cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng.

b) Đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ: Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 100/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 26/7/2013 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020.

5. Hỗ trợ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

a) Đối tượng được hỗ trợ: Diện tích rừng của doanh nghiệp, cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững của các tổ chức cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đáp ứng được các điều kiện quy định tại Khoản 3, Điều 14 của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về Phương án quản lý rừng bền vững.

b) Mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ, điều kiện nhận hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại Khoản 5, 6, 7 Điều 5 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg.

6. Các hoạt động mang tính chất đặc thù

a) Các hoạt động được hỗ trợ từ Chương trình

- Hỗ trợ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tập huấn nâng cao năng lực cho kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng; tuần tra truy quét ngăn chặn hành vi phá rừng và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản.

- Giao đất, giao rừng; cắm mốc ranh giới.

- Sưu tập tiêu bản, động thực vật rừng; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp; bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng; cứu hộ các loài động, thực vật rừng nguy cấp; duy tu, bảo dưỡng các công trình lâm nghiệp sau đầu tư.

- Nâng cao năng lực về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

- Điều tra, đánh giá và giám sát tài nguyên rừng quốc gia.

- Giám sát, đánh giá Chương trình.

- Hoạt động thường xuyên của Ban chỉ đạo, Văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình.

b) Mức hỗ trợ: Thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua các dự án, đề án, phương án được cấp thẩm quyền quyết định phê duyệt.

III.2. CÁC HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

1. Các hoạt động sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển

a) Phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng rừng: Trồng rừng tập trung (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất); Phát triển giống cây lâm nghiệp; Phát triển lâm sản ngoài gỗ; Trồng cây phân tán.

b) Đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng đặc dụng; Bảo tồn một số loài động, thực vật hoang dã, quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

c) Trang thiết bị bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

d) Phát triển cơ sở hạ tầng lâm nghiệp.

- Xây dựng đường lâm nghiệp vùng nguyên liệu tập trung ở những đơn vị, địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo vệ rừng tại các Ban quản lý rừng.

- Phát triển công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng tại các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, các tỉnh có huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

- Phát triển lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

d) Các hoạt động đầu tư có tính chất đặc thù khác.

2. Mức đầu tư

Mức đầu tư cụ thể được xác định trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, mức đầu tư từ ngân sách Trung ương thực hiện theo quy định tại Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg và các quy định hiện hành của pháp luật.

3. Phương thức đầu tư

Việc đầu tư, hỗ trợ đầu tư các hoạt động theo mục III.2 (mục 1) văn bản này được thực hiện thông qua các dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công và các quy định pháp luật hiện hành.

Trường hợp đầu tư, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND cấp tỉnh giao đơn vị, tổ chức có năng lực xây dựng và triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh, trong đó tổng hợp, thống kê danh sách và nhu cầu kinh phí đề nghị hỗ trợ của các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn để tổng hợp chung vào kế hoạch của địa phương.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản này và mẫu báo cáo được đăng tải trên trên Website: www.tongcuclamnghiep.gov.vn, gửi báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 31/7/2017 qua đường công văn và thư điện tử theo địa chỉ: Văn phòng Ban chỉ đạo nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020, nhà B9, số 02, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội; E-mail: [email protected]; Điện thoại: 0437.349.657; Fax: 0437.349.658. Đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp. Những bộ, ngành, địa phương không gửi kế hoạch coi như không có nhu cầu hỗ trợ từ Chương trình./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, Tp trực thuộc trung ương;
- Lưu: VT, TCLN, VPBCĐ.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi