Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 4114/BTNMT-TCMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 4114/BTNMT-TCMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4114/BTNMT-TCMT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 11/08/2017 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính, Tài nguyên-Môi trường |
tải Công văn 4114/BTNMT-TCMT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4114/BTNMT-TCMT | Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2017 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương
Theo quy định tại Điều 26 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) quốc gia, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và Quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Đối với quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Luật đã quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là tổ chức lập, thực hiện kế hoạch xây dựng, ban hành và hướng dẫn áp dụng QCKT địa phương trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đồng thời, Điều 114 của Luật Bảo vệ môi trường đã nêu rõ nguyên tắc xây dựng QCKT môi trường, trong đó, quy định QCKT môi trường địa phương phải nghiêm ngặt hơn so với QCKT môi trường quốc gia hoặc đáp ứng yêu cầu quản lý môi trường có tính đặc thù.
Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và ban hành 44 QCKT quốc gia về môi trường, trong đó có 14 QCKT quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh (đất, nước, không khí, trầm tích, tiếng ồn, độ rung) và 30 QCKT môi trường về chất thải (bao gồm các quy chuẩn nước thải, khí thải chung cho các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và QCKT môi trường quốc gia về nước thải, khí thải đối với một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ). Đối với công tác xây dựng QCKT môi trường địa phương, trong số 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương mới chỉ có Thành phố Hà Nội đã ban hành 05 QCKT môi trường để áp dụng riêng trên địa bàn Thủ đô. Một số địa phương khác như Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Tĩnh đang nghiên cứu xây dựng và ban hành quy chuẩn cho địa phương mình.
Ngày 31 tháng 8 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg về một số nhiệm vụ và giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, trong đó, yêu cầu tiến hành rà soát, điều chỉnh các QCKT quốc gia về môi trường để phù hợp với điều kiện trong nước và yêu cầu hội nhập quốc tế. Qua rà soát, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận thấy việc áp dụng QCKT quốc gia chung cho các địa phương trên phạm vi toàn quốc trong thời gian qua đã góp phần kiểm soát hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm môi trường; tuy nhiên, quá trình áp dụng tại các địa phương vẫn còn bộc lộ một số bất cập do đặc thù về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, xã hội và yêu cầu quản lý,… của các địa phương có sự khác biệt. Trong khi đó, việc xây dựng QCKT của địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Để góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam nói chung và tăng cường công tác kiểm soát phát thải từ các nguồn thải, đồng thời cải thiện chất lượng môi trường các khu vực bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tăng cường bảo vệ môi trường các khu vực nhạy cảm ở mỗi địa phương nói riêng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các Tỉnh/thành phố căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Bảo vệ môi trường; các QCKT môi trường quốc gia hiện hành và điều kiện thực tế của địa phương để chỉ đạo, tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng QCKT môi trường địa phương; ưu tiên nghiên cứu, ban hành các QCKT môi trường đối với chất thải, trong đó lưu ý một số nội dung sau đây:
1. Mục đích xây dựng QCKT môi trường địa phương:
- Góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam;
- Tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất thải (thông qua việc quy định các giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm) của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bảo đảm phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương;
- Bảo đảm kiểm soát tốt nhất chất lượng các thành phần môi trường xung quanh, phù hợp với các điều kiện tự nhiên, sức chịu tải, khả năng tự làm sạch và phân vùng mục đích sử dụng,... của từng nguồn tiếp nhận chất thải.
2. Nguyên tắc xây dựng QCKT môi trường địa phương:
- Phải nghiêm ngặt hơn so với QCKT môi trường quốc gia trong trường hợp đã có QCKT môi trường quốc gia hiện hành; chủ động nghiên cứu, xây dựng và ban hành QCKT môi trường của địa phương trong trường hợp không có QCKT môi trường quốc gia;
- Phù hợp với đặc thù riêng của địa phương về quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội khu vực/vùng, ngành, lĩnh vực,...; đặc điểm điều kiện tự nhiên; trình độ kỹ thuật và công nghệ (bảo đảm các điều kiện công nghệ, kỹ thuật tốt nhất hiện có),...
3. QCKT môi trường địa phương cần ưu tiên xây dựng:
- QCKT môi trường địa phương về nước thải công nghiệp nói chung và các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đặc thù nói riêng;
- QCKT môi trường địa phương về khí thải công nghiệp nói chung và các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đặc thù nói riêng;
- Và các QCKT môi trường đặc thù khác của từng địa phương theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Bảo vệ môi trường.
4. Tổ chức xây dựng QCKT môi trường địa phương:
- Thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật theo quy định tại Điều 29 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
- Tổ chức việc xây dựng, thẩm định và ban hành QCKT địa phương theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
5. Về cấu trúc và nội dung QCKT môi trường địa phương cần bảo đảm theo đúng quy định Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Bảo vệ môi trường, cơ bản như sau:
- Phạm vi và đối tượng áp dụng của quy chuẩn;
- Giá trị đối đa cho phép các thông số ô nhiễm;
- Các quy định về khu vực nguồn tiếp nhận chất thải theo phân vùng xả thải mục đích sử dụng, sức chịu tải, khả năng tự làm sạch và các quy định liên quan đặc thù khác của địa phương;
- Các phương pháp xác định;
- Tổ chức thực hiện; (và các quy định khác nếu cần thiết)...
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp chặt chẽ với quý Ủy ban trong quá trình nghiên cứu, xây dựng, thẩm định và ban hành các QCKT môi trường địa phương.
Trân trọng./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |