Công văn 4082/BTP-VĐCXDPL của Bộ Tư pháp về lập Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 4082/BTP-VĐCXDPL

Công văn 4082/BTP-VĐCXDPL của Bộ Tư pháp về lập Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII
Cơ quan ban hành: Bộ Tư phápSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:4082/BTP-VĐCXDPLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Đinh Trung Tụng
Ngày ban hành:18/11/2010Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính

tải Công văn 4082/BTP-VĐCXDPL

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
___________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

Số: 4082/BTP-VĐCXDPL
V/v lập Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII.

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2010

 

Kính gửi: Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ
 

Để chuẩn bị cho việc lập Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XIII, Bộ Tư pháp đề nghị các Bộ, Cơ quan ngang Bộ chỉ đạo Vụ Pháp chế phối hợp với các đơn vị có liên quan, căn cứ các định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành mình để đề xuất các dự án đưa vào các Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh này. Đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Khóa XIII của các Bộ, Cơ quan ngang Bộ cần tuân thủ theo quy định tại khoản 1 Điều 22, khoản 1 Điều 23 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ Điều 2 đến Điều 6 của Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

I. Lập đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XIII

1. Đánh giá về tình hình lập đề nghị và thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XII

Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ xây dựng Báo cáo tổng kết đánh giá về việc lập đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội XII; tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh của Bộ, ngành mình thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XII.

Báo cáo này xin được gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 01/01/2011, để Bộ Tư pháp tổng hợp thành Báo cáo chung trình Chính phủ.

2. Đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ Khóa XII (2007-2011), các Bộ, Cơ quan ngang Bộ đề xuất việc xây dựng dự án luật, pháp lệnh của Bộ, ngành mình để đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII dựa trên các yêu cầu như tính bao quát các lĩnh vực kinh tế - xã hội thuộc phạm vi quản lý, khả năng dự báo những vấn đề cần thiết phải điều chỉnh, tính khả thi, thứ tự ưu tiên của các dự án; trong đó tập trung vào một số vấn đề sau:

- Cần bảo đảm sự bao quát các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội do Bộ, ngành quản lý.

- Cần nghiên cứu, dự báo những yếu tố mới trong tình hình hiện nay như yêu cầu thể chế hóa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI sắp tới; định hướng phát triển kinh tế - xã hội; khả năng sửa đổi và một số nội dung cần sửa đổi của Hiến pháp năm 1992; kết quả tổng kết Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

- Không đề xuất đưa vào Chương trình những dự án luật, pháp lệnh chưa thực sự cần thiết hoặc chưa đủ điều kiện chuẩn bị, không rõ phạm vi, đối tượng điều chỉnh và những nội dung chính.

- Cần ưu tiên xây dựng các dự án luật nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước, các thiết chế chính trị - xã hội, hoàn thiện các thể chế của nền kinh tế thị trường, bảo vệ quyền con người và giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc.

Ngoài ra, đề nghị các Bộ, ngành:

- Tuỳ mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực kinh tế - xã hội do Bộ, ngành quản lý mà xác định giai đoạn 2011-2016 là giai đoạn xây dựng hay hoàn thiện pháp luật của Bộ, ngành mình để từ đó lập đề nghị về Chương trình cho phù hợp.

- Rà soát các luật, pháp lệnh hiện hành do mình chủ trì soạn thảo trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành, hoặc luật, pháp lệnh thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện của mìn nhằm phát hiện những mâu thuẫn, chồng chéo đề nghị sửa đổi, bổ sung theo phương thức một luật sửa nhiều luật hoặc một pháp lệnh sửa nhiều pháp lệnh. Hạn chế đề xuất ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới bằng hình thức pháp lệnh.

- Đối với các dự án luật, pháp lệnh có liên quan đến nhau hoặc có phạm vi và đối tượng điều chỉnh tương đối giống nhau, thì cần lý giải cụ thể về phạm vi điểu chỉnh, đối tượng áp dụng, có hay không có mâu thuẫn hay chồng chéo giữa các luật, pháp lệnh đó.

Đề xuất về xây dựng dự án luật, pháp lệnh của Bộ, ngành để đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII xin được gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 01/03/2011, để nghiên cứu, xem xét và tổng hợp thành Đề nghị chung của Chính phủ.

II. Đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII và đề nghị về Chương trình toàn khóa Quốc hội XIII, các Bộ, Cơ quan ngang Bộ chuẩn bị đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 của cơ quan mình theo các yêu cầu sau đây:

- Trong khi lập đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ Khóa XIII, các Bộ, Cơ quan ngang Bộ cân nhắc về tính cấp thiết, nội dung chuẩn bị và tiến độ soạn thảo để đưa vào Chương trình năm 2012 các dự án phù hợp, có tính đến thứ tự ưu tiên các dự án đối với từng năm trong nhiệm kỳ Khóa XIII.

- Rà soát kỹ các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XII để xác định những dự án nào đã được chuẩn bị tốt, đã có dự thảo và cần ban hành để đáp ứng yêu cầu cấp thiết về phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu quản lý đất nước, từ đó đề nghị đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012.

- Cần cân nhắc kỹ tính khả thi của việc soạn thảo văn bản (thời gian vật chất, nguồn lực của Bộ, ngành, tính chất phức tạp, cũng như những yêu cầu về mặt nội dung, thủ tục của dự án luật, pháp lệnh) để quyết định đưa vào Chương trình năm 2012 hay các năm sau của Chương trình toàn khoá, tránh tình trạng phải kéo dài tiến độ, xin lùi thời hạn trình.

Đề xuất về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 của các Bộ, Cơ quan ngang Bộ được gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 01/01/2011, để tổng hợp thành Đề nghị chung của Chính phủ (đồng thời gửi bản thư điện tử theo địa chỉ: [email protected], [email protected] số điện thoại 04.38489265).

Bộ Tư pháp xin gửi kèm theo Công văn này mẫu tham khảo Báo cáo đánh giá thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII (Phụ lục 1) và mẫu tham khảo Báo cáo đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật đề nghị đưa vào Chương trình (Phụ lục 2).

Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, phối hợp kịp thời của Quý Cơ quan.

 

 Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu (để báo cáo);
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Vụ Phdáp luật Văn phòng Quốc hội (để phối hợp);
- Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo thực hiện);
- Các đơn vị thuộc Bộ (để thực hiện);
- Lưu: VT, Vụ VĐCXDPL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đinh Trung Tụng

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi