Công văn 4069/BNN-TTr của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành nông thôn và phát triển nông thôn năm 2014
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 4069/BNN-TTr
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 4069/BNN-TTr |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành: | 13/11/2013 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 4069/BNN-TTr
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4069/BNN-TTr | Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2013 |
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và của Thanh tra Chính phủ tại công văn số 2399/TTCP-KHTCTC ngày 21/10/2013 về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2014; Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn, định hướng xây dựng kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành Nông nghiệp và PTNT đối với Thanh tra Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2014 như sau:
I. NỘI DUNG
1. Định hướng chung:
1) Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hoạt động thanh tra hướng mạnh vào việc phát hiện, chấn chỉnh, kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý của các lĩnh vực chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xảy ra vi phạm, còn nhiều yếu kém hoặc những vấn đề mà dư luận quan tâm để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời.
b) Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó triển khai thực hiện tốt Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành. Triển khai có hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ về phòng chống tham nhũng.
c) Rà soát và giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp từ những năm trước và trong năm 2013; tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi (Kể cả Thức ăn bổ sung), phân bón; thanh tra thuốc thú y (gia súc, gia cầm, thủy sản, chất xử lý và cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản) và thuốc bảo vệ thực vật; tăng cường kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản.
2. Định hướng cụ thể hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành:
Thanh tra Sở và cơ quan thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2014 theo hướng tăng cường thanh tra trách nhiệm công tác quản lý nhà nước của các cấp thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong việc thanh tra, xử lý kịp thời, triệt để đối với các hành vi vi phạm theo hướng dẫn tại Quyết định 36/2010/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 15/4/2010 về Quy chế phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
a) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, trong đó tập trung vào quản lý các lĩnh vực mà dư luận quan tâm như: Vệ sinh an toàn thực phẩm, vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả Thức ăn bổ sung), thuốc thú y (bao gồm cả chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản) và giống vật nuôi, cây trồng.
b) Thực hiện thanh tra theo chuyên đề diện rộng căn cứ vào hướng dẫn của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào các nội dung định hướng tại Phần I và tình hình thực tế tại địa phương chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoặc bổ sung kế hoạch thanh tra cho đơn vị; chỉ đạo triển khai kịp thời, đảm bảo phù hợp với hướng dẫn của Thanh tra Bộ và tình hình thực tế của địa phương, đồng thời làm tốt công tác xử lý sau thanh tra đối với cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các Sở Nông nghiệp và PTNN kịp thời phản ánh về Thanh tra Bộ để được hướng dẫn cụ thể.
3. Thanh tra Bộ đôn đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện và báo cáo Bộ./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây