Công văn 40/VPCP-QHĐP của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ tại Bộ, ngành, địa phương
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 40/VPCP-QHĐP
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 40/VPCP-QHĐP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Nguyễn Văn Tùng |
Ngày ban hành: | 04/01/2017 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hành chính |
tải Công văn 40/VPCP-QHĐP
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/VPCP-QHĐP | Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2017 |
Kính gửi: | - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; |
Theo báo cáo tại phiên khai mạc và nội dung báo cáo giải trình, trả lời chất vấn của Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hướng tới đạt các chuẩn mực cao của các nước ASEAN, trong đó lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của chính quyền, nhất là của chính quyền cơ sở, làm thước đo chất lượng và hiệu quả cải cách hành chính.
- Tiếp tục triển khai mô hình trung tâm dịch vụ hành chính công ở một số địa phương, thực hiện thủ tục hành chính một cửa, có thời hạn, có sự giám sát của nhân dân, của các cơ quan liên quan trong quá trình giải quyết thủ tục cho nhân dân.
- Quyết liệt chỉ đạo xây dựng bộ máy hành chính nhà nước các cấp liêm chính, trong sạch, hiệu lực hiệu quả, kỷ luật kỷ cương. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ công chức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức tiêu cực, nhũng nhiễu, kiên quyết loại bỏ những cán bộ hư hỏng, thoái hóa, biến chất ra khỏi bộ máy.
- Tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức cho cán bộ gắn với xử lý nghiêm các vi phạm, không loại trừ bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tăng cường kiểm soát quyền lực, công khai, minh bạch; có cơ chế quản lý, hạn chế ở mức thấp nhất tình trạng xin - cho, đặc biệt những vấn đề liên quan đến tài chính, ngân sách, tài nguyên, đất đai, ... tiếp tục cải cách tiền lương gắn với tinh giản biên chế.
- Thực hiện nghiêm Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với tinh thần tiết kiệm cao trong từng cán bộ, công chức và toàn xã hội; quản lý chặt chẽ chi tiêu ngân sách nhà nước, mua sắm và sử dụng tài sản công, ô tô công, tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài nước.
- Thực hiện nghiêm Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, đặc biệt là Chỉ thị số 35-CT/TƯ ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; bố trí thời gian tiếp công dân, kết hợp với tăng cường cán bộ có phẩm chất, có năng lực, có khả năng trong việc tiếp dân, nhất là cán bộ dân vận tốt, lắng nghe ý kiến của nhân dân, nắm vững pháp luật để xử lý và theo dõi quá trình xử lý, có trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
- Tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, có những giải pháp quyết liệt, mạnh tay hơn nữa trong đấu tranh chống tham nhũng, đặc biệt những vụ tham nhũng lớn, có biểu hiện “lợi ích nhóm”, gây hậu quả nghiêm trọng; phát huy vai trò của nhân dân, vai trò giám sát các đoàn thể chính trị và Mặt trận Tổ quốc, kết hợp cùng các cơ chế khác trong phòng chống tham nhũng, tạo lan tỏa trong toàn xã hội. Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế luật pháp, ngăn chặn, loại bỏ lợi ích nhóm, đặc biệt trong những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng như đầu tư công, tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, các dự án BT, BOT, đất đai, tài nguyên.
- Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các Bộ: Công an, Công Thương, Quốc phòng, Tài chính tiếp tục nghiên cứu, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại để kịp thời phát hiện, khắc phục bất cập trong chính sách; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu; cùng các địa phương tăng cường chỉ đạo các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tập trung đấu tranh ngăn chặn tình trạng xuất khẩu khống hàng hóa để được hoàn thuế giá trị gia tăng, tình trạng chuyển mã, chuyển giá, gian lận xuất xứ hàng hóa để trốn thuế; tăng cường kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về thuế.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, ngành, cơ quan và địa phương biết, thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây