Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 3596/BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Dại trên động vật
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 3596/BNN-TY
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3596/BNN-TY | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 09/05/2016 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 3596/BNN-TY
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3596/BNN-TY | Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2016 |
Kính gửi: Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong những năm gần đây, bệnh Dại đã xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước và đang có diễn biến phức tạp. Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - Bộ Y tế (tại công văn số 154/TB-VSDTTƯ ngày 01/02/2016) trong năm 2015 cả nước đã ghi nhận 394.189 người bị chó cắn, phải đi điều trị dự phòng và đã có 78 người bị tử vong tại 29 tỉnh, thành phố, số ca tử vong chủ yếu tập trung tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc; riêng trong 3 tháng đầu năm 2016 đã có 18 người bị tử vong do bệnh Dại tại 10 tỉnh gồm Thái Nguyên, Sơn La, Thanh Hóa, Bắc Giang, Gia Lai, Nghệ An, Hà Giang, Hòa Bình, Bắc Cạn và Tây Ninh.
Nguyên nhân chủ yếu là do đàn chó nuôi không được tiêm phòng bệnh Dại triệt để, nhiều nơi tiêm phòng đạt tỷ lệ rất thấp; hiện tượng chó nuôi thả rông, không đeo rọ mõm và cắn người ở nơi công cộng vẫn còn phổ biến làm cho số người bị chó cắn tăng cao; nhiều người bị chó cắn đã chủ quan không đến các cơ sở y tế để tiêm phòng, bị phát bệnh Dại và tử vong. Theo số liệu báo cáo của các tỉnh, thành phố (theo Phụ lục gửi kèm): (i) Trong năm 2015, cả nước có trên 09 triệu con chó nuôi, tuy nhiên chỉ tiêm phòng Dại cho chó được 3,89 triệu con (chiếm tỷ lệ 42,9%). Cả nước chỉ có 17/63 tỉnh, thành phố tiêm phòng đạt trên 70% đàn chó nuôi, 10/63 tỉnh tiêm phòng đạt từ 50 - 69% đàn chó nuôi, còn lại 36 tỉnh là tiêm phòng đạt dưới 50% tổng đàn chó, cá biệt có 08 tỉnh tiêm phòng chỉ đạt dưới 10% tổng đàn chó; (ii) Trong năm 2015, bình quân 01 tỉnh có khoảng 6.257 người bị chó cắn phải đi điều trị dự phòng y tế, trong đó 13 tỉnh, thành phố có trên 10 ngàn người và 13 tỉnh, thành phố có từ 05-10 ngàn người bị chó cắn.
Để công tác phòng, chống bệnh Dại đạt hiệu quả cao trong mùa hè sắp tới, giảm thiểu số trường hợp chó cắn người, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng bệnh Dại cho đàn chó, hạn chế lây truyền bệnh Dại cho người, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ số liệu thực tế về tình hình bệnh Dại và công tác phòng chống bệnh Dại trên địa bàn (theo Phụ lục gửi kèm) để tập trung chỉ đạo UBND các cấp, các Sở, ngành có liên quan của địa phương thực hiện các biện pháp quyết liệt, nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự phát sinh và lây lan bệnh Dại, giảm thiểu số người tử vong do bệnh Dại cũng như số người bị chó cắn, cụ thể như sau:
1. Ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống bệnh Dại tại Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ và Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT ngày 04/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tăng cường quy chế phối hợp giữa các cơ quan thú y và y tế trong phòng, chống bệnh Dại được ban hành theo Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế. Đặt mục tiêu cụ thể trong năm 2016 cho từng, địa phương để phấn đấu quản lý được chó nuôi, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng Dại cho đàn chó mèo và giảm số người tử vong do bệnh Dại cũng như số người bị chó cắn trên địa bàn quản lý.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến từng cộng đồng dân cư, chính quyền các cấp và các tổ chức đoàn thể về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại và các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả; công khai địa chỉ các cơ sở y tế và hướng dẫn người bị chó cắn đến ngay cơ sở y tế để được xử lý, ngăn ngừa tử vong do bệnh Dại. Thường xuyên tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng trong việc giám sát, phát hiện, thông báo cho chính quyền cơ sở, cơ quan thú y và y tế các trường hợp chó, mèo, động vật nghi mắc bệnh Dại để xử lý kịp thời. Đặc biệt yêu cầu chủ vật nuôi cam kết không thả rông chó; phải đeo rọ mõm cho chó khi đưa ra nơi công cộng, có dây xích và có người dắt; thực hiện lịch tiêm phòng vắc xin Dại của địa phương.
3. Yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện, xã tổ chức rà soát, thống kê, quản lý số lượng chó, mèo nuôi trên địa bàn; phối hợp với cơ quan thú y địa phương tổ chức ngay đợt tiêm phòng Dại cho đàn chó mèo, bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng theo quy định; đối với đàn chó, mèo nuôi tại khu vực có bệnh Dại phải được tiêm phòng Dại triệt để.
4. Chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp huyện, xã quy định cụ thể việc bắt giữ, thông báo, xử lý đối với chó thả rông ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị theo quy định tại Nghị định số 05/2007/NĐ-CP của Chính phủ; yêu cầu các lực lượng chức năng của địa phương tăng cường tuần tra, bắt giữ chó thả rông và xử lý theo quy định.
5. Chỉ đạo các Sở, ban ngành liên quan tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin về bệnh Dại, chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ca bệnh Dại ở động vật, hướng dẫn xử lý y tế kịp thời, bảo đảm an toàn tính mạng cho người bị chó cắn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện các nội dung trên. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, đề nghị thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp, xử lý kịp thời./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
SỐ LIỆU TỔNG HỢP VỀ CHÓ NUÔI, TIÊM PHÒNG DẠI VÀ CA TỬ VONG DO BỆNH DẠI TRONG NĂM 2015 VÀ 3 THÁNG ĐẦU NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Công văn số: 3596/BNN-TY ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Số TT | Tỉnh, thành phố | Tổng đàn chó năm 2015 | Số chó được tiêm Dại năm 2015 | Tỷ lệ tiêm Dại năm 2015 | Số người bị chó cắn đến cơ sở y tế | Số người tử vong | |||||
Năm 2015 | 3 tháng đầu 2016 | ||||||||||
I. | Các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn Cơ quan Thú y vùng I quản lý: | ||||||||||
1 | TP. Hà Nội | 440.204 | 429.193 | 97,50% | 8.688 | 1 |
| ||||
2 | Điện Biên | 63.332 | 24.095 | 38,05% | 1.471 | 1 |
| ||||
3 | Hà Nam | 67.957 | 39.624 | 58,31% | 492 |
|
| ||||
4 | Hòa Bình | 131.752 | 100.082 | 75,96% | 2.067 | 3 | 1 | ||||
5 | Lai Châu | 33.672 | 28.900 | 85,83% | 1.062 | 2 | 1 | ||||
6 | Lào Cai | 69.113 | 51.090 | 73,92% | 1.560 | 3 |
| ||||
7 | Nam Định | 230.000 | 58.015 | 25,22% | 1.104 |
|
| ||||
8 | Ninh Bình | 39.868 | 32.525 | 81,58% | 1.456 | 1 |
| ||||
9 | Phú Thọ | 125.489 | 78.800 | 62,79% | 5.872 | 3 |
| ||||
10 | Sơn La | 177.746 | 95.659 | 53,82% | 5.596 | 4 | 3 | ||||
11 | Vĩnh Phúc | 190.632 | 57.915 | 30,38% | 2.360 | 5 |
| ||||
12 | Yên Bái | 132.628 | 85.828 | 64,71% | 4.284 | 1 |
| ||||
II. | Các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn Cơ quan Thú y vùng II quản lý: | ||||||||||
13 | TP. Hải Phòng | 138.902 | 88.650 | 63,82% | 1.043 |
|
| ||||
14 | Bắc Kạn | 77.570 | 23.969 | 30,90% | 834 | 1 | 1 | ||||
15 | Bắc Giang | 346.737 | 174.615 | 50,36% | 8.078 | 2 | 2 | ||||
16 | Bắc Ninh | 181.539 | 144.804 | 79,76% | 4.237 |
|
| ||||
17 | Cao Bằng | 63.261 | 14.289 | 22,59% | 2.907 | 2 |
| ||||
18 | Hà Giang | 90.967 | 3.221 | 3,54% | 1.400 | 3 | 1 | ||||
19 | Hải Dương | 155.190 | 46.630 | 30,05% | 1.689 |
|
| ||||
20 | Hưng Yên | 106.740 | 33.207 | 31,11% | 806 |
|
| ||||
21 | Lạng Sơn | 115.753 | 13.258 | 11,45% | 2.639 | 1 |
| ||||
22 | Quảng Ninh | 143.698 | 41.055 | 28,57% | 1.529 | 1 |
| ||||
23 | Thái Nguyên | 241.468 | 148.694 | 61,58% | 10.090 | 6 | 3 | ||||
24 | Thái Bình | 151.240 | 55.625 | 36,78% | 374 |
|
| ||||
25 | Tuyên Quang | 129.857 | 40.582 | 31,25% | 4.094 | 2 |
| ||||
III. | Các tỉnh thuộc địa bàn Cơ quan Thú y vùng III quản lý: | ||||||||||
26 | Thanh Hóa | 766.000 | 651.167 | Chưa bc | 7.207 | 3 | 3 | ||||
27 | Nghệ An | 440.018 | 128.130 | 29,12% | 7.353 | 11 | 1 | ||||
28 | Hà Tĩnh | 299.345 | 107.835 | 36,02% | 1.235 |
|
| ||||
29 | Quảng Bình | 136.760 | 30.560 | 22,35% | 1.267 |
|
| ||||
30 | Thừa Thiên Huế | 79.708 | 57.776 | 72,48% | 1.658 |
|
| ||||
31 | Quảng Trị | 71.377 | 41.192 | 57,71% | 711 |
|
| ||||
IV. | Các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn Cơ quan Thú y vùng IV quản lý: | ||||||||||
32 | TP. Đà Nẵng | 20.035 | 18.250 | 91,09% | 4.954 |
|
| ||||
33 | Quảng Nam | 137.320 | 22.952 | 16,71% | 3.129 | 5 |
| ||||
34 | Quảng Ngãi | 142.817 | 6.469 | 4,53% | 6.541 | 2 |
| ||||
35 | Bình Định | 217.536 | 4.330 | 1,99% | 7.040 |
|
| ||||
36 | Khánh Hòa | 49.925 | 41.108 | 82,34% | 1.757 |
|
| ||||
37 | Phú Yên | 43.551 | 11.042 | 25,35% | 3.159 |
|
| ||||
V. | Các tỉnh thuộc địa bàn Cơ quan Thú y vùng V quản lý: | ||||||||||
38 | Gia Lai | 129.795 |
| Chưa bc | 2.914 | 3 | 2 | ||||
39 | Kon Tum | 36.939 | 9.389 | 25,42% | 426 |
|
| ||||
40 | Đắk Lắk | 310.937 | 41.180 | 13,24% | 2.345 |
|
| ||||
41 | Đắc Nông | 17.900 | 15.580 | 87,04% | 1.096 |
|
| ||||
42 | Lâm Đông | 121.285 | 50.890 | 41,96% | 3.032 | 1 |
| ||||
VI. | Các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn Cơ quan Thú y vùng VI quản lý: | ||||||||||
43 | TP. Hồ Chí Minh | 230.281 | 218.711 | 94,98% | 58.749 |
|
| ||||
44 | Bà Rịa Vũng Tàu | 65.247 | 52.397 | 80,31% | 4.535 |
|
| ||||
45 | Bình Dương | 73.274 | 36.500 | 49,81% | 11.320 |
|
| ||||
46 | Bến Tre | 223.908 | 25.579 | 11,42% | 12.275 |
|
| ||||
47 | Bình Thuận | 71.156 | 36.367 | 51,11% | 13.928 |
|
| ||||
48 | Bình Phước | 240.304 | 30.230 | 12,58% | 2.392 | 4 |
| ||||
49 | Long An | 110.214 | 79.722 | 72,33% | 8.150 | 1 |
| ||||
50 | Đồng Nai | 147.570 | 20.524 | 13,91% | 16.756 |
|
| ||||
51 | Tây Ninh | 20.185 | 16.923 | 83,84% | 13.508 |
|
| ||||
52 | Tiền Giang | 96.249 | 70.294 | 79,27% | 14.307 |
|
| ||||
53 | Ninh Thuận | 57.399 | 7.459 | 12,99% | 8.304 |
|
| ||||
VII. | Các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn Cơ quan Thú y vùng VII quản lý: | ||||||||||
54 | TP. Cần Thơ | 42.035 | 30.684 | 73,00% | 10.091 |
|
| ||||
55 | Sóc Trăng | 32.500 | 22.773 | 70,07% | 6.847 |
|
| ||||
56 | An Giang | 50.183 | 25.670 | 51,15% | 16.636 |
|
| ||||
57 | Đồng Tháp | 46.007 | 20.610 | 44,80% | 13.702 | 3 |
| ||||
58 | Vĩnh Long | 153.210 | 20.499 | 13,38% | 12.198 |
|
| ||||
59 | Kiên Giang | 193.648 | 13.040 | 6,73% | 9.060 | 1 |
| ||||
60 | Bạc Liêu | 89.505 | 5.314 | 5,94% | 4.849 |
|
| ||||
61 | Trà Vinh | 150.058 | 5.969 | 3,98% | 13.550 | 1 |
| ||||
62 | Hậu Giang | 107.179 | 3.710 | 3,46% | 7.551 |
|
| ||||
63 | Cà Mau | 214.127 | 3.535 | 1,65% | 3.925 |
|
| ||||
| Tổng số | 9.080.802 | 3.895.973 | 42,90% | 394.189 | 78 | 18 | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Số liệu về người bị chó cắn đến cơ sở y tế và số người tử vong do bệnh Dại do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - Bộ Y tế cung cấp)