Công văn 3568/BTTTT-VP của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc trả lời kiến nghị của các Sở Thông tin và Truyền thông tại Hội nghị Tổng kết năm 2012

thuộc tính Công văn 3568/BTTTT-VP

Công văn 3568/BTTTT-VP của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc trả lời kiến nghị của các Sở Thông tin và Truyền thông tại Hội nghị Tổng kết năm 2012
Cơ quan ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:3568/BTTTT-VP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Nguyễn Trọng Phát
Ngày ban hành:21/12/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3568/BTTTT-VP
V/v trả lời kiến nghị của các Sở TTTT tại Hội nghị Tổng kết năm 2012

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2012

 

Kính gửi: SThông tin và Truyền thông các tnh, thành phtrực thuộc Trung ương.

Đchuẩn bị cho Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2013, Văn phòng Bộ đã đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi kiến nghị khó khăn, vướng mc trong công tác quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông về Văn phòng Bộ để đôn đốc các đơn vị chức năng thuộc Bộ nghiên cứu, trả lời. Tuy nhiên đến ngày 10/12/2012, Văn phòng Bộ mới nhận được 14 kiến nghị của 05 Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố. Văn phòng đã tổng hợp ý kiến trả lời của các đơn vị chức năng thuộc bộ như sau:

1. Về bưu chính:

Câu hỏi 1:

Đnghị Bộ thường xuyên có văn bn thông báo về các loại tem hết hạn cung ứng. Hiện nay công tác quản lý các hoạt động bưu chính đang gặp nhiều khó khăn nht là đi với các doanh nghiệp vận tải hành khách đường bộ có tham gia nhận và trả các gói, hàng hóa lấy tiền thù lao (Bưu phm bưu kiện) dn đến tình trng rất khó khăn quản lý hoạt động chuyn phát và ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp chuyn phát được pháp luật công nhận và bảo vệ. Đnghị qun lý chặt chẽ các hoạt động tự phát của các doanh nghiệp vận ti. Đng thời tăng cường kim tra an toàn an ninh bưu chính, chuyến phát trên mạng bưu chính, đề nghị Bộ phi hợp với Bộ Công an chỉ đạo công tác kim tra an toàn, an ninh bưu chính, chuyn phát một cách đng bộ trên toàn mạng bưu chính. Hiện nay, việc kim tra chỉ thực hiện đi với Tng công ty Bưu chính Việt Nam còn các doanh nghiệp chuyn phát khác chưa thực hiện (Bắc Kạn, Yên Bái).

Trả lời

Về kiến nghị “Thường xuyên có văn bản thông báo về các loại tem hết hạn cung ứng”:

Đnghị các Sở Thông tin và Truyền thông tham khảo danh sách tem hết hạn tại địa chỉ http://www.vietnamstamp.com.vn.

Về quản lý hoạt động bưu chính của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải: Vbản cht, dịch vụ bưu chính và dịch vụ vận tải hàng hóa thông thường có nhiu điểm chung và tương đồng. Việc phân định rạch ròi giữa 2 loại dịch vụ này là rất khó khăn.

Theo các quy định của pháp luật, đây là 2 ngành nghề kinh doanh có điều kiện và được quản lý, điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật khác nhau và do các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau thực hiện. Do vậy, các doanh nghiệp tự chủ động xác định lĩnh vực kinh doanh của mình và tuân ththực hiện đúng theo các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đó.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiêp vận tải lớn như Mai Linh, Hoàng Long, Hải Phòng Bus...bên cạnh việc kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường, cũng xác định kinh doanh thêm ngành nghề cung ứng dịch vụ bưu chính nên đã làm các thủ tục cần thiết đđược cấp Giấy phép bưu chính, Văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.

Đtăng cường kiểm tra an toàn, an ninh bưu chính, Thanh tra Bộ TTTT đã tích cực phối hp với các đơn vị liên quan tiến hành thanh kim tra hoạt động của các doanh nghiệp bưu chính để ngăn chn, xử lý kịp thời các sai phạm trong hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính của các doanh nghiệp này. Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Bộ Công an thanh tra, kim tra 10 doanh nghiệp hoạt động không phép và kể cả các nội dung khác trong đó có nội dung an toàn an ninh mạng bưu chính. Tổ chức tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật cho các doanh nghiệp. Trong chương trình công tác thanh tra năm 2013, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có kế hoạch triển khai thực hiện nội dung này.

Câu hỏi 2:

Đnghị Bộ có các văn bản quy định cụ th vquản các điểm Bưu điện văn hóa xã, nhất là các điểm đang tạm dừng vì không btrí thuê được nhân viên thì việc quản , sử dụng cơ sở vật chất như thế nào, bên cạnh đó quy định cụ th các điểm BĐ VHX chỉ được phép tạm dng là bao nhiêu tháng, nếu quá thời gian cho phép tạm dừng thì phải giải quyết xử lý như thế nào vcơ sở vật cht của các điểm BĐVHX. Đnghị Bộ sớm có những giải pháp về chế độ phụ cp cho người trực đđiểm Bưu điện Văn hóa xã duy trì hoạt động và có hiệu quả trong thời gian tới. Hàng năm Vụ Bưu chính nên tham mưu cho Bộ TT&TT tchức các hội nghị sơ tng kết hoạt động kinh doanh, quản lý hoạt động bưu chính, các Hội nghị chuyên đề về các lĩnh vực trong hoạt động Bưu chính đcác tỉnh có sự trao đi học tập kinh nghiệm ln nhau. (Yên Bái, Trà Vinh, Hi Phòng, Cà Mau).

Trả lời

Đđảm bảo duy trì hoạt động của điểm BĐ-VHX, nhất là các điểm ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, một số chính sách, giải pháp cụ thể cần triển khai trong thời gian tới đó là:

- Về chính sách về đất đai: hoàn thiện các thủ tục pháp lý về đất tại các điểm BĐ-VHX, tiếp tục duy trì cơ chế giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với các điểm BĐ-VHX đã được giao cho Bưu điện...

- Về chính sách nâng cấp cơ sở vật chất các điểm BĐ-VHX: xây dựng cơ chế, chính sách kêu gọi đầu tư xây mới, nâng cấp cơ sở vật chất hệ thống các điểm BĐ-VHX...

- Về chính sách phát triển cung cấp các dịch vụ bưu chính...: xây dựng cơ chế để sử dụng các nguồn kinh phí hợp pháp đ phát trin hạ tầng viễn thông tại các điểm BĐ-VHX và cung cấp các thiết bị đầu cuối, cơ chế chia sẻ chi phí trong việc cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích tại điểm BĐ-VHX...

- Về chính sách phát triển nhu cầu đọc, tìm hiu thông tin tại điểm BĐ-VHX: lồng ghép việc triển khai các chương trình, đề án thông tin truyền thông về nông thôn của các Bộ, ngành trung ương và địa phương, lấy điểm BĐ-VHX là nơi để trin khai các chương trình thông tin truyn thông nông thôn, xây dựng các cơ chế liên ngành đm bảo việc cung cấp các sách, báo miễn phí...

Ngoài các giải pháp, chính sách nêu trên, Bộ TTTT cũng đã yêu cu Tng công ty Bưu điện Việt Nam (doanh nghiệp được giao quản lý trực tiếp hệ thống điểm BĐ-VHX) phải chủ động, tích cực thực hiện đổi mới trong hoạt động một cách đồng bộ, theo hướng:

- Chuyên đổi mô hình hoạt động: Xây dựng phương án chuyển đi mô hình hoạt động các điểm BĐ-VHX trên cơ sở tng rà soát, sắp xếp lại các điểm BĐ-VHX.

- Áp dụng chế độ khoán doanh thu nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và nâng cao năng suất và hiệu quả lao động tại các điểm BĐ-VHX.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ như tăng cường công tác đào tạo, phát trin nguồn nhân lực đphục vụ tốt nhu cầu thông tin của người dân nông thôn; bsung, hỗ trợ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực tại các điểm BĐ-VHX; ban hành quy định về nghiệp vụ quản lý điểm BĐ-VHX và chun hóa lao động làm việc tại điểm BĐ-VHX (căn cứ vào đặc thù của từng địa phương); điều chỉnh cơ chế tiền lương nhm khuyến khích lao động yên tâm, ổn định làm việc tại điểm BĐ-VHX.

Bộ TTTT hiện đang từng bước triển khai thực hiện các giải pháp nêu trên, qua đó đảm bảo việc duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động tại các điểm BĐ-VHX.

2. Về Viễn thông, internet và tần số VTĐ

Câu hỏi 1:

Đnghị Bộ sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định 97/2008/NĐ-CP vviệc Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng (Bắc Kạn, Trà Vinh).

Trả lời:

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 97/2008/NĐ-CP đã được Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét phê duyệt tại Tờ trình số 32/TTr-BTTTT ngày 24/7/2012 và Công văn số 3217/BTTTT-CVT ngày 21/11/2012 giải trình, bsung một số nội dung theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Câu hỏi 2:

Đề nghị Bộ sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thống nht quy định báo cáo nghiệp vụ v mng vin thông và cung cp dịch vụ vin thông (Bc Kạn).

Trả li:

Bộ Thông tin và Truyền thông đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo Thông tư trên cơ sở ý kiến góp ý của các Sở Thông tin và Truyn thông và doanh nghiệp vin thông. Dkiến thông tư này sẽ được xem xét, ban hành vào đầu Quý 2 năm 2013.

Câu hỏi 3:

Bộ cần nhanh chóng triển khai Chương trình viễn thông công ích giai đoạn 2011-2015 để người dân, doanh nghiệp được hưởng chính sách này, nht là đầu tư phát trin mạng lưới. Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch cung ứng dịch vụ vin thông công ích giai đoạn tiếp theo đi với các xã, huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Quan tâm, hỗ trợ, tập trung đầu tư để triển khai nhanh hơn các lĩnh vực liên quan đến Vin thông công ích hướng dn cụ th trin khai các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2013-2015 (Bắc Kạn, Nghệ An, Yên Bái, Trà Vinh).

Trả li:

Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 21/9/2011. Tuy nhiên, đđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Bộ đã xin phép Thtướng Chính phủ cho sửa đi, b sung Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2011-2015 và lùi thời gian thực hiện Chương trình sang năm 2013. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại văn bản số 1347/TTg-KTN ngày 07/9/2012 về việc thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2011-2015, Bộ đang khẩn trương sửa đổi, b sung Chương trình đtrình Thủ tướng Chính phủ và trin khai Chương trình trong năm 2013.

Về hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2013 -2015:

Thực hiện Quyết định s1212/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2013 - 2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đxây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện; đồng thời đã dự kiến phân bkinh phí cho năm 2013 và giai đoạn 2013 - 2015.

Tuy nhiên, do điều kiện ngân sách nhà nước rất khó khăn, không btrí đủ kinh phí đthực hiện Chương trình theo Quyết định s1212/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đang rà soát lại các mục tiêu ưu tiên thực hiện Chương trình và đang hoàn thiện văn bản hướng dẫn trong điều kiện, khả năng đáp ứng rất hạn chế của ngân sách nhà nước đối với Chương trình. Đối với năm 2013, Bộ TTTT đã xây dựng phương án phân bổ kinh phí thực hiện cho Bộ, ngành trung ương và từng tnh, thành phố trực thuộc trung ương đtrình cấp có thm quyền phê duyệt. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định giao dự toán thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia cho các Bộ, ngành trung ương và các địa phương. Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyn thông đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và chun bị ban hành cho giai đoạn 2012 - 2015 để thay thế Thông tư Liên tịch số 131/2011/TTLT-BTC-BKHĐT-BTTTT.

Đnghị các địa phương căn cứ dự toán được Thủ tướng Chính phgiao và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đtriển khai thực hiện Chương trình theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

Câu hỏi 4:

Đnghị Bộ ban hành văn bản định hướng có thời hạn, lộ trình cho các đơn vị sử dụng đài truyền thanh không dây hoạt động ở dải tần (87-108) MHz, chuyn về sử dụng băng tần (54 - 68) MHz đúng quy hoạch, công suất nhỏ (dưới 30W). Chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ htrợ kỹ thuật, cử cán bộ trực tiếp xuống địa phương điều chỉnh tần s nhm đm bảo hoạt động đúng băng tần, chng can nhiễu (Bắc Kạn).

Trả lời:

Tính đến hết tháng 11/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Tần số VTĐ) đã cp được hơn 3.000 giấy phép cho đài truyền thanh không dây trong cả hai băng tần 54-68 MHz và 87-108 MHz. Trong đó, số lượng các đài hoạt động trong băng tần 54-68 MHz chiếm 28,16%, trong băng tần 87-108 MHz chiếm 71,83%.

Việc chuyển đổi các đài truyền thanh không dây từ băng tần 87-108 MHz xuống băng tần 54-68 MHz yêu cầu phải đầu tư mới toàn bộ thiết bị phát và phần thu của loa đang hoạt động, gây lãng phí lớn cho ngân sách. Vì vậy, để cân đối, hài hòa các lợi ích, tại Dự thảo Thông tư về quy hoạch phân bổ kênh tần số cho phát thanh FM băng tần 87-108 MHz đến 2020 đã định hướng quy định đối với đài truyền thanh không dây như sau:

- Không đầu tư mới, không cấp mới giấy phép cho đài truyền thanh không dây trong băng tần 87-108 MHz;

- Các đài truyền thanh không dây mới trang bị sẽ được cấp giấy phép hoạt động trong băng tần 54-68 MHz.

- Các đài truyền thanh không dây đã được cấp phép trong băng tần 87-108 MHz được tiếp tục gia hạn giấy phép với điều kiện không gây nhiễu có hại cho các đài phát sóng phát thanh FM, đài phát lại phát thanh FM, các hệ thống thông tin vô tuyến điện khác;

- Khi gây nhiễu có hại tới các đài phát sóng phát thanh FM, đài phát lại phát thanh FM, các hệ thống thông tin vô tuyến điện khác thì đài truyền thanh không dây hoạt động ở băng tần 87-108 MHz phải áp dụng ngay các biện pháp kỹ thuật để loại bnhiễu có hại; trường hợp không loại bỏ được nhiễu có hại thì phải ngừng sử dụng.

Như vậy, đối với các đài truyền thanh không dây đã được cấp phép hoạt động trong băng tần 87-108 MHz, có chất lượng phát xạ đảm bảo quy chun, không gây nhiễu có hại thì không bt buộc phi chuyn đi sang băng tn 54-68 MHz.

3. Về Báo chí, Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Thông tin đối ngoại

Câu hỏi 1:

Nghị định 02/2011/NĐ-CP ngày 06/01/2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí xuất bn không có quy định vxử phạt vi phạm hành chính đi với hoạt động xut bn bản tin. Vì vậy, đnghị Bộ Thông tin và Truyền thông kiến nghị Chính phủ ban hành quy định về chế tài xử phạt trong hoạt động xuất bn bn tin đUBND các tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương có căn cứ xử lý khi có vi phạm trong lĩnh vực này (Yên Bái).

Trả li:

Theo quy định tại điểm b, khoản 4, Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 06/01/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản có quy định xphạt từ 5 đến 10 triệu đồng đối với hành vi xuất bn bn tin mà không có giấy phép.

Theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, trong dự tho Nghị định thay thế Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 06/01/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, Bộ đang nghiên cứu, bsung chế tài xử phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xuất bản bản tin.

Câu hỏi 2:

Đề nghị Bộ sớm chuyn đĩa các Chương trình truyền hình phát sóng năm 2012 đcác địa phương trin khai thực hiện đảm bảo tiến độ và giải ngân kịp thời trong năm ngân sách 2012. Kịp thời ban hành, bsung, sửa đi các văn bản quản lý nhà nước vlĩnh vực báo chí, phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử, đặc biệt các văn bn quy định về qung cáo, bản quyn tác giả, quản lý lưu chiu phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử, quản lý mạng xã hội trực tuyến, trò chơi trực tuyến và quản lý trang thông tin điện tử cá nhân (Blog); phi hợp thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo trên phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử (Yên Bái).

Trả lời:

Về việc sớm chuyển đĩa các chương trình truyền hình phát sóng năm 2012 để các địa phương triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ và giải ngân kịp thời trong năm ngân sách 2012:

1. Việc ban hành, sửa đi các văn bản quản nhà nước về lĩnh vực phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử:

a. Hiện nay, Luật Báo chí, Luật sửa đi một số điều của Luật Báo chí vẫn là các văn bản quy phạm pháp luật cao nhất điều chỉnh lĩnh vực phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử.

b. Đối với việc quản lý lưu chiểu phát thanh, truyền hình hiện vẫn đang thực hiện theo Nghị định số 51/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Báo chí sửa đổi, Bộ đang nghiên cứu điều chnh một số nội dung về lưu chiu đphù hợp với tình hình thực tiễn.

c. Về quản lý mạng xã hội, trò chơi trực tuyến và trang thông tin điện tử cá nhân (Blog) được quy định tại: Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, Thông tư 14/2010/TT-BTTTT, ngày 29/6/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về qun lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên internet đối với hoạt động quản lý trang thông tin điện tử và dịch vụ mạng xã hội trực tuyến, Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT, ngày 18/12/2008 ca Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01/6/2006 về quản lý trò chơi trực tuyến (Online Games).

Hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet. Theo đó, ngoài các quy định được kế thừa từ Nghị định 97/2008/NĐ-CP, dự thảo Nghị định quy định nhng nội dung mới trong quản lý về nội dung thông tin trên mạng Internet, nhằm nâng cao hiệu qủa công tác qun lý trong lĩnh vực này, cụ thể:

- Tăng cường quản lý nội dung thông tin trên mạng Internet:

+ Quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức cá nhân đối với việc đăng tải hoặc sử dụng thông tin trên mạng và các biện pháp tăng cường nhằm bo vệ người sử dụng Internet, trong đó có quy định đối với người sử dụng dịch vụ mạng xã hội, dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng phải cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

+ Quy định nhà cung cấp thông tin qua biên giới cho người sử dụng tại Việt Nam phải có trách nhiệm loại bỏ những thông tin vi phạm điều cấm của Nghị định

+ Tăng cường công tác quản lý đối với mạng xã hội, theo đó chuyn từ hình thức đăng ký thành hình thức cấp phép trước khi hoạt động.

- Tăng cường qun lý trò chơi điện ttrên mạng các giải pháp:

+ Phân loại trò chơi theo lứa tuổi nhm giúp người chơi lựa chọn trò chơi phù hợp với lứa tui.

+ Yêu cầu người chơi cung cấp các thông tin cá nhân khi tham gia trò chơi.

+ Giới hạn tổng thời gian sử dụng tất cả các trò chơi của doanh nghiệp đi với mỗi người chơi trong một ngày không quá 180 phút.

+ Quản lý chặt các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tcông cộng.

- Tăng cường quản lý an toàn thông tin và an ninh thông tin.

Bên cạnh đó, hiện nay Bộ Thông tin và Truyn thông cũng đang xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet, trong đó sẽ bsung các hành vi vi phạm mà Nghị định số 28/2009/NĐ-CP chưa đề cập đến, đồng thời tăng mức xử phạt nhằm bảo đảm tính răn đe và đạt hiệu quả trong công tác quản lý.

d. Về hoạt động quảng cáo, bên cạnh Thông tư liên tịch số 85/2008/TTLT-BVHTTDL-BTTTT, ngày 18/12/2008 giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông hưng dẫn về cấp phép, đăng ký, thực hiện quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phm và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động quảng cáo nói chung và hoạt động quảng cáo trên mạng thông tin máy tính nói riêng còn được điều chỉnh bởi nhiều văn bn quy phạm pháp luật khác như: Pháp lệnh Qung cáo, Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phquy định chi tiết thi hành Pháp lệnh qung cáo và Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP.

Hiện nay, Luật Quảng cáo được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 21/6/2012 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2013. Theo đó, Luật Quảng cáo đã quy định rõ các điều khoản về thực hiện quảng cáo trên báo chí, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị vin thông khác.

2. Về việc “phi hợp thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo trên phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử”

Trước tình trạng vi phạm trong hoạt động quảng cáo thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tăng cường tchức các đoàn thanh tra, kim tra hoạt động qung cáo, bán hàng trên truyền hình tại một số đài phát thanh, truyền hình lớn (Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Kthuật số VTC, Đài Truvền hình TP Hồ Chí Minh). Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính một sđài phát thanh, truyền hình vì hành vi vi phạm trong hoạt động qung cáo.

Qua kiểm tra, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận thấy, nguyên nhân của các sai phạm về quảng cáo trên truyền hình là do:

- Chính sách quản lý và các văn bản pháp luật về quảng cáo còn nhiều bất cập. Theo đó, hiện nay, có quá nhiều cơ quan tham gia vào quản lý hoạt động quảng cáo: Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý về nội dung quảng cáo trên truyền hình theo quy định của pháp luật về báo chí, nhưng nội dung quảng cáo thì phải tuân theo quy định của pháp luật về quảng cáo và do Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch thực hiện vai trò quản lý nhà nước. Mặt khác, nội dung quảng cáo một số sản phẩm hàng hóa lại do các cơ quan quản lý chuvên ngành chịu trách nhiệm: Ví dụ, các sản phm thuộc lĩnh vực y tế như thuc, thực phm chức năng, mphẩm... do Bộ Y tế quản lý; thậm chí các cơ quan chức năng thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm phê duyệt toàn bộ nội dung kịch bản, hình ảnh, lời thoại của clip quảng cáo cho từng sản phm hàng hóa. Chất lượng sản phm hàng hóa quảng cáo bán hàng trên truyền hình do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. Hàng giả, hàng nhái liên quan đến các sản phẩm hàng hóa quảng cáo, bán hàng trên truyền hình lại do lực lượng quản lý thị trường (Bộ Công thương) quản lý.

Trên thực tế trong thời gian qua, những sai phạm trong quảng cáo, bán hàng trên truyền hình gây bức xúc trong dư luận xã hội chủ yếu liên quan đến hoạt động quảng cáo, bán hàng thuộc lĩnh vực chuyên ngành như mỹ phm, thực phm chức năng, chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Vì có sự tham gia của nhiều bộ, ngành vào quản lý nội dung quảng cáo, bán hàng trên truyền hình nên đã tạo ra nhiều k htrong việc thm định hồ sơ quảng cáo. Bên cạnh đó, sai phạm trong hoạt động quảng cáo, bán hàng trên truyền hình một phần là do các doanh nghiệp quảng cáo, bán hàng trên truyền hình lợi dụng các kẽ hở này đcố tình thực hiện các hành vi vi phạm.

Mặt khác, cùng phải khng định rằng, trong các sai phạm của hoạt động quảng cáo, bán hàng trên truyền hình có phần trách nhiệm quan trọng của lãnh đạo các đài truvền hình, đài phát thanh - truyền hình trong việc chưa kiểm soát tốt nội dung các chương trình quảng cáo, bán hàng trên truyền hình.

Với chức năng là cơ quan qun lý Nhà nước về báo chí, Bộ thông tin và Truyền thông trong các cuộc giao ban báo chí định kỳ hàng tuần, có những định hướng và văn bản chỉ đạo các cơ quan báo chí, trong đó có các đài phát thanh, truyền hình trong việc phát sóng các chương trình quảng cáo, bán hàng trên truyền hình.

Bộ cũng xử lý nghiêm túc và kịp thời đối với những sai phạm, vi phạm liên quan đến hoạt động quảng cáo trên báo chí, phát thanh, truyền hình.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã có văn bản gửi các đài yêu cầu các đài truyền hình chủ động rà soát chặt chẽ những chương trình quảng cáo bán hàng trên hệ thống truyền hình trả tiền, loại bỏ những nội dung quảng cáo có thông tin gây hiu nhầm cho người xem về tính năng, tác dụng của sản phẩm hàng hóa theo quy định của pháp luật về quảng cáo và báo chí.

Đồng thời, Bộ cũng đã có văn bản gửi các cơ quan có liên quan (Bộ Y tế, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế; Cục Qun lý chất lượng sản phm, hàng hóa - Bộ Khoa học và Công nghệ) đnghị kiểm tra, rà soát các thủ tục hành chính đối với việc phê duyệt kịch bn quảng cáo, nội dung giấy chng nhận đối với sản phm và giới hạn của việc sử dụng thông tin trên giy chứng nhận tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm để quảng cáo trên truyền hình; loại bỏ những nội dung thông tin quảng cáo gây hiểu nhầm cho người xem. Còn nội dung quảng cáo nên đ các cơ quan báo chí chủ động xây dựng phù hợp với các quy định của pháp luật về quảng cáo và báo chí, qua đó tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo các cơ quan báo chí đối với nội dung thông tin quảng cáo trên báo chí của mình.

Đgiải quyết một cách căn bản các sai phạm trong hoạt động quảng cáo, trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo trên phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử trong đó có sự phi hợp tham gia của các Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương.

3. Đi với việc ban hành, bổ sung, sửa đổi các văn bản qun lý nhà nước về lĩnh vực báo chí, phát thanh truyn hình và thông tin điện tử trong đó có văn bản quy định về quản lý lưu chiu phát thanh - truyền hình:

Tại Điều 23 của Luật Báo chí đã có quy định: “Báo chí in phải nộp lưu chiểu trước khi phát hành; báo nói, báo hình phải lưu giữ bản thảo, phim nhựa, băng, đĩa, ghi âm, ghi hình theo quy định của Hội đồng bộ trưởng”.

Tuy nhiên, để thực hiện nghiêm việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực phát thanh truyền hình, trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét việc xây dựng và ban hành sửa đi bsung một số văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí, phát thanh truyền hình và thông tin điện tử trong đó có văn bản quy định về quản lý lưu chiu phát thanh - truyền hình.

Câu hỏi 3:

Đnghị Bộ ủng hộ chủ trương, bố trí kinh phí để triển khai dự án phát triển hệ thống truyền thông cơ sở các xã phường từ năm 2012-2017. Ban hành văn bản hướng dn công tác thi đua khen thưởng đi vi các đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện và hệ thng đài truyền thanh cơ sở (Yên Bái).

Trả li:

Về văn bản hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng đối với các đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện và hệ thng đài truyền thanh cơ s:

Ngày 27/7/2010, liên Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch s17/2010/TTLT-BTTTT-BNV hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tchức của Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện. Thông tư đã quy định: “Đài Truyền thanh - Truyền hình hoặc Đài Truyền thanh huyện, thị xã, thành phthuộc tnh (sau đây gọi chung là Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện) là đơn vị trực thuộc y ban nhân dân cấp huyện, thực hiện chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền huyện. Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện chịu sự quản lý trực tiếp của y ban nhân dân cấp huyện, quản lý nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh, y ban nhân dân cấp huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tchức của Đài Truyền thanh - Truyn hình cấp huyện theo quy định của pháp luật”.

Tuy nhiên, đối với công tác thi đua khen thưởng chuyên đề trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình đã được quy định tại Quyết định số 241/QĐ-BTTTT ngày 24/2/2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định về Thi đua khen thưởng chuyên đề trong lĩnh vực phát thanh và truyền hình và Quyết định số 499/QĐ-BTTTT ngày 17/4/2012 về việc ban hành Bảng điểm thi đua trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình

Đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố căn cứ theo chức năng nhiệm vụ và căn cứ các văn bản nêu trên, xây dựng các văn bản hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng đối với các đài truyền thanh -truyền hình cấp huyện và hệ thống đài truyền thanh cơ sở dựa trên yêu cầu thực tế của địa phương.

Câu hỏi 4:

Đnghị có sự phân cấp trong việc thẩm định hồ sơ, cấp phép hoạt động và phối hợp quản lý trang thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh và mmới chương trình, tăng thời lượng phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình cp tỉnh. Thông tin trên internet là hoạt động phức tạp, phát triển mạnh mẽ và thường xuyên thay đi; một strang tin thường xuyên thay đổi địa chỉ IP, địa chỉ địa lý. Một schủ thcó trang tin thường xuyên tìm cách lách luật (đăng ký hot mail, địa chỉ địa lý ở địa phương khác, nhưng lại hoạt động tại Nghệ An. Trong khi đó, theo quy định Nghệ An không có thm quyn xlý những trang tin đó) nên việc quản lý còn gặp khó khăn (Nghệ An, Yên Bái).

Trả lời:

1. Đối với ý kiến “Cần có sự phân cấp trong việc thẩm định hồ sơ, cấp phép hoạt động và phối hp quản lý trang thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh”:

Theo quy định tại khoản 3, Điều 10 Thông tư 14/2010/TT-BTTTT ngày 29/6/2010 Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet đối với hoạt động quản lý trang thông tin điện tử và dịch vụ mạng xã hội trực tuyến, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thí điểm phân cấp cho Sở TTTT Hà Nội và Hồ Chí Minh thẩm định hồ sơ và cấp phép các trang thông tin điện tử tng hp cho các tổ chức trong nước, doanh nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước của địa phương cấp phép hoặc cấp đăng ký hoạt động.

Đến thời điểm hiện nay, Bộ đã hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sdụng dịch vụ Internet, theo đó Bộ dự kiến phân cấp thủ tục hành chính cho Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện cấp giy phép hoạt động trang thông tin điện tử tổng hp đi với các tổ chức trong nước, doanh nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước ca địa phương cấp phép hoặc cp đăng ký hoạt động. Sau khi Nghị định chính thức có hiệu lực, Bộ sẽ xây dựng các Thông tư hướng dẫn thi hành.

2. Đi với đề nghị cần mmới chương trình, tăng thời lượng phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình của Đài Phát thanh - truyền hình cp tỉnh:

Nhng năm qua, hệ thống phát thanh, truyền hình trong toàn quc có sự phát triển nhanh cả về số lượng ln nội dung, chất lượng chương trình. Hiện nay, cả nước có 67 đài phát thanh truyền hình Trung ương và địa phương (trong đó có 2 đài quốc gia, 1 đài truyền hình kthuật số, 64 đài phát thanh, truyền hình địa phương); các đài phát thanh - truyền hình đã cho ra đời nhiều kênh chương trình mới, đưa slượng các kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá tại Việt Nam lên 170 kênh với 97 kênh chương trình truyền hình qung bá, 73 kênh chương trình phát thanh qung bá.

Nhờ tăng cường công tác qun lý, thời gian qua, các Đài phát thanh và truyền hình địa phương đã hoạt động đúng tôn ch, mục đích; bám sát thực tiễn đời sống xã hội, định hướng tư tưởng và nhiệm vụ chính trị của Đảng, Chính phủ và địa phương; tích cực tuyên truyền, phản ảnh nhiều chiều, phong phú, đa dạng mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, an ninh quc phòng. Các kênh phát thanh, kênh truyền hình thực sự là phương tiện thông tin tuyên truyn nhanh, nhạy của Đảng và Nhà nước, phục vụ kịp thời, có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của đất nước và địa phương.

Trong thời gian qua, một sđài phát thanh, truyền hình địa phương đã có sự đầu tư nâng cao chất lượng; các chương trình, mở mới và tăng thời lượng phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình. Các chương trình phát sóng đảm bảo chất lượng, đạt hiệu quả về thông tin tuyên truyền, có sức chiến đấu cao; nội dung thông tin phong phú, phản ánh kịp thời, nhanh nhạy các sự kiện, vấn đề nóng xảy ra trong đời sống xã hội... Trong khung chương trình phát sóng, các chương trình thời sự chính trị, chính luận đều được các đài bố trí chiếm tỷ trọng lớn trên tổng thời lượng phát sóng một ngày của kênh chương trình.

Tuy nhiên, đ nâng cao hơn na chất lượng, hiệu quả thông tin chương trình đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền, nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội của địa phương, thực sự đóng vai trò định hướng dư luận trước những vn đđặt ra ở cơ sở, đphù hợp với xu thế phát trin chung nhằm tăng thời lượng phát sóng của các Đài phát thanh truyền hình địa phương, với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, phát thanh và truyền hình, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp:

- Tập trung xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của công tác quản lý Nhà nước về phát thanh, truyền hình, cụ thể:

+ Xây dựng Đề án Quy hoạch hệ thống phát thanh truyền hình nhằm nâng cao chất lượng nội dung chương trình phát thanh, truyền hình.

+ Triển khai thực hiện Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ

+ Triển khai Thông tư số 09/TT-BTTTT ngày 6/7/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục kênh chương trình truyền hình trong nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền, thiết yếu.

+ Triển khai Thông tư số 19/2009/TT-BTTTT ngày 28/5/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc liên kết trong hoạt động sản xut chương trình phát thanh, truyền hình.

- Kiến nghị các cơ quan chức năng tăng đầu tư ngân sách nhà nước cho kênh chương trình truyền hình trong nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu đnâng cao chất lượng nội dung các chương trình phát thanh, truyn hình. Đi với các kênh chương trình còn lại tự cân đi kinh phí đthực hiện.

- Tăng cường tổ chức bồi dưng, đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, biên tập viên các Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao bản lĩnh chính trị.

- Tiếp tục chỉ đạo định hướng nội dung thông tin cho các Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phnhằm nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình của địa phương.

Câu hỏi 6:

Đnghị Bộ tăng cường tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu, các bui hội thảo cho cp tỉnh vcông tác quản nhà nước lĩnh vực thông tin - truyền thông, đặc biệt là công tác quản nhà nước về thông tin đối ngoại, thông tin điện t đcán bộ, chuyên viên của Sở TTTT cấp tỉnh được tham gia học tập, nâng cao trình độ. Tiếp tục xây dựng các văn bản pháp quy, cơ chế chính sách cho cán bộ làm công tác qun lý nhà nước về thông tin đi ngoại các cấp (Yên Bái).

Trả li:

- Thực hiện Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế Quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại, từ năm 2011, Bộ đã phối hợp tchức 39 Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại, công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí tại 39 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tchức 01 Lớp bồi dưỡng kỹ năng, thông tin đối ngoại cho đội ngũ cán bộ chuyên trách của các địa phương trên cả nước tại Hà Nội. Xây dựng Chỉ thị số 21/CT-TTg về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 - 2020 trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 06 tháng 8 năm 2012; đã xây dựng Chương trình hành động quốc gia về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020 trình Thủ tướng phê duyệt.

Trong năm 2013, Bộ sẽ tiếp tục phối hp với các tỉnh, thành phố đmở các lớp tập huấn về công tác thông tin đối ngoại cho cán bộ chủ cht, cán bộ chuyên trách về thông tin đối ngoại của các tỉnh, thành ph. Dự kiến mở 03 lớp tập huấn chuyên sâu tại 03 miền cho cán bộ của các Sở TTTT.

Hiện nay, Cục Thông tin đối ngoại đang hoàn thiện những khâu cuối để xuất bản cuốn sách “Sổ tay công tác thông tin đối ngoại” trong năm 2012. Đây là những tài liệu giúp địa phương hiểu rõ hơn về công tác thông tin đi ngoại cũng như quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại tại địa phương.

4. Về lĩnh vục Xuất bn:

Câu hỏi 1:

Đnghị xem xét, thng nhất hình thức quản đi với hoạt động phát hành ở địa phương (Yên Bái).

Trả li

Theo Điều 1 và Điều 7 Luật xuất bản năm 2004 đã được sửa đổi, bsung một số điều năm 2008, "hoạt động xuất bn bao gm các lĩnh vực xut bản, in và phát hành xut bản phm ”, “Bộ Thông tin và Truyn thông chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thng nht quản lý nhà nước về hoạt động xut bn” và “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phổ trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện qun lý nhà nước về hoạt động xut bản tại địa phương theo sự phân cp ca Chính phủ."

Ngoài ra, đtăng cường quản lý hoạt động phát hành xuất bn phm trên phạm vi cả nước, Luật xuất bản số 19/2012/QH13 vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 4, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013 cũng đã bsung quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 36 và khoản 1, khoản 2 Điều 37 về hoạt động phát hành xuất bản phm. Cụ th:

“Điều 36. Hoạt động phát hành xuất bản phẩm

3. Điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Người đứng đu cơ sở phát hành phải thường trú tại Việt Nam; có văn bng hoặc chứng chỉ bi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ v phát hành xut bn phm do cơ sở đào tạo, bi dưỡng chuyên ngành phát hành xut bản phm cp;

b) Có một trong các loại giấy chng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

c) Có địa điểm kinh doanh xuất bản phẩm.

4. Điều kiện hoạt động đi với cơ sở phát hành là hộ kinh doanh:

a) Chhộ phi thường trú tại Việt Nam;

b) Có giấy chng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Có địa điểm kinh doanh xuất bản phm.”

“Điều 37. Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm

1. Trước khi hoạt động, cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải đăng kí hoạt động phát hành xuất bản phm với cơ quan quản nhà nước vhoạt động xut bản theo quy định sau đây:

a) Cơ sở phát hành có trụ sở chính và chi nhánh tại hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đăng ký hoạt động với Bộ Thông tin và Truyn thông;

b) Cơ sphát hành có trụ sở chính và chi nhánh tại cùng một tỉnh, thành phtrực thuộc trung ương đăng ký hoạt động với y ban nhân dân cp tỉnh.

2. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định thủ tục, hồ sơ đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phm. "

Với các quy định mới này của Luật xuất bản năm 2012 sẽ tạo khung pháp lý thống nhất trong việc quản lý hoạt động phát hành xuất bản phẩm trong cả nước.

5. Công nghệ thông tin

Câu hỏi 1:

Bộ cn có văn bản chỉ đạo, hướng dn cho các Sở Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp thực hiện theo Nghị định sổ 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 và Nghị định 77/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 về chổng thư rác đạt hiệu quả cao hơn. Bộ cần triến khai các văn bn liên quan đến ngành kịp thời đ tchức thực hiện đúng với hiệu lực quy định (Trà Vinh).

Trả li:

Đi với việc thực hiện Nghị định 90/2008/NĐ-CP, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết số 12/2008/TT-BTTTT ngày 30/12/2008.

Nghị định số 77/2012/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 của Chính phủ về chống thư rác có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013; về cơ bản các nội dung trong nghị định là khá chi tiết, cụ thvà các doanh nghiệp đơn vị có thcăn cứ vào các điều khoản đã được quy định trong đó để thực hiện. Ngày 13/11/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã tổ chức Hội nghị chống tin nhắn rác và triển khai Nghị định 77/2012/NĐ-CP có sự tham gia của hầu hết các tchức, doanh nghiệp có liên quan nhằm phbiến các nội dung trong Nghị định. Đối với một snội dung mới chưa được quy định chi tiết như cấp mã số quản lý dịch vụ nội dung qua tin nhắn, cấp tên định danh,... thì hiện nay, Bộ đã có kế hoạch xây dựng Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định 77/2012/NĐ-CP dự kiến trong tháng 7/2013 trình ký ban hành để hoàn thiện và đồng bộ với quy định mới của Nghị định 77. Đối với những nội dung cần trin khai sớm nhằm tăng cường hiệu quả chống tin nhắn rác, trong thời gian tới, Bộ cũng sẽ có công văn chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp, các cơ quan có liên quan thực hiện.

Đối với các nội dung kiến nghị khác của các Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng sẽ tiếp tục đôn đốc các đơn vị chức năng trả lời.

Trân trọng.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng (để b/c);
- Trung tâm thông tin;
- Lưu: VT, VP, TKTH.

TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG




Nguyễn Trọng Phát

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất