Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 3377/BCA-C61 của Bộ Công an về hướng dẫn triển khai Quyết định 1110 và Quyết định 44 của Thủ tướng Chính phủ
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 3377/BCA-C61
Cơ quan ban hành: | Bộ Công an | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3377/BCA-C61 | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phạm Quý Ngọ |
Ngày ban hành: | 05/09/2013 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính |
tải Công văn 3377/BCA-C61
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3377/BCA-C61 | Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2013 |
Kính gửi: | - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; |
Ngày 17/8/2012 và ngày 15/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1110/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Quyết định số 1110) và Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy (gọi tắt là Quyết định số 44). Để triển khai thực hiện có hiệu quả, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện như sau:
I. Mục tiêu của việc ban hành Quyết định số 1110 và Quyết định số 44
1. Xây dựng và phát triển toàn diện lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH); nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
II. Nhiệm vụ trọng tâm
1. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Luật phòng cháy và chữa cháy, Chỉ thị 1634/CT-TTg ngày 31/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Quyết định số 1110/QĐ-TTg và Quyết định 44/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch triển khai thực hiện 02 Quyết định nêu trên.
2. Tổ chức thông tin tuyên truyền cho quần chúng nhân dân nội dung cơ bản của Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg; trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thường trực chiến đấu, tiếp nhận, xử lý thông tin về tai nạn, sự cố của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ qua số điện thoại khẩn cấp 114.
3. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy, biên chế, đào tạo nâng cao trình độ và đầu tư trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH. Trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015, tập trung thành lập mới 12 Sở Cảnh sát PCCC, 90 đội chữa cháy, 108 đội cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp; xây dựng Trung tâm ứng cứu khẩn cấp PCCC và CNCH quốc gia (khu vực phía Bắc), Trung tâm kiểm định phương tiện PCCC và CNCH quốc gia, Trung tâm Chỉ huy điều hành công tác PCCC và CNCH quốc gia; bổ sung quân số 8.575 người; đầu tư trang bị phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa doanh trại cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH.
4. Tập trung củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy các cấp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đội dân phòng, đội phòng cháy chữa cháy cơ sở và chuyên ngành. Tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, tuyên truyền trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy; mỗi khu dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có đủ lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại chỗ đủ mạnh, trang bị dụng cụ, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cần thiết đáp ứng được yêu cầu xử lý các vụ cháy, sự cố, tai nạn xảy ra tại chỗ kịp thời và có hiệu quả. Đảm bảo chế độ, chính sách cho đội viên đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở, dân phòng, chuyên ngành và có chính sách bồi thường thỏa đáng thiệt hại cho nhân dân trong quá trình tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
III. Nhiệm vụ cụ thể
1. Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các tổ chức đoàn thể (gọi tắt là bộ, ngành)
- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1110 và Quyết định số 44 của Thủ tướng Chính phủ. Định kỳ hàng năm sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và báo cáo Chính phủ (qua Bộ Công an) để tổng hợp theo quy định.
- Tiếp tục quan tâm đầu tư ngân sách cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Hằng năm có kế hoạch phân bổ ngân sách cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của bộ, ngành; khi xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển của bộ, ngành phải quan tâm đảm bảo các điều kiện phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Chỉ đạo các lực lượng cứu nạn, cứu hộ của các bộ, ngành đóng trên địa bàn, lực lượng thường trực cấp cứu của các trung tâm y tế, bệnh viện xây dựng quy chế phối hợp với lực lượng PCCC để tham gia xử lý các sự cố, tai nạn xảy ra.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, hàng năm căn cứ Đề án quy hoạch, các dự án được duyệt, lập kế hoạch cấp kinh phí đầu tư cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện đúng tiến độ của Đề án, dự án.
- Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện đảm bảo hệ thống giao thông, các dự án về cấp nước chữa cháy đô thị đảm bảo đáp ứng nhu cầu phục vụ chữa cháy và đảm bảo yêu cầu theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 06:2010/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình; Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT/BXD-BCA ngày 10/4/2009 hướng dẫn thực hiện việc cấp nước phòng cháy, chữa cháy tại đô thị và khu công nghiệp.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu đề xuất chế độ, chính sách đối với lực lượng làm công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của địa phương triển khai thực hiện Quyết định số 1110 và Quyết định số 44 của Thủ tướng Chính phủ. Định kỳ hàng năm sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và báo cáo Bộ Công an để tổng hợp thông tin báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
- Chỉ đạo lực lượng Công an các cấp đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy; tổ chức các hoạt động hưởng ứng "Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy" hàng năm với các nội dung phong phú, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm, huy động nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, chú trọng lực lượng thanh niên, học sinh, sinh viên. Biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy; nhân rộng các điển hình tiên tiến tạo ra thế trận vững chắc trong phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy.
- Quan tâm đầu tư ngân sách cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nói chung và cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nói riêng; hằng năm có kế hoạch phân bổ ngân sách cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; ưu tiên quy hoạch xây dựng các đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; các trung tâm thông tin chỉ huy điều hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Bố trí địa điểm để xây dựng doanh trại cho các đội chữa cháy, đội cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp mới thành lập của địa phương; hỗ trợ kinh phí cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ địa phương để xây dựng, cải tạo, nâng cấp doanh trại, trang bị, sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn; đầu tư kinh phí và xây dựng lực lượng dân phòng theo quy định tại Luật phòng cháy và chữa cháy. Đảm bảo trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 tối thiểu phải thành lập mới 01 đội chữa cháy hoặc đội cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp.
- Chỉ đạo các Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, những cơ sở kinh tế trọng điểm tại địa phương thành lập các đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở làm việc theo chế độ chuyên trách theo quy định. Phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ 70%, đến năm 2020 đạt tỷ lệ 100% cơ sở kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế có đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở làm việc theo chế độ chuyên trách.
- Chỉ đạo việc thành lập và duy trì hoạt động của lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và lực lượng dân phòng. Rà soát, củng cố và xây dựng mới các đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy, nhất là ở những cơ sở, địa bàn trọng điểm, các khu dân cư tập trung có nhiều nguy cơ xảy ra cháy; tăng cường trang bị phương tiện, huấn luyện nghiệp vụ, đảm bảo lực lượng này hoạt động có hiệu quả, đủ khả năng dập tắt đám cháy khi mới phát sinh; tổ chức cứu nạn, cứu hộ kịp thời các vụ sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn quản lý. Thực hiện tốt phương châm bốn tại chỗ (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ), xem đây là yếu tố quyết định ngăn chặn nguy cơ cháy và hạn chế được thiệt hại do cháy và các sự cố, tai nạn gây ra. Phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ 80%, đến năm 2020 đạt tỷ lệ 100% cơ sở có đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở; đến năm 2015 đạt tỷ lệ 70% đến năm 2020 đạt tỷ lệ 100% đơn vị cấp xã có đội dân phòng được trang bị các thiết bị, dụng cụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tính chất và đặc điểm của địa phương.
- Chỉ đạo xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống giao thông, các dự án về cấp nước chữa cháy đô thị đảm bảo đáp ứng nhu cầu phục vụ chữa cháy theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT/BXD-BCA ngày 10/4/2009 Hướng dẫn thực hiện việc cấp nước phòng cháy, chữa cháy tại đô thị và khu công nghiệp.
IV. Nguồn kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí có thể huy động để thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy và Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 gồm:
- Ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương);
- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại và vay ưu đãi của các nước, tổ chức đa phương;
- Nguồn thu từ bảo hiểm cháy nổ;
- Nguồn thu từ các hợp đồng hoặc thỏa thuận cứu hộ;
- Nguồn hỗ trợ đóng góp của các bộ, ngành, đơn vị kinh tế (khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế) và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước.
Trên đây là một số nội dung hướng dẫn việc triển khai thực hiện Quyết định số 1110/QĐ-TTg và Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Công an (Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) để phối hợp giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |