Công văn 337/BNN-TCTL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thỏa thuận quy hoạch phòng chống lũ chi tiết tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 337/BNN-TCTL

Công văn 337/BNN-TCTL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thỏa thuận quy hoạch phòng chống lũ chi tiết tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:337/BNN-TCTLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Đào Xuân Học
Ngày ban hành:10/02/2011Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính

tải Công văn 337/BNN-TCTL

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 337/BNN-TCTL PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 337/BNN-TCTL DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

__________________________

Số: 337/BNN-TCTL
V/v: thỏa thuận quy hoạch phòng chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2011

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được văn bản số 3312/UBND-NN4 ngày 29/7/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc thỏa thuận Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, kèm theo hồ sơ dự án quy hoạch do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam lập tháng 10 năm 2010, giải trình bổ sung tháng 01 năm 2011, báo cáo thẩm định của Trung tâm Thủy văn ứng dụng và kỹ thuật môi trường (Viện Thủy văn Môi trường và Biến đổi khí hậu) - Trưởng đại học Thủy Lợi và các ý kiến tham gia của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tại công văn số 5013/UBNN-NN ngày 02/7/2010, của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tại công văn số 1738/UBND-KT5 ngày 01/6/2010. Sau khi nghiên cứu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau:

1. Về mức đảm bảo phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê:

Căn cứ Quyết định 92/2007/QĐ-TTg ngày 21/6/2007 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và quy phạm phân cấp đê QPTL A.6.77. Mức đảm bảo phòng chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được xác định trên cơ sở mực nước tính toán tương ứng tại trạm thủy văn Hà Nội không vượt quá 13,10m và đặc điểm từng khu vực bảo vệ, cụ thể:

- Đối với khu vực do đê tả sông Hồng bảo vệ, mức đảm bảo phòng, chống lũ P = 0,33%. (đê hữu Hồng phía đối diện và tả Hồng phía hạ lưu thuộc thành phố Hà Nội mức đảm bảo phòng chống lũ P = 0,2%).

- Đối với khu vực do đê tả sông Lô bảo vệ, mức đảm bảo phòng, chống lũ P = 2%. (đê hữu Lô thuộc tỉnh Phú Thọ mức đảm bảo phòng chống lũ P = 0,6%).

- Đối với khu vực do đê tả sông Phó Đáy bảo vệ, mức đảm bảo phòng, chống lũ P = 1%.

- Đối với khu vực do đê hữu sông Phó Đáy bảo vệ, mức đảm bảo phòng, chống lũ P = 2%.

- Đối với khu vực do đê tả, hữu sông Cà Lồ bảo vệ, mức đảm bảo phòng, chống lũ thống nhất như đề nghị của UBND tỉnh.

2. Về chỉ giới thoát lũ:

2.1. Phạm vi giữa chỉ giới thoát lũ hai bên sông tạo thành hành lang thoát lũ, ngoài việc đảm bảo thoát được lưu lượng tối thiểu bằng lưu lượng lũ thiết kế của tuyến đê, còn phải phù hợp với tuyến thoát lũ thiết kế của tuyến đê đối diện, lân cận (thượng, hạ lưu) và đảm bảo thoát được lũ lịch sử. Chiều rộng tuyến thoát lũ phải đảm bảo tính đồng đều, bán kính cong hợp lý, trơn thuận dòng chảy theo thế sông hiện tại, cụ thể như sau:

- Đối với đoạn sông Hồng: đê phía bờ hữu và đoạn nối tiếp ở hạ lưu phía bờ tả thuộc thành phố Hà Nội có mức đảm bảo phòng chống lũ (P = 0,2%) lớn hơn so với đoạn đê bờ tả thuộc tỉnh Vĩnh Phúc (P = 0,33%). Do vậy, hành lang thoát lũ phải đảm bảo thoát nước được lũ thiết kế ứng với mức chống lũ P = 0,2%. Chỉ giới thoát lũ phía bờ tả: từ K4+500 đến K16+00 đi theo tuyến đê bối các xã Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, An Tường và Vĩnh Thịnh từ K16+00 đến K31+700 đi theo tuyến đê bối Vĩnh Tường - Yên Lạc.

- Đối với sông Lô: hành lang thoát lũ phải đảm bảo thoát lũ tương ứng với mức đảm bảo phòng chống lũ của tuyến đê hữu Lô P = 0,6%. Chỉ giới thoát lũ phía bờ tả từ K0 đến K8+530 và từ K10+200 đến K27+800 đi theo tuyến đê chính, đoạn từ K8+530 ÷ K10+200 chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê bối xã Đôn Nhân.

- Đối với sông Phó Đáy: hành lang thoát lũ giữa hai đê chính.

2.2. Đối với khu vực dân cư ở ngoài bãi sông Hồng, song song với đường chỉ giới thoát lũ cần xác định chỉ giới xây dựng đảm bảo khoảng lưu không (khu đệm) có chiều rộng tối thiểu 50m, tạo hành lang xanh, kết hợp làm đường quản lý, phân ranh hành lang thoát lũ kết hợp đường giao thông.

2.3. Khu vực trong hành lang thoát lũ và khu đệm phải di dời nhà cửa, công trình kiến trúc để đảm bảo thông thoáng dòng chảy; khu vực bãi sông từ chỉ giới xây dựng đến chỉ giới phạm vi bảo vệ đê điều có thể khai thác quỹ đất theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của Luật Đê điều.

2.4. Các bãi nổi giữa sông bên trong hành lang thoát lũ không được nâng cao trình và không được xây dựng công trình làm ảnh hưởng đến thoát lũ.

3. Về các giải pháp và thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch:

Thống nhất các giải pháp thực hiện quy hoạch như đề nghị của UBND tỉnh. Về thứ tự thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị ưu tiên thực hiện một số giải pháp như sau:

3.1. Tiếp tục củng cố, tu bổ đê điều, bao gồm đồng bộ cả đê, cống qua đê, công trình quản lý, đảm bảo an toàn của các tuyến đê theo tiêu chuẩn thiết kế.

3.2. Xây dựng hạng mục chỉ giới thoát lũ và chỉ giới xây dựng.

3.3. Trồng cây chắn sóng bảo vệ đê và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.

3.4. Tổ chức di dân tái định cư và giải phóng các công trình dân dụng, vật kiến trúc gây cản trở thoát lũ trong phạm vi hành lang thoát lũ và khu vực đệm.

3.5. Xây dựng, tu bổ, nâng cấp các công trình tiêu úng, thoát lũ và các hạng mục khác.

4. Một số vấn đề lưu ý:

4.1. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo:

- Kiểm tra việc tính toán, xác định chỉ giới thoát lũ đoạn tương ứng với đê từ K16+00 đến K31+700 đê tả sông Hồng đảm bảo phù hợp với hành lang thoát lũ đoạn sông Hồng thuộc thành phố Hà Nội; đồng thời xem xét việc xác định chỉ giới thoát lũ đoạn tương ứng với đê từ K0 đến K4+500 đảm bảo thoát lũ thiết kế của tuyến sông.

- Kiểm tra, rà soát việc tính toán xác định lưu lượng và mực nước lũ thiết kế khu vực thượng lưu sông Phó Đáy đảm bảo phù hợp với mức đảm bảo phòng chống lũ của tuyến đê tả, hữu Phó Đáy.

4.2. Đơn vị tư vấn lập báo cáo quy hoạch, đơn vị thẩm định thiết kế quy hoạch chịu trách nhiệm về tính chính xác kết quả tính toán xác định lưu lượng, mực nước lũ thiết kế và chỉ giới thoát lũ đối với quy hoạch phòng chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

4.3. Việc khai thác sử dụng bãi sông để phát triển kinh tế - xã hội phải thực hiện theo quy định của Luật Đê điều và chỉ được tiến hành sau khi đã thực hiện cắm mốc chỉ giới thoát lũ và chỉ giới xây dựng.

Trên đây là ý kiến thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 làm cơ sở để Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc triển khai các bước tiếp theo.

 

 Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc;
- Lưu: VT, TCTL (VT, ĐĐ. 5b).

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đào Xuân Học

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi