Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 3330/BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 3330/BNN-TCCB
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3330/BNN-TCCB | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Hoàng Văn Thắng |
Ngày ban hành: | 15/11/2011 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính |
tải Công văn 3330/BNN-TCCB
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3330/BNN-TCCB | Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2011 |
Kính gửi: | - Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc thuộc Bộ; |
Ngày 20 tháng 9 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã có Quyết định số 1620/QĐ-TTg, ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Đây là phong trào thi đua được triển khai sâu rộng từ Trung ương đến cấp cơ sở, với mục tiêu là: xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nhanh nông thôn với đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Để Phong trào thi đua được triển khai rộng khắp trong toàn ngành, đạt kết quả toàn diện, Bộ yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng Giám đốc Tổng công ty 91 và Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Thành phố Trực thuộc Trung ương, Chủ tịch các Hội, Hiệp Hội hoạt động lĩnh vực ngành tổ chức thực hiện những nội dung sau đây:
I. NỘI DUNG THI ĐUA
1. Phổ biến sâu rộng Phong trào thi đua này đến toàn thể cán bộ công nhân viên chức và người lao động trong đơn vị để triển khai thực hiện.
2. Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị được giao của mỗi đơn vị, xây dựng kế hoạch thực hiện, với phương châm “Phát huy nội lực là chính” phù hợp với sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và thực tiễn ở đơn vị hướng về nông dân, nông thôn; gắn Phong trào thi đua này với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc vận động, không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và các đoàn thể chính trị vững mạnh; đồng thời Phong trào thi đua phải gắn kết với các cuộc vận động lớn của các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, phát động, tạo khí thế thi đua sôi nổi, liên tục trong các cấp các ngành và các lĩnh vực của đời sống xã hội.
3. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua trong toàn ngành: Phong trào “ Thi đua Vì sự nghiệp Công nghiệp hóa Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; phong trào thi đua “Vì một nền nông nghiệp Việt Nam chất lượng cao bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm”; Phong trào thi đua “Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) trồng rau, quả, chè; Áp dụng mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc xuất xứ thực hiện nuôi tốt (GAP) trong Thủy sản; Phong trào thi đua “Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng công trình hồ chứa nước Tả Trạch trong 2 năm 2011 - 2012 ” v.v... Các phong trào thi đua do Bộ đã phát động nói trên, tạo động lực mới cho phong trào thi đua yêu nước của toàn ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
II. TIÊU CHUẨN THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
1. Tiêu chuẩn thi đua (các đơn vị trực thuộc Bộ):
- Hoàn thành có chất lượng, đúng thời hạn các văn bản hướng dẫn xây dựng nông thôn mới được quy định tại Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới ban hành theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
- Bám sát thực tiễn, nghiên cứu bổ sung kịp thời các hướng dẫn và tham mưu cho Bộ đề ra các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới cho cơ sở;
- Có đăng ký và tham gia chỉ đạo, hỗ trợ làm chuyển biến rõ nét ít nhất một địa phương trong xây dựng nông thôn mới. Bộ đăng ký hỗ trợ cấp tỉnh; những đơn vị trực thuộc Bộ (cấp Cục, Vụ, Viện...) đăng ký hỗ trợ ít nhất 01 đơn vị cấp huyện hoặc cấp xã.
2. Hình thức khen thưởng:
a) Hàng năm, Các đơn vị trực thuộc Bộ phải coi kết quả triển khai tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” là nội dung quan trọng khi đánh giá thi đua cho các đơn vị cấp dưới.
Việc xét khen thưởng hàng năm về kết quả thực hiện Phong trào thi đua của các đơn vị trực thuộc Bộ, theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
b) Khen thưởng tổng kết giai đoạn 2011-2015:
- Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương chọn mỗi cụm, khối thi đua một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, một Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương để đề nghị khen thưởng. Do đó để xét khen thưởng tổng kết giai đoạn 2011-2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn 02 - 03 đơn vị trực thuộc có thành tích tiêu biểu để đề nghị khen thưởng;
- Việc xét khen thưởng cho các đơn vị trực thuộc Bộ còn lại, đạt thành tích xuất sắc do Bộ quy định.
c) Hình thức và mức khen thưởng:
Các đơn vị trực thuộc Bộ, các thành phần kinh tế và các cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc đặc biệt xuất sắc trong việc thực hiện Phong trào thi đua được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen hoặc được đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương các loại hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
d) Kinh phí khen thưởng:
Được bố trí từ nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 và theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” được triển khai thực hiện từ năm 2011 đến năm 2020, chia thành các giai đoạn:
1. Giai đoạn 1 (từ 2011 -2015):
- Năm 2011: Tổ chức phát động, hướng dẫn thực hiện Phong trào trong phạm vi lĩnh vực, đối tượng được phụ trách.
- Năm 2012: Đánh giá việc chỉ đạo điểm, nhân rộng phong trào.
- Từ 2012 - 2015: Triển khai sâu rộng phong trào để thực hiện các nội dung kế hoạch. Tổ chức sơ kết ở cấp huyện, cấp tỉnh và cấp Trung ương trong năm 2015.
2. Giai đoạn 2 (từ 2016 - 2020):
Các đơn vị trực thuộc Bộ trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả việc thực hiện Giai đoạn 1, tiếp tục triển khai Giai đoạn 2 của Phong trào thi đua và tổng kết vào năm 2020.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ: căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động cụ thể, thiết thực gắn với việc thực hiện 11 nội dung và 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đảm bảo phát triển bền vững.
2. Đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Nhà nước: Căn cứ các chức năng, nhiệm vụ và Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng kế hoạch với các nhiệm vụ, chỉ tiêu giải pháp cụ thể, thiết thực triển khai có hiệu quả phong trào thi đua.
3. Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành; căn cứ Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng kế hoạch với nội dung, tiến độ và giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, hướng dẫn và triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua.
4. Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam: phối hợp với các cấp chính quyền hướng dẫn các đơn vị và công đoàn cơ sở trực thuộc thực hiện nội dung thi đua theo từng lĩnh vực, từng khối công tác trong ngành. Động viên công nhân viên chức, người lao động và đoàn viên công đoàn tích cực hưởng ứng tham gia phong trào thi đua tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng và hành động.
5. Các Hội, Hiệp hội xã hội nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ: tăng cường tuyên truyền, động viên, thu hút hội viên tham gia phong trào thi đua trong công việc hàng ngày phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên.
6. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, các đơn vị trực thuộc Bộ, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, các Tổng công ty 91, sở Nông nghiệp và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo tình hình tổ chức thực hiện Phong trào thi đua về Bộ để tổng hợp báo cáo Hội đồng thi đua Khen thưởng Trung ương và Thủ tướng Chính phủ.
7. Giao Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan:
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Phong trào thi đua ở một số địa phương và các đơn vị, cơ quan trực thuộc Bộ;
- Tham mưu cho Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ xét và công nhận kết quả thi đua của các đơn vị trong ngành.
8. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề cần thông tin, trao đổi, hoặc đề xuất, bổ sung, sửa đổi, đề nghị phản ánh về Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |