Công văn 3284/UBND-KGVX Hà Nội thực hiện Kết luận về phòng, chống dịch COVID-19
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 3284/UBND-KGVX
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3284/UBND-KGVX |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Ngô Văn Quý |
Ngày ban hành: | 22/07/2020 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hành chính, COVID-19 |
tải Công văn 3284/UBND-KGVX
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 3284/UBND-KGVX | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2020 |
Kính gửi: | - Các Sở, ban, ngành Thành phố; |
Thực hiện kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại các Thông báo: số 219/TB-VPCP ngày 30/6/2020, số 238/TB-VPCP ngày 12/7/2020 của Văn phòng Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19, UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 với nội dung sau:
1. Trên Thế giới, dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn có khả năng nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài. Các quận, huyện, thị xã, các ngành, lực lượng chức năng tiếp tục thực hiện chiến lược phòng, chống dịch như đã đề ra, giữ vững thành quả quan trọng về phòng, chống dịch đã đạt được trong thời gian qua; tiếp tục đề cao cảnh giác, không để phạm sai lầm, khuyết điểm, lơ là trong công tác phòng, chống dịch; tuyệt đối không để xảy ra làn sóng thứ hai lây nhiễm dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Các cơ quan truyền thông, báo, đài của Thành phố tiếp tục việc thông tin, truyền thông về công tác phòng, chống dịch bệnh, các biện pháp phòng chống dịch để người dân yên tâm; các quận, huyện, thị xã tiếp tục duy trì các biện pháp phòng chống dịch, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, không để người dân chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch chủ động, trước hết là sẵn sàng truy vết, xét nghiệm nhanh, rửa tay, đeo khẩu trang ở những nơi công cộng tập trung đông người.
2. Tiếp tục tổ chức tốt và giám sát chặt chẽ, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch trong việc tiếp nhận các trường hợp nhập cảnh, thực hiện việc cách ly y tế theo quy định. Các đơn vị lưu ý tạo thuận lợi nhiều hơn về thủ tục, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước được cách ly tập trung và cách ly bằng các hình thức phù hợp, linh hoạt đối với từng loại đối tượng.
Tuân thủ chặt chẽ quy trình tiếp nhận các trường hợp nhập cảnh, tổ chức cách ly y tế đối với từng đối tượng theo quy định. Giải quyết kịp thời thủ tục cho nhà ngoại giao, chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao, học sinh và sinh viên nước ngoài học tập tại Việt Nam nhập cảnh vào Thành phố. Hướng dẫn thủ tục nhập cảnh đối với người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con) của các nhà ngoại giao, nhà đầu tư, chuyên gia theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
3. Giao Sở Y tế tiếp tục theo dõi sát diễn biến dịch, kiên định 5 nguyên tắc: ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch. Hướng dẫn thực hiện các biện pháp cách ly phù hợp với từng đối tượng nhập cảnh, thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định. Ngành y tế phải luôn trong tình trạng báo động để kịp thời xử lý các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra; đảm bảo việc duy trì năng lực và sẵn sàng đáp ứng của hệ thống y tế với các tình huống mới của dịch bệnh; hướng dẫn quy trình chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực để sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong thời gian tiếp theo. Song song với phòng, chống dịch COVID-19 cần tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết..., không để dịch chồng dịch.
4. Giao Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Y tế và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã có liên quan tiếp tục chuẩn bị các cơ sở cách ly tập trung để cách ly công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước, kể cả việc bố trí các doanh trại, các trường thuộc quân đội, các khách sạn, cơ sở lưu trú và các cơ sở phù hợp khác làm nơi cách ly. Bộ Tư lệnh Thủ đô là đầu mối quản lý cách ly tập trung tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch tại các khu cách ly tập trung theo đúng quy định.
5. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Y tế triển khai giám sát, xét nghiệm Covid-19 đối với thực phẩm nhập khẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ theo chỉ đạo của Trung ương.
6. Sở Du lịch phối hợp với Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã đề xuất với UBND Thành phố bố trí thêm các cơ sở lưu trú để cách ly các chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao nhập cảnh. Giao Sở Du lịch chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch, lữ hành cần có kế hoạch sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế trở lại khi điều kiện cho phép và có chỉ đạo từ Trung ương.
7. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành chủ động triển khai các giải pháp kết nối, thúc đẩy lưu thông hàng hóa với thị trường quốc tế.
8. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ. Giao các Sở: Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành và cơ quan liên quan đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của. Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, kiến nghị giải pháp và Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
9. Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh thông tin, truyền thông về thành công của Thành phố trong phòng, chống dịch COVID-19, phê phán các thông tin xấu, độc; lưu ý tăng cường thông tin, tuyên truyền về các thành quả khoa học công nghệ trong phòng, chống dịch, kinh tế số, đặc biệt là ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động kinh tế - xã hội và trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của Thành phố.
10. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính tiếp tục đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Các Sở, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng GDP. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ khó khăn cho từng dự án cụ thể; đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa, du lịch nội địa.
11. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp Văn phòng UBND Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu tham mưu đề xuất, báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố về việc thành lập Ban Chỉ đạo Thành phố về phát triển kinh tế xã hội và phòng, chống dịch COVID-19.
Trên đây là nội dung tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được phân công nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây