Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 3238/BGTVT-KHĐT của Bộ Giao thông Vận tải tình hình triển khai thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 3238/BGTVT-KHĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3238/BGTVT-KHĐT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 26/03/2014 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính |
tải Công văn 3238/BGTVT-KHĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3238/BGTVT-KHĐT | Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2014 |
Kính gửi: Văn phòng Chủ tịch nước
Từ thời điểm tháng 1 năm 2013 đến nay, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) nhận được các văn bản về thông báo, kết luận của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có ý kiến chỉ đạo liên quan đến ngành, giao thông vận tải.
Khi nhận được các văn bản nêu trên, Bộ GTVT đều nghiêm túc nghiên cứu, triển khai thực hiện và có văn bản gửi các địa phương về phương án xử lý. Trường hợp liên quan đến chủ trương đầu tư, vốn đầu tư vượt thẩm quyền đều được Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết.
Bộ GTVT xin gửi Văn phòng Chủ tịch nước báo cáo cập nhật đến thời điểm hiện nay về tình hình triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến lĩnh vực GTVT được nêu tại các văn bản chỉ đạo nêu trên và đề nghị Văn phòng Chủ tịch nước tổng hợp báo cáo Chủ tịch nước về tình hình triển khai thực hiện của Bộ GTVT (kèm theo Báo cáo chi tiết tình hình triển khai thực hiện).
Bộ GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện các chỉ đạo của Chủ tịch nước liên quan đến lĩnh vực GTVT, phấn đấu làm tốt hơn nữa công tác quản lý đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn lực quốc gia cho phát triển kết cấu hạ tầng GTVT./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
BÁO CÁO CHI TIẾT
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG
1. Văn bản số 234/VPCTN-TH ngày 27/2/2014 thông báo ý kiến của Chủ tịch nước đối với tỉnh Bình Định và Phú Yên với các kiến nghị như sau:
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch nước tại văn bản nêu trên, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 2952/BGTVT-KHĐT ngày 19/3/2014 báo cáo Chủ tịch nước với nội dung như sau:
- Kiến nghị tỉnh Bình Định "(1) Đề nghị Bộ chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và các Bộ, ngành liên quan tham mưu, kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội cho phép bổ sung Dự án nâng cấp QL19 (đoạn từ cảng Quy Nhơn đến giao QL1A, dài 17km) được đầu tư từ nguồn vốn TPCP 170 nghìn tỷ phát hành mới hoặc nghiên cứu, đề xuất phương án bố trí vốn từ nguồn vốn dư của dự án mở rộng QL1A và cơ chế tạo nguồn vốn khác cho dự án; (2) đề nghị Bộ sớm thống nhất với Lãnh đạo tỉnh Bình Định trình Thủ tướng Chính phủ phương án cho phép ban toàn bộ phần vốn Nhà nước do Tổng công ty Hàng Hải nắm giữ tại cảng Quy Nhơn"
+ Về đầu tư Quốc lộ 19: dự án nâng cấp Quốc lộ 19 đoạn từ cảng Quy Nhơn đến cầu Bà Gi (Quốc lộ 1), dài 17km: quy mô đường cấp II đồng bằng với tổng mức đầu tư khoảng 5.300 tỷ đồng đã được Thủ tướng chính phủ đã giao UBND tỉnh Bình Định là cấp thẩm quyền quyết định đầu tư, theo cơ chế sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước 70% và địa phương 30% (văn bản số 5465/VPCP-KTN ngày 24/7/2012 của Văn phòng Chính phủ), Dự án đã được khởi công từ tháng 12/2012, vì vậy, Bộ Giao thông vận tải đề nghị tỉnh Bình Định báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung vốn để triển khai dự án.
+ Về cổ phần hóa cảng Quy Nhơn: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 2342/BGTVT-QLDN ngày 07/3/2014 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về cổ phần hóa cảng Quy Nhơn, trong đó đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép thực hiện bán toàn bộ phần vốn cổ phần nhà nước đang nắm giữ (49%) tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn cho các nhà đầu tư trong nước để doanh nghiệp có điều kiện huy động nguồn lực phát triển, phục vụ nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Nhà nước và địa phương. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.
- Kiến nghị tỉnh Phú Yên "Về các dự án khu tái định cư phục vụ công tác GPMB dự án mở rộng Quốc lộ 1A: Đề nghị Bộ chủ trì, phối hợp với Bộ KH&ĐT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế chỉ định thầu; xem xét ưu tiên bố trí vốn hỗ trợ các khu tái định cư phục vụ công tác GPMB dự án mở rộng QL1A đoạn qua tỉnh Phủ Yên (66km) trong nguồn của Dự án nhằm đảm bảo tiến độ công tác GPMB, đáp ứng tiến độ chung của toàn dự án mở rộng QL1A"
+ Về cơ chế chỉ định thầu: Ngày 12/3/2014, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp kiểm điểm tiến độ công tác giải phóng mặt bằng dự án mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên, trong đó cơ chế chỉ định thầu xây dựng các khu tái định cư phục vụ công tác GPMB dự án mở rộng QL1A dự kiến được áp dụng theo cơ chế chung các dự án mở rộng QL1 đoạn Hà Nội - Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên đã chấp thuận tại văn bản số 979/TTg-KTN ngày 05/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Phú Yên triển khai thực hiện.
- Về ưu tiên bố trí vốn hỗ trợ: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 798/VPCP-KTN ngày 06/02/2014 về kinh phí thực hiện công tác tái định cư đối với dự án mở rộng QL1A và đường đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên, Bộ GTVT đã có văn bản số 2608/BGTVT-KHĐT ngày 14/03/2014 báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép ứng vốn từ nguồn vốn TPCP bố trí cho dự án mở rộng QL1 đoạn qua tỉnh Phú Yên để xây dựng khu tái định cư. UBND tỉnh có trách nhiệm thu hồi vốn tạm ứng hoàn trả dự án sau khi đưa khu tái định cư vào sử dụng.
2. Văn bản số 371/VPCTN-TH ngày 23/3/2013 về Thông báo ý kiến kết luận của Chủ tịch Nước về "các kiến nghị của tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế".
Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 2742/BGTVT-KHĐT ngày 01/4/2013 báo cáo Chủ tịch nước về các kiến nghị của các địa phương nêu trên. Hiện nay tình hình thực hiện như sau:
- Kiến nghị của tỉnh Quảng Bình về dự án cầu Nhật Lệ 2: Dự án thuộc thẩm quyền quản lý và đầu tư của tỉnh Quảng Bình. Việc hỗ trợ NSTW đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại văn bản số 670/TTg-KTTH ngày 27/4/2011. Bộ GTVT ủng hộ và đề nghị tỉnh Quảng Bình trình Thủ tướng Chính phủ cân đối nguồn vốn ứng trước từ ngân sách để tiếp tục triển khai dự án.
- Kiến nghị của tỉnh Quảng Trị về thúc đẩy triển khai dự án cảng Mỹ Thủy trên cơ sở quyết định phê duyệt quy hoạch cảng biển Việt Nam: Theo quy hoạch, cảng Mỹ Thủy thuộc cảng biển Quảng Trị (cảng biển loại II - cảng địa phương) là cảng biển tiềm năng. Đây là bến cảng biển địa phương, phục vụ phát triển khu kinh tế của tỉnh Quảng Trị, do tỉnh Quảng Trị chủ trì đầu tư. Bộ Giao thông vận tải ủng hộ tỉnh Quảng Trị kêu gọi nhà đầu tư theo hướng xã hội hóa.
- Kiến nghị của tỉnh Thừa Thiên Huế về mở rộng khai thác Cảng Chân Mây và triển khai dự án trục Cam Lộ - Túy Loan.
+ Về mở rộng khai thác Cảng Chân Mây: Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 7250/BGTVT-KHĐT ngày 15/10/2010 gửi Văn phòng Chính phủ ủng hộ và đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì thực hiện việc quản lý và đầu tư khai thác khu bến cảng Chân Mây; chủ động kêu gọi, xúc tiến đầu tư phát triển các cầu cảng, bến cảng tiếp theo theo hướng xã hội hóa.
+ Về triển khai trục dự án trục Cam Lộ - Túy Loan: Đoạn La Sơn - Túy Loan thực hiện theo hình thức Xây dựng - Chuyển giao (BT), dài 82km với tổng mức đầu tư 20.774 tỷ đồng, khởi công tháng 12/2013, hoàn thành năm 2016; Đoạn Cam Lộ - La Sơn đã hoàn thành công tác lập dự án đầu tư, tuy nhiên hiện nay Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo tập trung mở rộng QL1A đoạn Bắc TP. Huế, quy mô 4 làn xe có khả năng thông hành đáp ứng được đến sau năm 2020. Nếu đầu tư đồng thời cả đường cao tốc và mở rộng QL1 đoạn này sẽ gây lãng phí trong điều kiện nguồn lực quốc gia đang khó khăn. Bộ GTVT ghi nhận và sẽ xem xét đề xuất đầu tư vào thời điểm thích hợp.
3. Văn bản số 421/VPCTN-TH ngày 3/4/2013 về Thông báo ý kiến của Chủ tịch Nước đề nghị báo cáo về "tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Mỹ Lợi - Km34+826, QL50 tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang".
Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 3062/BGTVT-KHĐT ngày 10/4/2013 báo cáo cáo Chủ tịch nước về tình hình thực hiện đầu tư cầu Mỹ Lợi. Hiện nay tình hình triển khai như sau:
Cầu Mỹ Lợi dài 1.395m, tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng, dự án đã được khởi công tháng 4/2011 bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và bị giãn tiến độ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ. Bộ GTVT đã chuyển đổi sang hình thức đầu tư BOT và đã tái khởi động lại từ tháng 01/2014 với tổng mức đầu tư là 1.438 tỷ đồng, hoàn thành năm 2016.
4. Thông báo số 1135/VP-TH ngày 29/8/2013 về ý kiến kết luận của Chủ tịch Nước tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, trong đó Chủ tịch nước có ý kiến: Bộ GTVT báo cáo Chính phủ xem xét chỉ đạo: Kiến nghị của tỉnh Bắc Kạn về bố trí kinh phí mở rộng QL3, QL3B phục vụ thông thương hàng hóa sang cửa khẩu quốc tế…; Kiến nghị của tỉnh Cao Bằng về tiếp tục đầu tư QL3, QL4A tạo điều kiện phát triển KTXH, bổ sung tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) vào quy hoạch GTVT.
Các nội dung trên đã được Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 10615/BGTVT-KHĐT ngày 07/10/2013, cụ thể:
- Về bố trí kinh phí đầu tư mở rộng Quốc lộ 3: Quốc lộ 3 đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng đã được Bộ Giao thông vận tải đầu tư cải tạo, nâng cấp đoạn Bờ Đậu (Thái Nguyên) - Thủy Khẩu (Cao Bằng) theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: khởi công năm 2001, hoàn thành năm 2005, đường cấp III (phù hợp với quy hoạch phát triển ngành GTVT đường bộ Việt Nam được duyệt). Giai đoạn 2: thay thế một số cầu yếu, tăng cường lớp mặt BTN, v...v, đã hoàn thành năm 2013. Hiện tuyến đang được sử dụng bình thường, đáp ứng được nhu cầu vận tải. Do lưu vận tải chưa cao và nguồn vốn rất khó khăn, việc mở rộng sẽ được thực hiện khi nhu cầu vận tải tăng lên và khả năng cho phép về nguồn vốn.
- Tiếp tục triển khai Quốc lộ 3B: Quốc lộ 3B đoạn qua tỉnh Bắc Kạn dài 66km đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án đầu tư với tổng mức đầu tư là 2.191 tỷ đồng sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ. Dự án khởi công tháng 6/2010, do nguồn vốn khó khăn nên dự án bị đình hoàn theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị bố trí đủ vốn thi công hoàn thành dự án, tuy nhiên do nguồn vốn trái phiếu Chính phủ khó khăn nên Quốc hội chỉ bổ sung 200 tỷ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 để thi công xong đoạn qua đèo Ánh Toòng và các cầu yếu.
- Tiếp tục đầu tư Quốc lộ 4A:
+ Đoạn qua tỉnh Lạng Sơn (Km0 - Km66) đã được Bộ Giao thông vận tải nâng cấp và đưa vào khai thác đạt tiêu chuẩn đường cấp IV-III các đoạn Km0 - Km16 (năm 2000), đoạn Km16 - Km29 (năm 2004), đoạn Km40 - Km66 (năm 2009), đoạn Km29 - Km40 (năm 2013). Do đoạn Km8 - Km29 và Km40 - Km66 bị xuống cấp nên Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp nền mặt đường các đoạn tuyến này, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, tổng mức đầu tư 489 tỷ đồng, khởi công năm 2014, hoàn thành năm 2016.
+ Đoạn qua tỉnh Cao Bằng (Km66 - Km118) dài 52km đã được nâng cấp với tiêu chuẩn đường cấp IV, đầu tư bằng vốn TPCP, hoàn thành năm 2010, đang sử dụng bình thường.
- Bổ sung tuyến đường bộ cao tốc từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) vào Quy hoạch phát triển ngành GTVT đường bộ Việt Nam:
Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc chưa có tuyến cao tốc này. Đây là khu vực có địa hình - địa chất phức tạp, nên nếu xây dựng tuyến cao tốc sẽ có chi phí xây dựng rất lớn, khả năng đảm bảo về mặt kỹ thuật, an toàn giao thông rất khó khăn; ngoài ra theo tính toán nhu cầu vận tải không lớn nên cần được nghiên cứu tính toán kỹ thời điểm đầu tư (không thể nâng cấp Quốc lộ 4A hiện nay thành đường cao tốc trong tương lai do tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường này rất thấp).
Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu khả năng quy hoạch tuyến cao tốc Cao Bằng - Lạng Sơn vào quy hoạch GTVT đường cao tốc điều chỉnh, dự kiến tháng 6/2014 Tổng cục Đường bộ Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ.
5. Văn bản số 1635/VP-TH ngày 12/12/2013 về Thông báo ý kiến của Chủ tịch nước liên quan đến "giải trình ý kiến của Tập đoàn truyền thông Reuters về tuyến đường cao tốc nối TP Hồ Chí Minh và TP Phan Thiết":
Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 13914/BGTVT-ĐTCT ngày 20/12/2013 gửi Văn phòng Chủ tịch nước giải trình ý kiến về việc tổ chức thực hiện đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết theo hình thức PPP.
Dự án đã được duyệt tháng 7/2011, chiều dài 98,7km, quy mô 4-6 làn xe, TMĐT khoảng 23.200 tỷ đồng, hiện nay Bộ Giao thông vận tải đang phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) lựa chọn Nhà đầu tư thứ 2 thông qua đấu thầu quốc tế, dự kiến khởi công năm 2015, hoàn thành năm 2019.
6. Văn bản số 80/VPCTN-TH ngày 17/1/2014 của Văn phòng Chủ tịch nước về xử lý các kiến nghị của địa phương theo Thông báo ý kiến của Chủ tịch nước tại buổi làm việc với các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Tuyên Quang: Sớm bố trí vốn đầu tư và nghiên cứu cơ chế, phương thức huy động vốn mới cho hạ tầng giao thông trọng yếu đi qua địa bàn 4 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng Hà Giang và Tuyên Quang.
Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 2382/BGTVT-KHĐT ngày 7/3/2013 gửi UBND các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Tuyên Quang giải trình các kiến nghị nêu trên. Tình hình thực hiện đến nay như sau:
- Về Quốc lộ 4A:
+ Đoạn qua tỉnh Lạng Sơn (Km0-Km66) đã được Bộ Giao thông vận tải nâng cấp và đưa vào khai thác đạt tiêu chuẩn đường cấp IV-III các đoạn Km0 - Km16 (năm 2000), đoạn Km16-Km29 (năm 2004), đoạn Km40 - Km66 (năm 2009), đoạn Km29 - Km40 (năm 2013). Do đoạn Km8 - Km29 và Km40 - Km66 bị xuống cấp nên Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp nền mặt đường các đoạn tuyến này, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, tổng mức đầu tư 489 tỷ đồng, khởi công năm 2014, hoàn thành năm 2016.
+ Đoạn qua tỉnh Cao Bằng (Km66 - Km118) dài 52km đã được nâng cấp với tiêu chuẩn đường cấp IV, đầu tư bằng vốn TPCP, hoàn thành năm 2010, đang sử dụng bình thường.
- Quốc lộ 4B: Quốc lộ 4B qua tỉnh Lạng Sơn dài 81,5 km đã được Bộ Giao thông vận tải nâng cấp và đưa vào khai thác đạt tiêu chuẩn đường cấp IV-III đoạn Km0 - Km33 (năm 2009), đoạn Km33-Km48 và Km59-Km80 (năm 2004). Riêng đoạn Km48 - Km59 đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án đầu tư tháng 10/2009, đường cấp IV miền núi, tổng mức đầu tư 224 tỷ đồng, khởi công tháng 11/2012 và bị đình hoãn theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Đến nay, dự án đã được bổ sung 157 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016, Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo để thi công hoàn chỉnh đoạn tuyến này năm 2016.
Riêng đoạn Km33-Km47, Km58-Km80 là mặt đường láng nhựa, đã bắt đầu xuống cấp Bộ Giao thông vận tải đã cho lập dự án cải tạo, nâng cấp mặt đường. Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách Nhà nước khó khăn nên chưa thể phê duyệt dự án đầu tư.
- Quốc lộ 4C: Quốc lộ 4C qua địa phận Hà Giang dài 200km, gồm các đoạn:
+ Các đoạn Km0-Km12, Km45-Km49, Km120-Km200 đã hoàn thành nâng cấp năm 2005, tiêu chuẩn cấp IV-V. Hiện tại các đoạn theo tiêu chuẩn đường cấp IV khai thác bình thường, các đoạn tiêu chuẩn đường cấp V các phương tiện qua lại bị nhiều hạn chế; Các đoạn Km23+600-Km26+600, Km35+500-Km39+500, Km108-Km110+500, đoạn đi qua thị trấn Yên Minh, cầu Tráng Kìm, cầu Km18 mới được đầu tư hoàn thành năm 2010.
+ Đoạn Km57 - Km64 và tuyến tránh thị trấn Đồng Văn đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án đầu tư nhưng chưa bố trí được vốn để triển khai xây dựng. Các đoạn còn lại trên Quốc lộ 4C (khoảng 160km) mặt đường nhiều đoạn, bị hư hỏng, Bộ Giao thông vận tải đã cho phép lập dự án đầu tư nhưng chưa phê duyệt được dự án do chưa có vốn.
Để đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện qua lại, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác sửa chữa thường xuyên. Hiện nay toàn bộ tuyến vẫn đang khai thác an toàn.
- Về tuyến nối tỉnh Hà Giang với đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai: Bộ Giao thông vận tải đang triển khai bước lập dự án đầu tư xây dựng tuyến kéo dài đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai về 2 nhánh Lai Châu và Hà Giang, dự kiến hoàn thành công tác này trong năm 2014.
- Về bổ sung quy hoạch đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ (Đoan Hùng) dài 18,4km (Km127+500 - Km109+100, quốc lộ 2): Bộ Giao thông vận tải đang giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu bổ sung vào quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam.
Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang giao các cơ quan liên quan phối hợp với tỉnh Tuyên Quang xem xét kêu gọi phân kỳ đầu tư đoạn tuyến này theo hình thức BOT.
- Ưu tiên bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ thi công và sớm cho thông xe Quốc lộ 4 nối Hà Giang - Lào Cai: Quốc lộ 4 đoạn nối Hà Giang - Lào Cai qua địa phận tỉnh Hà Giang dài 133km, tổng mức đầu tư 1.499 tỷ đồng sử dụng trái phiếu Chính Phủ. Dự án đang được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp IV-V châm chước và bị đình hoàn theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Trước mắt, Bộ Giao thông vận tải đã bố trí đủ vốn để triển khai các hạng mục cấp bách đảm bảo an toàn giao thông.