Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 2855/TTCP-VP 2011 hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2012
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2855/TTCP-VP
Cơ quan ban hành: | Thanh tra Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2855/TTCP-VP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Huỳnh Phong Tranh |
Ngày ban hành: | 20/10/2011 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính |
tải Công văn 2855/TTCP-VP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THANH TRA CHÍNH PHỦ Số: 2855/TTCP-VP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2011 |
Kính gửi: | - Chánh thanh tra các Bộ, ngành Trung ương; |
Ngày 10/10/2011, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 7086/VPCP-KNTN thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Định hướng chương trình công tác thanh tra năm 2012; trên cơ sở ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thanh tra các Bộ, ngành Trung ương và thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch công tác thanh tra năm 2012 như sau:
I. MỤC TIÊU CHUNG
1. Thanh tra việc quản lý nhà nước, thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân, trong đó:
- Đổi mới công tác thanh tra hành chính, chủ động và linh hoạt trong triển khai các cuộc thanh tra theo chương trình, kế hoạch; triển khai kịp thời các cuộc thanh tra đột xuất được giao; quan tâm đến việc “thanh tra lại” theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010.
- Đổi mới hoạt động thanh tra chuyên ngành trên các lĩnh vực (gắn với đổi mới tổ chức cơ quan thanh tra chuyên ngành), tập trung thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành lĩnh vực quản lý và các lĩnh vực có nhiều vi phạm và dư luận đặc biệt quan tâm.
2. Thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết kịp thời các vụ việc mới phát sinh, nhất là các vụ việc đông người, vượt cấp; giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài, góp phần giữ ổn định an ninh trật tự, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội.
3. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng góp phần thực hiện tốt mục tiêu ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng.
4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, nhất là việc nắm tình hình, tham mưu đề xuất thanh tra. Xây dựng kế hoạch thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng có trọng tâm, trọng điểm gắn với xử lý sau thanh tra, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, tồn đọng, kéo dài và phối hợp trong xử lý các vụ việc tiêu cực, tham nhũng.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH NĂM 2012
1. Công tác thanh tra
a) Thanh tra Bộ, ngành Trung ương:
- Tiến hành thanh tra công tác quản lý nhà nước và việc chấp hành chính sách pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, ngành Trung ương, phấn đấu thanh tra từ 20 -30% số cơ quan, đơn vị trực thuộc. Đối với các bộ đa ngành, đa lĩnh vực thì chọn 01 nội dung quan trọng để thanh tra diện rộng nhằm chấn chỉnh quản lý, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và hoàn thiện thể chế trên lĩnh vực được thanh tra.
- Đẩy mạnh hoạt động thanh tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm hành chính của các tổ chức, cá nhân trên các lĩnh vực chuyên ngành, tập trung vào các lĩnh vực: bảo vệ môi trường, khám chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, gia súc, gia cầm, bảo vệ thực vật, đo lường chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá, xây dựng nhà ở, công trình, quản lý sử dụng vật liệu nổ, chất thải y tế, an toàn bức xạ, hành lang an toàn giao thông đường bộ, hoạt động quảng cáo, bản quyền tác giả, in ấn, xuất bản, văn hoá phẩm, bảo hiểm xã hội, giáo dục phổ thông, đào tạo đại học, sau đại học, dạy nghề, lao động việc làm, thuế, hải quan, chứng khoán, ngân hàng; kinh doanh điện, xăng dầu, dược phẩm, bất động sản, ngoại tệ, vàng, phân bón, hàng nông sản, thuỷ sản và trên các lĩnh vực dư luận quan tâm.
b) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Tập trung thanh tra trách nhiệm về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, nội dung thanh tra phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các nội dung quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý đầu tư xây dựng; tài chính ngân sách, đầu tư mua sắm công.
- Thanh tra các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập trung thanh tra các dự án, công trình sử dụng vốn lớn ngân sách nhà nước, các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo.
- Triển khai thanh tra chuyên đề diện rộng việc thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 – 2011 theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.
- Thanh tra lại các kết luận của thanh tra sở, thanh tra huyện khi có đủ cơ sở theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010.
c) Thanh tra các cấp, các ngành tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra; triển khai kịp thời các cuộc thanh tra do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước giao; chủ động nắm tình hình, phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật để phục vụ cho công tác thanh tra đột xuất.
2. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Tiếp tục thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị. Triển khai có hiệu quả, theo đúng nội dung, tiến độ yêu cầu của Đề án Đổi mới công tác tiếp dân (Quyết định số 858/QĐ-TTg).
- Thực hiện tốt công tác tiếp dân định kỳ và tiếp dân thường xuyên, xử lý gọn các đơn thư khiếu nại, đơn tố cáo tiếp nhận được, khắc phục việc chuyển đơn lòng vòng, hướng dẫn không đúng quy định. Tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo, phấn đấu đạt tỉ lệ trên 85% đối với các vụ việc mới phát sinh; 80% số vụ việc tồn đọng, kéo dài.
- Thực hiện tốt các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật và tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3. Công tác phòng, chống tham nhũng
- Tập trung công tác tuyên truyền để nâng cao vai trò đồng thuận của xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng; tiếp tục thực hiện Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng; tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về phòng, chống tham nhũng, tổng kết 5 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
- Tăng cường các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, gắn phòng chống tham nhũng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
- Nâng cao chất lượng hiệu quả trong việc nắm bắt tình hình, phát hiện tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao: đầu tư xây dựng, đất đai, thu ngân sách (thuế, hải quan), mua sắm công…
- Thanh tra, kiểm tra, xác minh làm rõ các đơn thư tố cáo tham nhũng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý tham nhũng.
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng, Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng.
- Các Bộ, ngành liên quan tham gia đầy đủ các hoạt động hợp tác quốc tế và đối thoại về phòng, chống tham nhũng (khi có yêu cầu).
4. Công tác xây dựng ngành thanh tra.
- Tập trung hoàn thiện hệ thống tổ chức thanh tra để đáp ứng yêu cầu của Luật Thanh tra năm 2010 và các Nghị định hướng dẫn thi hành.
- Phối hợp có hiệu quả với Thanh tra Chính phủ để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng và hoàn thiện thể chế về công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
- Thanh tra các cấp, các ngành có biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra.
- Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo và việc tổng kết rút kinh nghiệm về công tác ngành Thanh tra.
Sau khi xây dựng Kế hoạch công tác thanh tra năm 2012, Chánh thanh tra các Bộ, ngành Trung ương, Chánh thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định phê duyệt và gửi về Thanh tra Chính phủ 02 bản (01 bản gửi Văn phòng; 01 bản gửi cục, vụ phụ trách địa bàn, lĩnh vực).
Trên cơ sở Kế hoạch đã được phê duyệt, Chánh thanh tra các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, đồng thời khẩn trương hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thanh tra trực thuộc, bảo đảm phù hợp với hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ và tình hình thực tế của Bộ, ngành, địa phương.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc kịp thời phản ánh về Văn phòng Thanh tra Chính phủ để được hướng dẫn cụ thể./.
Nơi nhận: | TỔNG THANH TRA |