Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 2209/BNV-TH của Bộ Nội vụ về việc tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 56/2012/NĐ-CP
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2209/BNV-TH
Cơ quan ban hành: | Bộ Nội vụ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2209/BNV-TH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Trọng Thừa |
Ngày ban hành: | 24/04/2017 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính |
tải Công văn 2209/BNV-TH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2209/BNV-TH | Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2017 |
Kính gửi: | - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; |
Thực hiện quy định tại điểm c, Khoản 2, Điều 6 Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước; ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Công văn số 6775/VPCP-KGVX ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ; Kế hoạch số 2208/KH-BNV ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Bộ Nội vụ về việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP , Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP theo các nội dung cụ thể sau đây:
- Thời gian đánh giá, sơ kết tình hình thực hiện Nghị định: Từ năm 2012 đến nay.
- Nội dung, hình thức sơ kết: Thực hiện theo Kế hoạch số 2208/KH-BNV gửi kèm Công văn này.
2. Sau khi tổ chức sơ kết, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Báo cáo (theo Đề cương gửi kèm) về Bộ Nội vụ trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 để tổng hợp, chuẩn bị tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định nêu trên./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG
Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ
(Kèm theo Công văn số 2209/BNV-TH ngày 25/4/2017 của Bộ Nội vụ)
___________________
I. YÊU CẦU
1. Đánh giá đầy đủ, khách quan tình hình triển khai, kết quả đạt được; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 56 để từ đó kiến nghị, đề xuất giải pháp phù hợp.
2. Nội dung báo cáo cần bảo đảm phản ánh kết quả thực hiện Nghị định 56 của chính các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp; trong đó có đánh giá khách quan từ phía các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp về sự tham gia, phối hợp của Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp theo đề nghị của bộ, ngành, địa phương mình.
II. NỘI DUNG
1. Kết quả thực hiện Nghị định 56 trong 5 năm qua
a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo; ban hành các văn bản có liên quan và tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn thực hiện Nghị định 56
Trong đó, đề nghị liệt kê cụ thể:
- Các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo;
- Thời gian ban hành Quy chế phối hợp giữa Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp;
- Số lượng các cuộc tuyên truyền, tập huấn do bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức hoặc phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp tổ chức.
b) Tình hình thực hiện trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương theo quy định tại Nghị định 56
- Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
+ Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 3 Nghị định 56, cụ thể: (1) Việc mời Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án, dự án theo quy định; tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật; tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về phụ nữ, trẻ em, phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới trong các lĩnh vực có liên quan. (2) Tạo điều kiện cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật bình đẳng giới.
+ Ngoài ra, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đánh giá về tình hình thực hiện việc hỗ trợ kinh phí, điều kiện và phương tiện làm việc, các hoạt động gây quỹ, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức nữ giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến sự tiến bộ và bình đẳng của phụ nữ.
(Trong đó, thống kê cụ thể số lượng văn bản mời Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp tham gia góp ý; số lượng các đoàn kiểm tra, giám sát mời Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp tham gia).
- Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
+ Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định tại Điều 4 Nghị định 56, cụ thể: (1) Mời Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trật tự an toàn xã hội liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới theo quy định; phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật; tham gia là thành viên chính thức trong các tổ chức tư vấn liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới; tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. (2) Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp tổ chức các cuộc họp để thu thập ý kiến về tình hình thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách; nghiên cứu, xem xét và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. (3) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp.
(Trong đó, thống kê cụ thể số lượng văn bản mời Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp tham gia góp ý; số lượng các đoàn kiểm tra, giám sát mời Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp tham gia; kinh phí hoạt động hàng năm của Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp).
+ Về thực hiện chế độ làm việc định kỳ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 56 (thống kê cụ thể số lượng các buổi làm việc định kỳ tại từng cấp).
c) Tình hình tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vào hoạt động quản lý nhà nước tại bộ, ngành, địa phương theo quy định.
2. Đánh giá chung
Đề nghị đánh giá rõ, ngắn gọn về các nội dung sau:
a) Những mặt tích cực
b) Những hạn chế, tồn tại; khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân.
3. Kiến nghị, đề xuất (nếu có)
Kiến nghị, đề xuất cụ thể với Chính phủ, Bộ Nội vụ, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các bộ, ngành liên quan./.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây