Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1975/BTP-HTQTCT 2920 trả lời kiến nghị của công dân
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1975/BTP-HTQTCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1975/BTP-HTQTCT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Công Khanh |
Ngày ban hành: | 01/06/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính |
tải Công văn 1975/BTP-HTQTCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1975/BTP-HTQTCT | Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2020 |
Kính gửi: Ông Hoàng Bá Hiệp
Đ/c: 509-C2, khu phố 1, phường An Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Bộ Tư pháp nhận được kiến nghị của Quý Công ty phản ánh về quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Về vấn đề này, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:
1. Về việc quy định cụ thể các trường hợp được chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền
Thứ nhất, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP (điểm d khoản 4 Điều 24) cho phép thực hiện chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền thực chất nhằm đơn giản hóa thủ tục đối với một số trường hợp giao dịch ủy quyền có nội dung đơn giản, khá phổ biến để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân (không phải thực hiện thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch). Tuy nhiên, do quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP còn chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể, nên thực tế đã phát sinh tình trạng một số người dân ở các địa phương lợi dụng quy định này để tránh thực hiện hợp đồng, giao dịch, tránh thực hiện các thủ tục hành chính, để nhận ủy quyền đi khiếu nại, kiện tụng..., thậm chí ủy quyền (đơn phương) cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thay mặt mình tham gia giải quyết tranh chấp, tố tụng tại Tòa án... gây mất trật tự an ninh xã hội và ảnh hưởng uy tín của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Do vậy, việc quy định các trường hợp cụ thể tại Điều 14 Thông tư số 01/2020/TT-BTP thực chất là hướng dẫn cụ thể điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, để bảo đảm dễ dàng trong việc thực hiện. Từ khi triển khai đến nay, chưa có địa phương nào phản ánh về quy định này.
Thứ hai, việc quy định các trường hợp được chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền không làm hạn chế việc ủy quyền của các tổ chức, cá nhân. Nêu thuộc 1 trong 4 trường hợp tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 01/2020/TT-BTP thì người dân có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền. Đối với các trường hợp khác thì thực hiện theo thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Việc chứng thực hợp đồng, giao dịch ủy quyền về cơ bản sẽ bảo đảm quyền, lợi ích của cả hai bên khi tham gia hợp đồng, giao dịch, đặc biệt liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất.
Thứ ba, theo quy định về thẩm quyền chứng thực tại Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì khi người yêu cầu có nhu cầu chứng thực hợp đồng, giao dịch người dân có thể đến bất cứ UBND cấp xã nào để yêu cầu chứng thực hợp đồng ủy quyền mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực (trừ trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở thì phải thực hiện tại UBND cấp xã nơi có nhà, có đất). Do đó, quy định tại Điều 14 không gây khó khăn về việc đi lại của người dân (người dân không phải bắt buộc đến tổ chức hành nghề công chứng).
2. Về tính phù hợp pháp luật của Điều 14 Thông tư số 01/2020/TT-BTP
Khoản 1 Điều 49 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP giao trách nhiệm cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2020 (thay thế Thông tư số 20/2015/TT- BTP).
Điều 14 Thông tư số 01/2020/TT-BTP là quy định hướng dẫn cụ thể khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Các trường hợp được chứng thực trên giấy ủy quyền tại Điều 14 đáp ứng quy định của Nghị định 23/2015/NĐ-CP (không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản), các quy định tại Điều 14 Thông tư số 01/2020/TT-BTP là cần thiết và phù hợp với Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.
Tuy nhiên, xuất phát trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, sau khi nhận được kiến nghị của Ông, Bộ Tư pháp đang thực hiện đánh giá quy định này, nghiên cứu để có hướng xử lý phù hợp.
Bộ Tư pháp trả lời để Ông biết./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |