Công văn 1672/UBTCNS15 2023 kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 1672/UBTCNS15

Công văn 1672/UBTCNS15 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật
Cơ quan ban hành: Ủy ban Tài chính, Ngân sáchSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1672/UBTCNS15Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Lê Quang Mạnh
Ngày ban hành:20/11/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI KHÓA XV

ỦY BAN TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH

_____________

Số: 1672/UBTCNS15

V/v kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2023

Kính gửi: Bộ Tài chính,

Thực hiện trách nhiệm giám sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tại điểm c khoản 4 Điều 4 và khoản 1 Điều 40 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trên cơ sở tham gia phối hợp thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết số 101/2023/QH15; ý kiến phản ánh của các địa phương, các đại biểu Quốc hội về vướng mắc liên quan đến việc không được dùng kinh phí chi thường xuyên để sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đã nghiên cứu, tổ chức làm việc với các Bộ, ngành có liên quan và có ý kiến liên quan đến Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công như sau:

1. Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công hiện nay quy định về vấn đề sử dụng kinh phí chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển như sau:

- Khoản 4, 5 và 6 Điều 4 của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 (Giải thích từ ngữ) quy định: “4. Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

5. Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

6. Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh”.

- Khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công năm 2019 (phân loại dự án đầu tư công) quy định: “1. Căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau:

a) Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án;

b) Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tại điểm a khoản này”.

Như vậy, theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư công năm 2019 về phân loại dự án đầu tư công theo tính chất (khoản 1) và theo mức độ quan trọng và quy mô (khoản 2) để làm căn cứ áp dụng các quy định pháp luật trong việc xác định trình tự, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, tổ chức thực hiện..., như quy định về xây dựng (đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc dự án không có cấu phần xây dựng) hay là các quy định theo luật chuyên ngành, đầu tư công. Theo đó, Điều 6 của Luật Đầu tư công không quy định nhiệm vụ, khoản chi nào phải dùng vốn đầu tư công cũng như không quy định phải dùng vốn đầu tư công để chi cho các khoản chi cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất cho các dự án đã đầu tư xây dựng, chi sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc,...

Ngoài ra, Điều 6 của Luật Đầu tư công năm 2019 không phải là quy định mới mà được kế thừa toàn bộ nội dung quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư công năm 2014 trong việc quy định phân loại dự án đầu tư công (không thay đổi nội dung) và các quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư công năm 2014 không dẫn đến các vướng mắc như trên thực tế hiện nay.

2. Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được Quốc hội quyết nghị (tại Nghị quyết số 29/2021/QH15) với tổng mức vốn kế hoạch nguồn ngân sách nhà nước cả giai đoạn là 2,87 triệu tỷ đồng; đồng thời danh mục dự án đầu tư công trung hạn cũng đã được xác định. Hằng năm, Quốc hội phê chuẩn dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW đều đã giao chi tiết nhiệm vụ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển của từng địa phương, Bộ, ngành; khi Thủ tướng Chính phủ phân bố, giao dự toán đã thông báo rõ danh mục dự án đầu tư công, tổng mức chi đầu tư xây dựng cơ bản cụ thể cho từng địa phương, Bộ, ngành. Do đó, việc đề xuất dùng một phần kinh phí chi thường xuyên để làm vốn đầu tư công là không phù hợp.

3. Sau khi Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công được ban hành, Bộ Tài chính đã có các Thông tư hướng dẫn quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp thuộc nguồn NSNN và quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất từ nguồn chi thường xuyên. Theo đó, cả chi thường xuyên và chi đầu tư đều đã được bố trí để chi cho các dự án sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất đã đầu tư xây dựng, cụ thể:

Đối với chi thường xuyên: Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18/9/2017 quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất1; Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22/6/2020 (hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua Kho bạc Nhà nước), cũng quy định việc thanh toán các khoản chi cho các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất theo quy định tại Thông tư số 92/2017/TT-BTC (Khoản 7 Điều 62).

Với các quy định của pháp luật nêu trên, việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên cho các nội dung cải tạo, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp cơ sở vật chất trên thực tế được thực hiện cho đến thời điểm ngày 15/9/2021.

4. Tuy nhiên, ngày 29/7/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 65/2021/TT-BTC quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công (có hiệu lực từ ngày 15/9/2021). Thông tư này không điều chỉnh đối với: Kinh phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng tài sản công theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn (điểm a khoản 2 Điều 2); nhưng lại bãi bỏ Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18/9/2017 quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất. Dẫn đến các Bộ, ngành, địa phương lúng túng, không thực hiện được việc lập dự toán, phân bổ, quyết toán kinh phí chi thường xuyên để cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất cho các dự án đã đầu tư xây dựng, vì không còn căn cứ pháp lý để thực hiện.

5. Hướng dẫn về xây dựng kế hoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN năm 2024 cũng quy định: “e) Đối với các nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thì không bố trí chi thường xuyên để thực hiện”.

6. Từ những vấn đề trên, để có thể giải quyết các vướng mắc này một cách thấu đáo, đề nghị Bộ Tài chính:

(1) Làm rõ căn cứ pháp lý trong việc không áp dụng kinh phí chi thường xuyên đối với các nhiệm vụ cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất cho các dự án đã đầu tư xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn, trong khi lại loại trừ lĩnh vực quốc phòng, an ninh; cơ sở pháp lý việc ban hành Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 quy định về quản lý, sử dụng NSNN đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

(2) Khẩn trương rà soát Thông tư số 65/2021/TT-BTC và các văn bản dưới luật khác có liên quan để có phương án sửa đổi, bổ sung phù hợp, không để kéo dài các vướng mắc trên thực tế hiện nay về điều hành NSNN đối với chi thường xuyên.

(3) Trong trường hợp Bộ Tài chính vẫn cho rằng vướng mắc là do cách hiểu đối với khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công, đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ có văn bản chính thức đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích luật đối với nội dung này theo quy trình, trình tự của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Xin trân trọng cảm ơn.

Nơi nhận:

- Như trên;

- UBTVQH;

- Chính phủ;

- Thủ tướng CP;

- VPTW, VP Tổng Bí thư, VPCTN, VPQH, VPCP;

- Các Bộ: TP, KHĐT;

- TTUB: TCNS, PL;

- Lưu: HC, TCNS;

- Epas: 174653

TM. ỦY BAN TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH

CHỦ NHIỆM

Lê Quang Mạnh

_________________

1 Điều 2 Thông tư số 92/2017/TT-BTC quy định ngày 18/9/2017: “Kinh phí để thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ các nguồn kinh phí sau:

1. Nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên”.

2 Khoản 7 Điều 6 Thông tư số 62/2020/TT-BTC quy định: “Đối với các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất theo quy định tại Thông tư số 92/2017/TT-BTC:

a) Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên: Việc quản lý, kiểm soát tạm ứng, thanh toán vốn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN; Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 08/2016/TT-BTC; Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC và Thông tư số 108/2016/TT-BTC; Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất (Thông tư số 92/2017/TT-BTC).

b) Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng: KBNN thực hiện kiểm soát theo quy định tại Thông tư số 92/2017/TT-BTC và Khoản 1 Điều này.”

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi