Công văn 1302/UBDT-DTTS 2023 hướng dẫn tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 1302/UBDT-DTTS

Công văn 1302/UBDT-DTTS của Ủy ban Dân tộc về hướng dẫn tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024
Cơ quan ban hành: Ủy ban Dân tộcSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1302/UBDT-DTTSNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Y Vinh Tơr
Ngày ban hành:27/07/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính

tải Công văn 1302/UBDT-DTTS

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 1302/UBDT-DTTS DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 1302/UBDT-DTTS PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN DÂN TỘC
_________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________________

Số: 1302/UBDT-DTTS
V/v hướng dẫn tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024

Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2023

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Căn cứ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác Dân tộc; Nghị định số 66/2022/NĐ-CP ngày 20/9/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại văn bản số 4925/VPCP-QHĐP ngày 04/7/2023 của Văn phòng Chính phủ. Ủy ban Dân tộc hướng dẫn một số nội dung chủ yếu về việc tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024 với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐẠI HỘI

1. Mục đích

- Tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và ghi nhận công lao đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện chính sách dân tộc;

- Tôn vinh và biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng, hội nhập phát triển và bảo vệ đất nước giai đoạn từ 2019-2024;

- Đánh giá thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2019-2024;

- Tôn vinh, biểu dương tập thể, cá nhân tiêu biểu là đồng bào các dân tộc thiểu số chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

2. Yêu cầu

- Đại hội từ cấp huyện đến cấp tỉnh cần được tổ chức trang trọng với quy mô phù hợp, thiết thực, tiết kiệm, đồng thời tạo khí thế sôi nổi, phấn khởi, tự hào trong các tầng lớp nhân dân;

- Đại biểu chính thức tham gia Đại hội là người tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số thuộc mọi thành phần, vùng miền, lĩnh vực của đời sống xã hội, được lựa chọn, suy tôn từ cơ sở và đảm bảo phải có đủ đại diện các dân tộc thiểu số Việt Nam cư trú trên địa bàn nơi tổ chức Đại hội;

II. TÊN GỌI, CHỦ ĐỀ, NỘI DUNG ĐẠI HỘI

1. Tên gọi, chủ đề Đại hội

a) Tên gọi

- Cấp huyện (gọi chung đối với huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh):

“ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN……..,

LẦN THỨ IV - NĂM 2024”

Riêng đối với các huyện mới thành lập, các huyện lần đầu tiên đủ tiêu chí tổ chức Đại hội ghi:

“ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN ……..,

LẦN THỨ I - NĂM 2024”

- Cấp tỉnh (gọi chung đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương):

“ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH....,

LẦN THỨ IV - NĂM 2024”.

b) Chủ đề định hướng chung của Đại hội

"CÁC DÂN TỘC ĐOÀN KẾT, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO,

PHÁT HUY LỢI THẾ, TIỀM NĂNG, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG"

Trên cơ sở chủ đề định hướng chung, các địa phương căn cứ tình hình thực tế xây dựng chủ đề Đại hội cho phù hợp.

2. Nội dung Đại hội

a) Báo cáo chính trị của Đại hội: Báo cáo đánh giá thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới... từ Đại hội lần trước đến Đại hội lần này và kết quả thực hiện quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số các cấp.

(Đề cương báo cáo chính trị - Phụ lục I kèm theo)

b) Các báo cáo điển hình của tập thể, cá nhân tiêu biểu về các lĩnh vực, chú trọng các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia... và các đề xuất về cơ chế, chính sách phát triển vùng dân tộc và miền núi giai đoạn tiếp theo (khuyến khích xây dựng các báo cáo bằng phóng sự).

c) Thông qua Quyết tâm thư Đại hội.

d) Chọn cử đại biểu dự Đại hội cấp trên (đối với Đại hội cấp huyện).

e) Khen thưởng tập thể, cá nhân tại Đại hội.

g) Tổ chức các hoạt động

- Tổ chức giao lưu, đối thoại giữa lãnh đạo cấp ủy và chính quyền địa phương với đại biểu dự Đại hội.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào mừng Đại hội (tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương để có quy mô phù hợp).

- Tổ chức giao lưu trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng (tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương để có quy mô phù hợp).

- Tổ chức cho các đại biểu dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sỹ, thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu là người dân tộc thiểu số.

- Tổ chức thăm quan thực tế mô hình bảo tồn truyền thống, văn hóa, ngành nghề truyền thống; mô hình phát triển kinh tế giỏi trên địa bàn (tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương để có quy mô phù hợp).

- Tổ chức Dạ hội chào mừng thành công Đại hội các cấp (tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương để có quy mô phù hợp).

(Chương trình khung Đại hội các cấp - Phụ lục số II kèm theo)

III. TỔ CHỨC ĐẠI HỘI

1. Điều kiện tổ chức Đại hội

a) Đại hội cấp huyện

- Các huyện có từ 5.000 người dân tộc thiểu số trở lên sinh sống thành cộng đồng tại địa bàn.

- Đối với các huyện có số lượng người dân tộc thiểu số dưới 5.000 người với nhiều thành phần dân tộc thiểu số sinh sống thành cộng đồng tại địa bàn nhưng là huyện biên giới, hải đảo, vùng xung yếu, vùng đặc biệt khó khăn, vùng căn cứ địa cách mạng và các đặc thù khác thì Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định việc tổ chức Đại hội với hình thức và qui mô phù hợp.

- Đối với những huyện không tổ chức Đại hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tổ chức Hội nghị liên tịch với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể của huyện và đại diện lãnh đạo các xã, phường, thị trấn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, xin ý kiến Ban Thường vụ, Ủy ban nhân dân huyện (UBND), Huyện ủy về việc chọn cử đại biểu, danh sách đại biểu dự Đại hội cấp tỉnh và đề xuất khen thưởng theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Đại hội tỉnh.

b) Đại hội cấp tỉnh

- Đối với các tỉnh chỉ có 01 huyện đủ điều kiện tổ chức Đại hội cấp huyện thì không tổ chức Đại hội cấp huyện mà tổ chức Đại hội cấp Tỉnh (một cấp). Địa điểm tổ chức Đại hội cấp tỉnh được đặt tại huyện đủ điều kiện tổ chức Đại hội;

- Đối với các tỉnh có từ 02 huyện trở lên có đủ điều kiện tổ chức Đại hội cấp huyện thì được tổ chức Đại hội 02 cấp (huyện, tỉnh).

- Đối với những tỉnh không đủ điều kiện để tổ chức Đại hội thì căn cứ tình hình thực tế của địa phương Cơ quan công tác dân tộc tỉnh tham mưu cho UBND, báo cáo lãnh đạo Tỉnh ủy lựa chọn có hình thức tôn vinh, biểu dương người dân tộc thiểu số có thành tích tiêu biểu trong các lĩnh vực, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

c) Đối với cấp xã

Cấp xã không tổ chức Đại hội mà tổ chức xét lựa chọn đại biểu trên cơ sở hướng dẫn của Ban Tổ chức Đại hội cấp huyện.

Các đại biểu đi dự đại hội cấp huyện phải là các tập thể, cá nhân có thành tích trên các lĩnh vực và được bình chọn từ cơ sở theo đúng tiêu chí, thành phần theo hướng dẫn, đề nghị cấp trên khen thưởng theo Luật Thi đua khen thưởng.

Tổng hợp, hoàn tất hồ sơ và các thủ tục khen thưởng của tập thể, cá nhân và đề nghị cấp trên khen thưởng theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Đại hội cấp huyện.

2. Thành phần, số lượng đại biểu tham dự Đại hội

a) Đại hội cấp huyện

Căn cứ điều kiện cụ thể của huyện, số lượng đại biểu dự Đại hội do Ban Chỉ đạo Đại hội cấp huyện quyết định số lượng:

Đại biểu chính thức không quá 150 đại biểu

Đại biểu khách mời tối đa bằng 1/3 số đại biểu chính thức.

Trong đó:

- Đại biểu chính thức:

+ Đại biểu đương nhiên: Các đồng chí nguyên chức, đương chức các chức vụ Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBMTTQVN huyện, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Thủ trưởng Cơ quan công tác dân tộc cấp huyện qua các thời kỳ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, các nghệ nhân dân gian tiêu biểu xuất sắc thời kỳ đổi mới là người dân tộc thiểu số, đang sinh sống hoặc công tác tại địa bàn của huyện.

+ Đại biểu chọn cử: Đại biểu được hội nghị cấp xã (gọi chung đối với xã, phường, thị trấn), các cơ quan, phòng, ban, đoàn thể, đơn vị lực lượng vũ trang của huyện chọn cử là các cá nhân ưu tú, có thành tích tiêu biểu, xuất sắc thuộc các thành phần, các ngành, các lĩnh vực là người dân tộc thiểu số.

- Đại biểu khách mời:

+ Đại diện: Lãnh đạo Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Đại hội tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh.

+ Đại diện các tổ chức đoàn thể: Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn lao động huyện.

+ Đại diện cán bộ lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng là người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện.

+ Đại diện lãnh đạo một số cơ quan cấp huyện, tỉnh, Trung ương, một số tổ chức quốc tế hoạt động trên địa bàn. Các doanh nghiệp có đóng góp tích cực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (nếu có).

+ Riêng các huyện biên giới có thể mời Lãnh đạo huyện của nước láng giềng có chung biên giới với nước ta.

b) Đại hội cấp tỉnh

Căn cứ điều kiện cụ thể của tỉnh, số lượng đại biểu dự Đại hội do Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh quyết định số lượng:

Đại biểu chính thức không quá 250 đại biểu

Đại biểu khách mời tối đa bằng 1/3 số đại biểu chính thức.

Trong đó:

- Đại biểu chính thức:

+ Đại biểu đương nhiên: Các đồng chí nguyên chức, đương chức các chức vụ: Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thủ trưởng Cơ quan công tác dân tộc tỉnh qua các thời kỳ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, các nghệ nhân dân gian tiêu tiểu xuất sắc là người dân tộc thiểu số sinh sống tại địa bàn tỉnh; Lãnh đạo là người dân tộc thiểu số đương chức là con em của Tỉnh đang công tác ở các địa phương và Trung ương.

+ Đại biểu chọn cử: Đại biểu được đại hội cấp huyện, hội nghị cấp huyện, cấp sở, ngành, chọn cử đại diện cho tập thể, các cá nhân có thành tích thật sự tiêu biểu, xuất sắc đại diện cho các DTTS trên địa bàn tỉnh trong các lĩnh vực.

- Đại biểu khách mời:

+ Đại diện Lãnh đạo một số Cơ quan Trung ương.

+ Đại diện: Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh; các Sở, Ban, ngành của Tỉnh; Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Đại hội tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh;

+ Đại diện các tổ chức đoàn thể: Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn lao động tỉnh.

+ Đại diện lãnh đạo huyện ủy, UBND các huyện tiến hành đại hội.

+ Đại diện cán bộ lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng là người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh.

+ Đại diện lãnh đạo Cơ quan công tác dân tộc qua các thời kỳ.

+ Đại diện lãnh đạo một số cơ quan cấp tỉnh, trung ương; đại diện một số doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho vùng dân tộc và miền núi, một số tổ chức quốc tế đang hoạt động trên địa bàn.

+ Riêng các tỉnh biên giới có thể mời Lãnh đạo tỉnh của nước láng giềng có chung biên giới.

3. Nguyên tắc, cơ cấu, tiêu chí chọn cử đại biểu chính thức dự Đại hội các cấp

a) Nguyên tắc chọn cử đại biểu

- Đảm bảo cơ cấu đại biểu theo thành phần dân tộc, độ tuổi, giới tính, lĩnh vực, trong đó phải chọn đủ các dân tộc thiểu số sinh sống ở địa phương của cấp tổ chức Đại hội.

- Đảm bảo công khai, dân chủ, bình đẳng, đồng thuận từ cơ sở và cấp tổ chức Đại hội.

- Đảm bảo hài hòa trong việc lựa chọn đại biểu là các nhân tố mới, tiêu biểu trong giai đoạn 2019-2024 với việc kế thừa kết quả chọn cử đại biểu của Đại hội đại biểu cấp tỉnh, cấp huyện lần thứ III năm 2019 của địa phương ở từng cấp tổ chức Đại hội.

b) Cơ cấu

Đảm bảo có đầy đủ đại biểu đại diện cho cộng đồng các dân tộc thiểu số cư trú ở địa phương nơi tổ chức Đại hội thuộc các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, khoa học - công nghệ, thương mại, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, tôn giáo, an ninh, quốc phòng... và đảm bảo hài hòa về cơ cấu độ tuổi, quan tâm đại biểu trẻ, tỷ lệ đại biểu nữ tham dự Đại hội tối thiểu đạt 30%.

c) Tiêu chí

- Là người dân tộc thiểu số;

- Người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín trong cộng đồng.

- Người có nhiều công lao, đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc; Có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư; Có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định bằng lời nói, qua việc làm, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo;

- Có thành tích nổi bật hoặc có đóng góp thiết thực về một hoặc một số lĩnh vực trong đời sống xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số như xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc,... hoặc là người được bầu chọn là điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước của địa phương; người đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, kỳ thi đấu thể thao trong nước và quốc tế....;

- Có đủ sức khỏe để tham dự Đại hội và các hoạt động của Đại hội;

Ngoài các tiêu chí trên, khi chọn cử đại biểu, có thể vận dụng kết hợp các tiêu chí đã có như: Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số, nông dân, công nhân tiêu biểu, thanh niên, phụ nữ tiêu biểu, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, người cao tuổi, nhà doanh nghiệp, chức sắc tôn giáo... tiêu biểu.

4. Thời gian và địa điểm

a) Thời gian tổ chức Đại hội

- Đại hội cấp huyện: thời gian tổ chức không quá 1,5 ngày, hoàn thành xong trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.

- Đại hội cấp tỉnh: thời gian tổ chức không quá 02 ngày, hoàn thành xong trước ngày 30 tháng 11 năm 2024.

b) Địa điểm tổ chức Đại hội: Ban Chỉ đạo Đại hội cùng cấp quyết định.

5. Tôn vinh, biểu dương và khen thưởng

a) Đối tượng khen thưởng: Tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc.

b) Hình thức khen thưởng

- Đại hội cấp huyện: Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh; Giấy khen của: Trưởng ban Dân tộc tỉnh, Chủ tịch UBND huyện.

- Đại hội cấp tỉnh: Bằng khen của: Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Chủ tịch UBND tỉnh.

* Những trường hợp thật sự có công lao, thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp đại đoàn kết các dân tộc; phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh... cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi thì đề nghị Ủy ban Dân tộc tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc Việt Nam.

c) Tổ chức khen thưởng, trao tặng Giấy khen, Bằng khen và các hình thức khen thưởng khác tại Đại hội theo Quy chế Thi đua - Khen thưởng của địa phương. Lựa chọn tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc đề nghị các hình thức khen thưởng theo Luật Thi đua - Khen thưởng.

Đối với hình thức khen thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc sẽ có văn bản hướng dẫn chi tiết của Ủy ban Dân tộc.

6. Công tác tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội

- Các cơ quan thông tấn báo chí và hệ thống thông tin cơ sở xây dựng chuyên trang, chuyên mục, các tin, bài, sản xuất các sản phẩm truyền thanh, truyền hình, phim phóng sự, phim tài liệu và các sản phẩm truyền thông khác để tuyên truyền về các nội dung liên quan đến Đại hội.

+ Tuyên truyền về công tác chuẩn bị, ngày, giờ, địa điểm tổ chức Đại hội trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Đưa tin, phóng sự về các gương người tốt việc tốt, nông dân sản xuất giỏi, làm kinh tế giỏi vươn lên thoát nghèo...

+ Tổ chức tuyên truyền tốt kết quả Đại hội, tạo sức lan tỏa của Đại hội đến với cộng đồng.

- Triển lãm, trưng bày tranh ảnh, các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của các dân tộc thiểu số tại nơi tổ chức Đại hội (tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương để có quy mô phù hợp).

- Xây dựng kỷ yếu Đại hội để phục vụ xây dựng tư liệu lịch sử và truyền thống ở địa phương.

- In, treo băng rôn, khẩu hiệu, áp phích, pano tuyên truyền về Đại hội đặt tại khu vực trung tâm, cửa ngõ, đường phố nơi công cộng và nơi tổ chức Đại hội.

7. Quà tặng

- Tất cả các đại biểu dự Đại hội cấp huyện, tỉnh đều được nhận quà tặng của Đại hội cùng cấp (nội dung, hình thức quà tặng do lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương xem xét, quyết định).

- Khuyến khích huy động xã hội hóa quà tặng có ý nghĩa.

8. Trang phục của đại biểu chính thức tại Đại hội

Tất cả các đại biểu chính thức mặc trang phục đúng bản sắc của dân tộc mình; khuyến khích các đại biểu mời mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí thực hiện Đại hội các cấp do Ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách; Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.

Đối với các địa phương không tự cân đối được ngân sách, xây dựng kế hoạch dự toán kinh phí đề nghị Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền cấp bổ sung để chi phục vụ các hoạt động của Đại hội.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức và các Tiểu ban giúp việc Đại hội cấp tỉnh, huyện

a) Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh, huyện

- Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh do đồng chí Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban; Thủ trưởng cơ quan công tác dân tộc tỉnh làm Phó Trưởng ban Thường trực; thành viên là đại diện lãnh đạo Ban Dân vận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các sở, Ban, ngành, đoàn thể có liên quan.

- Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, thành phố do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng ban; Trưởng phòng dân tộc huyện hoặc lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, thành phố làm Phó Trưởng ban Thường trực; thành viên là đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các phòng, ban trực thuộc huyện, thành phố (Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ra Quyết định).

- Ban Chỉ đạo Đại hội được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cùng cấp để chỉ đạo điều hành công việc và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

- Trưởng ban Chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo; thành lập Ban Tổ chức và các Tiểu ban giúp việc Đại hội.

b) Ban Tổ chức Đại hội cấp tỉnh, huyện

- Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh, huyện thành lập Ban Tổ chức Đại hội cùng cấp; gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban và ủy viên. Trưởng ban Tổ chức Đại hội do một đồng chí Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cùng cấp đảm nhiệm.

- Ban Tổ chức Đại hội cấp tỉnh, cấp huyện căn cứ vào tình hình thực tế quyết định thành lập các Tiểu ban giúp việc Đại hội cùng cấp.

2. Nhiệm vụ thực hiện

Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Đại hội cấp tỉnh và huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức Đại hội theo chỉ đạo của Ban Thường vụ các cấp nhằm đạt được mục đích, yêu cầu của Đại hội:

- Xây dựng báo cáo tổng kết; các bài phát biểu của Lãnh đạo địa phương; hướng dẫn viết các báo cáo điển hình trình bày tại Đại hội cấp huyện, tỉnh.

- Phân bổ đại biểu chính thức, hướng dẫn chọn cử đại biểu và triển khai công tác khen thưởng của Đại hội cấp huyện, tỉnh.

- Hướng dẫn các đại biểu được khen thưởng xây dựng báo cáo thành tích; lập hồ sơ và danh sách đề nghị khen thưởng gửi Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp.

- Chỉ đạo các huyện hướng dẫn các xã, phường, thị trấn theo tiêu chí đã quy định, các ban, ngành, đoàn thể... trong huyện chọn cử đại biểu theo phân bổ của Ban Chỉ đạo đại hội huyện; lựa chọn, khen thưởng đại biểu có thành tích tiêu biểu tại Đại hội cấp huyện; lựa chọn, công bố danh sách các đại biểu có thành tích xuất sắc đề nghị khen thưởng ở cấp tỉnh và cấp Trung ương. Chọn cử đại biểu dự Đại hội cấp tỉnh theo phân bổ của Ban Chỉ đạo Đại hội tỉnh.

- Hướng dẫn các huyện tổ chức Đại hội chọn cử đại biểu dự Đại hội cấp tỉnh theo chỉ tiêu phân bổ, lựa chọn, khen thưởng đại biểu có thành tích tiêu biểu tại Đại hội các cấp; lựa chọn, công bố danh sách các đại biểu có thành tích xuất sắc đề nghị khen thưởng ở cấp Trung ương.

- Xây dựng kịch bản chi tiết các nội dung tại Đại hội (lễ khai mạc; chương trình biểu dương khen thưởng; giao lưu đối thoại; bế mạc...).

- Khánh tiết Đại hội: ma két, khẩu hiệu, trang trí, pa nô, áp phích,....

- Lập danh sách, gửi giấy mời cho đại biểu chính thức và khách mời của Đại hội.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo sự chỉ đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh (Đại hội cấp tỉnh), Huyện ủy, UBND huyện (Đại hội cấp huyện).

3. Tiến độ triển khai

- Ban Chỉ đạo Đại hội xây dựng kế hoạch, dự kiến thời gian tổ chức Đại hội các cấp và gửi về Ủy ban Dân tộc trước ngày 15/02/2024.

- Ban Chỉ đạo Đại hội tỉnh gửi Báo cáo tổng hợp kết quả Đại hội về Ủy ban Dân tộc chậm nhất sau khi kết thúc Đại hội cấp tỉnh 30 ngày (Mẫu báo cáo kết quả Đại hội - Phụ lục số III kèm theo).

VI. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, KIỂM TRA, ĐÔN ĐỐC

1. Ủy ban Dân tộc giao Vụ Dân tộc thiểu số là đầu mối chủ trì phối hợp với các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc triển khai thực hiện nhiệm vụ

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, theo dõi, đôn đốc tổ chức Đại hội các cấp trình Lãnh đạo Ủy ban.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức đoàn công tác chỉ đạo Đại hội điểm tại một số huyện, tỉnh.

- Tổng hợp tình hình, kết quả tổ chức Đại hội các cấp báo cáo cấp có thẩm quyền.

2. Cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh là cơ quan thường trực giúp Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, trình Trưởng Ban Chỉ đạo phân công các thành viên Ban Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức Đại hội cấp huyện.

Căn cứ vào các quy định nêu trên và điều kiện cụ thể của địa phương, chính quyền các cấp có thể hướng dẫn bổ sung cho phù hợp để việc tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số ở cấp mình đạt kết quả cao.

Trong quá trình thực hiện các quy định nêu trên, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc đề nghị các địa phương phản ảnh, báo cáo kịp thời về Ủy ban Dân tộc, 349 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, số điện thoại: 024.37332092, Emai: [email protected]./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tỉnh ủy, Thành ủy, HĐND các tỉnh, tp trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cơ quan Công tác dân tộc các tỉnh/tp;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT (để b/c);
- Các TT, PCN UBDT;
- Các Vụ, đơn vị của UBDT;
- Lưu: VT, DTTS (3b).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM




Y Vinh Tơr

 

Phụ lục I

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TẠI ĐẠI HỘI
(Kèm theo Công văn số: 1302/UBDT-DTTS ngày 27 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Dân tộc)

UBND TỈNH (UBND HUYỆN)....
BCĐ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÁC DTTS LẦN THỨ IV
________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Số: /BC-BCĐ

………., ngày    tháng    năm 2024

 

BÁO CÁO CHÍNH TRỊ
TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
TỈNH (HUYỆN) .... LẦN THỨ IV - NĂM 2024

Chủ đề Đại hội
"CÁC DÂN TỘC ĐOÀN KẾT, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, PHÁT HUY LỢI THẾ, TIỀM NĂNG, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG"

(Trên cơ sở chủ đề định hướng chung các địa phương căn cứ tình hình thực tế có thể mở rộng, xây dựng chủ đề Đại hội cho phù hợp với từng địa phương)

Phần I

TÌNH HÌNH DÂN TỘC VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH (HUYỆN) ……….

Phần II

TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN TỘC, CHÍNH SÁCH DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2019-2024

I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CỦA CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC, PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG, XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

1. Kết quả thực hiện các chương trình, chính sách, dự án đối với vùng đồng bào dân tộc và miền núi

2. Kết quả về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

3. Kết quả xây dựng hệ thống chính trị và quốc phòng - an ninh vùng dân tộc và miền núi

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Đánh giá tổng quát

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Tồn tại, hạn chế

b) Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế

3. Bài học kinh nghiệm

Phần III

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN TỘC, CHÍNH SÁCH DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2024 - 2029

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2029

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

 

 

BAN CHỈ ĐẠO ĐẠI HỘI

 

Phụ lục II

DỰ KIẾN NỘI DUNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP TỈNH (HUYỆN) LẦN THỨ IV- NĂM 2024
(Kèm theo Công văn số: 1302/UBDT-DTTS ngày 27 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Dân tộc)

1. Thời gian thực hiện

- Đại hội cấp huyện: không quá 1,5 ngày

- Đại hội cấp tỉnh: không quá 02 ngày

2. Khung Chương trình

- Lễ dâng hương đền thờ Bác Hồ (hoặc viếng tượng đài liệt sỹ)

- Thăm quan mô hình phát triển văn hóa, kinh tế, du lịch.... (Đại hội cấp tỉnh)

- Họp phiên trù bị Đại hội bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký Đại hội

- Văn nghệ chào mừng: Các tiết mục đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn tỉnh ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước...

- Báo cáo chính trị của Đại hội

- Báo cáo điển hình của cá nhân tiêu biểu xuất sắc (do Ban tổ chức lựa chọn)

- Phát biểu của Lãnh đạo TW, Lãnh đạo tỉnh, Lãnh đạo huyện

- Tôn vinh, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc

- Thông qua Quyết tâm thư Đại hội

- Giao lưu, gặp mặt Lãnh đạo Trung ương, địa phương.

 

Phụ lục III

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐẠI HỘI
(Kèm theo Công văn số: 1302/UBDT-DTTS ngày 27 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Dân tộc)

UBND TỈNH……
BAN CHỈ ĐAO ĐẠI HỘI
ĐẠI BIỂU CÁC DTTS

________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________

Số: /BC-BCĐ

……….., ngày    tháng     năm 2024

 

BÁO CÁO

Kết quả Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024

I. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Đại hội DTTS cấp huyện

2. Đại hội DTTS cấp tỉnh

(Phụ biểu tổng hợp kết quả kèm theo)

III. ĐÁNH GIÁ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM, TỒN TẠI, HẠN CHẾ

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc (để b/c);
- Lưu: VT.

TRƯỞNG BAN




……………………

 

Phụ biểu

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CÁC CẤP
(Kèm theo Công văn số: 1302/UBDT-DTTS ngày 27 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Dân tộc)

UBND TỈNH………………..
BAN CHỈ ĐẠO ĐẠI HỘI
-------

 

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN NĂM 2024

(Phụ lục kèm theo Báo cáo số ………/BC-BCĐ ngày ....tháng ...năm…… của………..)

TT

Tỉnh/thành phố

Đại hội cấp tỉnh

Đại hội cấp huyện

Thành phần, số lượng đại biểu

Hình thức/cấp khen thưởng

Tổng số huyện tổ chức ĐH cấp huyện

Thành phần, số lượng đại biểu

Hình thức/cấp khen thưởng

Số thành phần DTTS dự ĐH/Tổng số thành phần DT của tỉnh

ĐB chính thức

ĐB khách mời

Tỉnh khen (Bằng khen)

UBDT khen (Bằng khen)

TTCP khen (Băng khen)

Số thành phần DTTS dự ĐH/Tổng số thành phần DT của huyện

ĐB chính thức

ĐB khách mời

Huyện khen (Giấy khen)

Tỉnh khen (Bằng khen)

UBDT khen (Bằng khen)

Tập thể

Cá nhân

Tập thể

Cá nhân

Tập thể

Cá nhân

Tập thể

Cá nhân

Tập thể

Cá nhân

Tập thể

Cá nhân

1

Ví dụ: Hà Giang

15/19

251

60

10

30

5

15

 

 

11

15/19

1,500

500

200

400

1

5

1

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Danh sách gửi văn bản 53 tỉnh

1

UBND tỉnh Hà Giang

Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang

2

UBND tỉnh Cao Bằng

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng

3

UBND tỉnh Bắc Kạn

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn

4

UBND tỉnh Tuyên Quang

Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang

5

UBND tỉnh Lào Cai

Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai

6

UBND tỉnh Điện Biên

Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên

7

UBND tỉnh Lai Châu

Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu

8

UBND tỉnh Sơn La

Ban Dân tộc tỉnh Sơn La

9

UBND tỉnh Yên Bái

Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái

10

UBND tỉnh Hòa Bình

Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình

11

UBND tỉnh Thái Nguyên

Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên

12

UBND tỉnh Quảng Ninh

Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh

13

UBND tỉnh Lạng Sơn

Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn

14

UBND tỉnh Bắc Giang

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

15

UBND tỉnh Phú Thọ

Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ

16

UBND tỉnh Vĩnh Phúc

Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc

17

UBND TP Hà Nội

Ban Dân tộc TP Hà Nội

18

UBND tỉnh Ninh Bình

Văn phòng UBND tỉnh Ninh Bình

19

UBND tỉnh Thanh Hóa

Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa

20

UBND tỉnh Nghệ An

Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An

21

UBND tỉnh Hà Tĩnh

Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh

22

UBND tỉnh Quảng Bình

Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình

23

UBND tỉnh Quảng Trị

Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị

24

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

25

UBND TP Đà Nẵng

BanTôn giáo TP Đà Nẵng

26

UBND tỉnh Quảng Nam

Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam

27

UBND tỉnh Quảng Ngãi

Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi

28

UBND tỉnh Bình Định

Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

29

UBND tỉnh Phú Yên

Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên

30

UBND tỉnh Khánh Hòa

Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa

31

UBND tỉnh Ninh Thuận

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận

32

UBND tỉnh Bình Thuận

Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận

33

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Ban Dân tộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

34

UBND TP Hồ Chí Minh

Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh

35

UBND tỉnh Bình Dương

Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương

36

UBND tỉnh Đồng Nai

Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai

37

UBND tỉnh Kon Tum

Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum

38

UBND tỉnh Gia Lai

Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai

39

UBND tỉnh Đắk Lắk

Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk

40

UBND tỉnh Đắk Nông

Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông

41

UBND tỉnh Lâm Đồng

Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng

42

UBND tỉnh Bình Phước

Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước

43

UBND tỉnh Tây Ninh

Ban Tôn giáo - Dân tộc tỉnh Tây Ninh

44

UBND TP Cần Thơ

Ban Dân tộc TP. Cần Thơ

45

UBND tỉnh Long An

Ban Tôn giáo tỉnh Long An

46

UBND tỉnh Trà Vinh

Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh

47

UBND tỉnh Vĩnh Long

Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long

48

UBND tỉnh An Giang

Ban Dân tộc tỉnh An Giang

49

UBND tỉnh Kiên Giang

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang

50

UBND tỉnh Hậu Giang

Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang

51

UBND tỉnh Sóc Trăng

Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng

52

UBND tỉnh Bạc Liêu

Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu

53

UBND tỉnh Cà Mau

Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau

 

1

HĐND tỉnh Hà Giang

Tỉnh ủy tỉnh Hà Giang

2

HĐND tỉnh Cao Bằng

Tỉnh ủy tỉnh Cao Bằng

3

HĐND tỉnh Bắc Kạn

Tỉnh ủy tỉnh Bắc Kạn

4

HĐND tỉnh Tuyên Quang

Tỉnh ủy tỉnh Tuyên Quang

5

HĐND tỉnh Lào Cai

Tỉnh ủy tỉnh Lào Cai

6

HĐND tỉnh Điện Biên

Tỉnh ủy tỉnh Điện Biên

7

HĐND tỉnh Lai Châu

Tỉnh ủy tỉnh Lai Châu

8

HĐND tỉnh Sơn La

Tỉnh ủy tỉnh Sơn La

9

HĐND tỉnh Yên Bái

Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái

10

HĐND tỉnh Hòa Bình

Tỉnh ủy tỉnh Hòa Bình

11

HĐND tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên

12

HĐND tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh

13

HĐND tỉnh Lạng Sơn

Tỉnh ủy tỉnh Lạng Sơn

14

HĐND tỉnh Bắc Giang

Tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang

15

HĐND tỉnh Phú Thọ

Tỉnh ủy tỉnh Phú Thọ

16

HĐND tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc

17

HĐND TP Hà Nội

Thành ủy TP. Hà Nội

18

HĐND tỉnh Ninh Bình

Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình

19

HĐND tỉnh Thanh Hóa

Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa

20

HĐND tỉnh Nghệ An

Tỉnh ủy tỉnh Nghệ An

21

HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh

22

HĐND tỉnh Quảng Bình

Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình

23

HĐND tỉnh Quảng Trị

Tỉnh ủy tỉnh Quảng Trị

24

HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế

Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế

25

HĐND TP Đà Nẵng

Thành ủy TP. Đà Nẵng

26

HĐND tỉnh Quảng Nam

Tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam

27

HĐND tỉnh Quảng Ngãi

Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi

28

HĐND tỉnh Bình Định

Tỉnh ủy tỉnh Bình Định

29

HĐND tỉnh Phú Yên

Tỉnh ủy tỉnh Phú Yên

30

HĐND tỉnh Khánh Hòa

Tỉnh ủy tỉnh Khánh Hòa

31

HĐND tỉnh Ninh Thuận

Tỉnh ủy tỉnh Ninh Thuận

32

HĐND tỉnh Bình Thuận

Tỉnh ủy tỉnh Bình Thuận

33

HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

34

HĐND TP Hồ Chí Minh

Thành ủy TP. Hồ Chí Minh

35

HĐND tỉnh Bình Dương

Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương

36

HĐND tỉnh Đồng Nai

Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai

37

HĐND tỉnh Kon Tum

Tỉnh ủy tỉnh Kon Tum

38

HĐND tỉnh Gia Lai

Tỉnh ủy tỉnh Gia Lai

39

HĐND tỉnh Đắk Lắk

Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk

40

HĐND tỉnh Đắk Nông

Tỉnh ủy tỉnh Đắk Nông

41

HĐND tỉnh Lâm Đồng

Tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng

42

HĐND tỉnh Bình Phước

Tỉnh ủy tỉnh Bình Phước

43

HĐND tỉnh Tây Ninh

Tỉnh ủy tỉnh Tây Ninh

44

HĐND TP. Cần Thơ

Thành ủy TP. Cần Thơ

45

HĐND tỉnh Long An

Tỉnh ủy tỉnh Long An

46

HĐND tỉnh Trà Vinh

Tỉnh ủy tỉnh Trà Vinh

47

HĐND tỉnh Vĩnh Long

Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Long

48

HĐND tỉnh An Giang

Tỉnh ủy tỉnh An Giang

49

HĐND tỉnh Kiên Giang

Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang

50

HĐND tỉnh Hậu Giang

Tỉnh ủy tỉnh Hậu Giang

51

HĐND tỉnh Sóc Trăng

Tỉnh ủy tỉnh Sóc Trăng

52

HĐND tỉnh Bạc Liêu

Tỉnh ủy tỉnh Bạc Liêu

53

HĐND tỉnh Cà Mau

Tỉnh ủy tỉnh Cà Mau

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi