Công chứng viên hợp danh là gì? Có quyền, nghĩa vụ như thế nào?

Công chứng viên là người có thẩm quyền thực hiện công chứng, chứng thực trong tổ chức hành nghề công chứng. Và công chứng viên hợp danh là gì khi thường được nhắc đến khi nói đến tổ chức hành nghề công chứng.

1. Công chứng viên hợp danh là gì?

Công chứng viên hợp danh là một trong những hình thức hành nghề của công chứng viên tại tổ chức hành nghề công chứng được nêu tại Điều 34 Luật Công chứng đang có hiệu lực.

Bên cạnh công chứng viên hợp danh, công chứng viên còn được hành nghề dưới hình thức: Công chứng viên của các phòng công chứng; công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại văn phòng công chứng.

Như vậy, có thể thấy, công chứng viên hợp danh là công chứng được làm việc tại văn phòng công chứng (một trong hai hình thức hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng bên cạnh loại hình phòng công chứng - loại hình tổ chức hành nghề công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp).

Căn cứ Điều 22 Luật Công chứng năm 2014 hiện hành, văn phòng công chứng để chính thực được hoạt động hành nghề thì bắt buộc phải có từ 02 công chứng viên hợp danh trở lên và không có thành viên góp vốn.

Đặc biệt, một trong hai công chứng viên hợp danh phải là Trưởng văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

Tên của văn phòng công chứng phải bao gồm tên của công chứng viên hợp danh (có thể là Trưởng văn phòng công chứng hoặc công chứng viên hợp danh khác theo thoả thuận).

Tuy nhiên, tên này không được trùng, gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không vi phạm lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Công chứng viên hợp danh là gì? Có quyền, nghĩa vụ như thế nào?
Công chứng viên hợp danh là gì? Có quyền, nghĩa vụ như thế nào? (Ảnh minh hoạ)

2. Quyền, nghĩa vụ của công chứng viên hợp danh

Luật Công chứng năm 2014 cũng quy định về quyền, nghĩa vụ của công chứng viên hợp danh. Cụ thể như sau:

2.1 Quyền của công chứng viên hợp danh

Công chứng viên hợp danh cũng có những quyền như các công chứng viên khác được quy định tại Luật Công chứng. Cụ thể:

- Được tham gia thành lập văn phòng công chứng và có thể được lấy tên để đặt cho tên của văn phòng công chứng nếu các công chứng viên hợp danh khác thoả thuận, thống nhất vấn đề này.

- Được trở thành Trưởng văn phòng công chứng nếu đã có thời gian hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

- Được bảo đảm quyền hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật.

- Được thực hiện các công việc mà công chứng viên thực hiện:

  • Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch;
  • Chứng thực bản sao căn cứ từ bản chính…
  • Được đề nghị cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan đến công việc công chứng cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện công chứng, chứng thực văn bản, hợp đồng, giao dịch.
  • Được quyền từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.

- Có các quyền khác ví dụ như: Quyền được nhận tiền lương, chế độ nghỉ ngơi… như người lao động được làm việc theo chế độ hợp đồng lao động với văn phòng công chứng…

2.2 Nghĩa vụ của công chứng viên hợp danh

Song song với quyền của công chứng viên hợp danh là nghĩa vụ của công chứng viên hợp danh là gì? Cụ thể, theo khoản 2 Điều 17 Luật Công chứng năm 2014, công chứng viên hợp danh có nghĩa vụ sau đây:

- Phải hành nghề tại một văn phòng công chứng.

- Có nghĩa vụ trong việc thực hiện công việc công chứng, chứng thực:

  • Tuân thủ, chấp hành nghiêm các nguyên tắc hành nghề công chứng.
  • Tôn trọng, bảo vệ quyền, nghĩa vụ hợp pháp của người yêu cầu công chứng.
  • Trong quá trình thực hiện công chứng phải giải thích cho người yêu cầu công chứng về quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của họ cũng như ý nghĩa, hậu quả pháp lý của việc công chứng.
  • Khi từ chối công chứng phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng.
  • Các nội dung công chứng phải giữ bí mật trừ trường hợp được sự đồng ý của người yêu cầu công chứng bằng văn bản hoặc do pháp luật có quy định khác như do yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền…
  • Chịu trách nhiệm về văn bản công chứng trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng; về hoạt động của văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh trước pháp luật.

- Hằng năm, phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng.

- Tham gia tổ chức xã hội, nghề nghiệp của công chứng viên và chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước, văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh và tổ chức xã hội, nghề nghiệp mà mình là thành viên.

- Nghĩa vụ khác.

2.3 Khi nào công chứng viên hợp danh chấm dứt tư cách hợp danh?

Việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên được quy định tại Điều 27 Luật Công chứng trong hai trường hợp sau đây:

- Do nguyện vọng cá nhân của chính công chứng viên hợp danh đó.

- Trong trường hợp khác mà pháp luật quy định.

Trên đây là giải đáp chi tiết về công chứng viên hợp danh là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.