Công chứng viên có được chứng thực không?

Công chứng viên là người được pháp luật công nhận và bảo đảm quyền hành nghề công chứng. Vậy, công chứng viên có được chứng thực không?

Bản chất của công chứng và chứng thực

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tình chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy, tờ văn từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại.

Còn chứng thực, đến nay vẫn chưa có khái niệm, định nghĩa chính thức. Tuy nhiên theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP có thể thấy, hoạt động chứng thực gồm: Cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Theo đó, về bản chất, công chứng là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch còn chứng thực là chứng nhận và thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Nói cách khác, chứng thực không đề cập đến nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức, người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch…

công chứng viên có được chứng thực không

Công chứng viên có được chứng thực không? (Ảnh minh họa)

Công chứng viên có được chứng thực?

Công chứng viên đương nhiên được hành nghề công chứng theo các hình thức:

- Công chứng viên của Phòng công chứng;

- Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;

- Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng.

Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản(Điều 77 Luật Công chứng 2014).

Việc chứng thực của công chứng viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực. Cụ thể, theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc:

- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

- Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch.

Như vậy, công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính văn bản và chứng thực chữ ký trừ chứng thực chữ ký người dịch.

>> Điều kiện để trở thành công chứng viên

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?