1. Công chứng sổ bảo hiểm xã hội ở đâu?
Công chứng sổ bảo hiểm xã hội chính là cách gọi thông thường của việc chứng thực sổ bảo hiểm xã hội. Theo đó, để chứng thực sổ bảo hiểm xã hội, người có nhu cầu có thể đến các cơ quan nêu tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP sau đây để thực hiện:
STT | Cơ quan | Người ký, đóng dấu |
1 | Phòng Tư pháp cáp huyện |
|
2 | Uỷ ban nhân dân cấp xã |
|
3 |
|
|
4 |
| Công chứng viên |
Theo đó, người yêu cầu có thể lựa chọn chứng thực sổ bảo hiểm xã hội tại Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc tại tổ chức hành nghề công chứng (Văn phòng công chứng, phòng công chứng) thuận tiện nhất cho mình.
2. Thủ tục chứng thực sổ bảo hiểm xã hội mới nhất
Để thực hiện chứng thực sổ bảo hiểm xã hội, người có nhu cầu cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
- Hồ sơ cần chuẩn bị: Khi đi chứng thực, người yêu cầu cần mang theo bản gốc sổ bảo hiểm xã hội.
- Cơ quan thực hiện: Việc công chứng sổ bảo hiểm xã hội ở đâu hay chính là cơ quan thực hiện chứng thực sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện theo hướng dẫn ở trên của bài viết này.
- Trình tự, thủ tục thực hiện chứng thực sổ bảo hiểm xã hội:
- Người có thẩm quyền chứng thực ở trên sẽ kiểm tra, đối chiếu bản chính của sổ bảo hiểm xã hội với bản photo.
- Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bảo sao từ bản chính sổ bảo hiểm xã hội. Nếu bản sao có từ 02 trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối; nếu có từ 02 tờ trở lên thì đóng dấu giáp lai.
- Thực hiện ký tên, đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền nêu trên vào lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính.
- Lệ phí cần phải nộp: Mức lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính sổ bảo hiểm xã hội là 2.000 đồng/trang; từ trang thứ ba trở đi thì phí chứng thực bản sao từ bản chính là 1.000 đồng/trang nhưng không quá 200.000 đồng/bản (căn cứ Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC)
3. Có cần bảo sao sổ bảo hiểm xã hội khi làm nhận 1 lần không?
Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội một lần gồm:
- Bản chính sổ bảo hiểm xã hội.
- Đơn đề nghị (bản chính theo mẫu số 14-HSB).
- Người ra nước ngoài định cư: Quyết định thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt của hộ chiếu nước ngoài, thị thực nước ngoài, giấy tờ xác nhận đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài…
- Người mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng… thì cần thêm trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng này của người đó hoặc biên bản giám định suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên…
- Nếu làm việc, phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực thì nộp thêm bản chính bản khai cá nhân về thời gian này…
Như vậy, theo quy định này, trong thành phần giấy tờ, hồ sơ cần nộp để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần không có yêu cầu bản sao sổ bảo hiểm xã hội mà cần nộp bản chính sổ này cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Công chứng sổ bảo hiểm xã hội ở đâu? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết từ chuyên gia pháp lý của LuatVietnam.