1. Công chứng online có thực hiện được không?
Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Công chứng năm 2014, khi ký hợp đồng, giao dịch công chứng thì người yêu cầu và các bên tham gia trong hợp đồng, giao dịch đó phải ký trước mặt công chứng viên. Do đó, không thể thực hiện công chứng online theo quy định hiện nay.
Đây cũng là quy định được áp dụng với việc điểm chỉ thay thế cho việc ký hoặc điểm chỉ đồng thời với việc ký.
Cũng tại khoản 1 Điều 48 Luật Công chứng năm 2014, chỉ có một trường hợp không phải ký trước mặt công chứng viên là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký mẫu chữ ký tại tổ chức hành nghề công chứng.
Trong trường hợp này, người yêu cầu công chứng không cần ký trước mặt công chứng viên mà có thể ký trước vào hợp đồng, giao dịch.
Sau khi công chứng viên nhận được hồ sơ sẽ tiến hành đối chiếu chữ ký của người này trong hợp đồng với mẫu chữ ký đã đăng ký trước đó tại đây trước khi thực hiện việc công chứng hợp đồng, giao dịch.
Như vậy, không có bất kỳ quy định nào về việc cho phép thực hiện công chứng online. Tức là, các bên trong hợp đồng, giao dịch nếu thực hiện công chứng thì bắt buộc phải ký tên/điểm chỉ hoặc vừa ký tên và điểm chỉ trước mặt công chứng viên.
Có quy định này là bởi, căn cứ Điều 40 Luật Công chứng, công chứng viên phải trực tiếp xác định năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng, tính tự nguyện, sáng suốt của các bên trong hợp đồng, giao dịch… trước khi ký tên, đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng vào văn bản công chứng.
2. Dự kiến sẽ được công chứng online những giai đoạn nào?
Mặc dù hiện nay, Luật Công chứng không cho phép thực hiện công chứng online, tuy nhiên, do nhu cầu của thị trường và nhằm chuyển đổi số, Bộ Tư pháp hiện đang lấy dự thảo có sửa đổi, bổ sung nội dung về việc công chứng online như sau:
Theo đó, đề cương xây dựng Luật Công chứng sửa đổi, Bộ Tư pháp đề xuất bổ sung cho phép được công chứng online với các thủ tục:
- Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng từ xa thông qua Email, tin nhắn, website hoặc các phần mềm chuyên dụng khác;
- Công chứng viên thực hiện ký công chứng thông qua chữ ký số;
- Công chứng viên giải thích về quyền, nghĩa vụ, lợi ích, ý nghĩa, hậu quả pháp lý khi công chứng;
- Thu phí, thù lao công chứng…
Như vậy, có thể thấy, mặc dù hiện nay vẫn chưa cho phép công chứng online nhưng sắp tới, việc này có thể sẽ được thực hiện nếu dự thảo Luật Công chứng sửa đổi được thông qua.
3. Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính áp dụng từ 22/5/2020
Mặc dù văn bản công chứng chưa được thực hiện online và sắp tới, việc công chứng online cũng chỉ dừng ở việc lên lịch hẹn, nộp hồ sơ… online nhưng trước đó, từ 22/5/2020, Chính phủ đã cho phép thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.
Cụ thể như sau:
Theo đó, căn cứ Chương II Nghị định 45/2020/NĐ-CP, trình tự, thủ tục chứng thực bản sao điện tử như sau:
Bước 1: Đăng ký và đăng nhập tài khoản trên cổng dịch vụ công quốc gia.
Bước 2: Sau khi đăng nhập, chọn “dịch vụ công nổi bật”
Bước 4: Tại giao diện này, chọn như ảnh dưới đây. Người yêu cầu công chứng muốn thực hiện chứng thực tại cơ quan nào thì chọn cơ quan đó và ấn vào nút “đồng ý”
Bước 6: Hệ thống sẽ gửi mã lịch hẹn, người yêu cầu đến cơ quan đã đăng ký để thực hiện chứng thực theo đúng lịch hẹn, mang theo bản chính giấy tờ cần chứng thực và nộp lệ phí.
Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Công chứng online. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.