Công chứng 3 bên là gì? Thủ tục công chứng 3 bên thực hiện thế nào?

Mặc dù công chứng 3 bên là thuật ngữ thường gặp trong cuộc sống hằng ngày tuy nhiên với khá nhiều người, đây vẫn là khái niệm còn quá xa lạ. Vậy công chứng 3 bên là gì? Cần lưu ý gì khi công chứng hợp đồng 3 bên?

1. Công chứng 3 bên là gì?

Hiện nay, tất cả các văn bản pháp luật về công chứng không có khái niệm công chứng 3 bên là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu, đây là việc công chứng có sự tham gia của 3 bên: Người yêu cầu công chứng, công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng và một bên thứ ba khác. Trong đó:

- Công chứng viên là đối tượng thuộc tổ chức hành nghề công chứng, có nhiệm vụ xác thực tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức, xã hội của hợp đồng, giao dịch, bản dịch giấy tờ, văn bản trong trường hợp hợp đồng, văn bản đó phải công chứng.

- Người yêu cầu công chứng là người có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo khoản 3 Điều 2 Luật Công chứng. Do đó, người yêu cầu công chứng là một trong các bên trong hợp đồng, giao dịch.

- Bên thứ ba này hiện trong các văn bản quy định về công chứng không quy định. Tuy nhiên, thông thường hợp đồng là sự thoả thuận của các bên, trong đó phổ biến sẽ có hai bên. Chỉ có một số trường hợp, hợp đồng sẽ có nhiều hơn hai bên.

Ví dụ: Hợp đồng mua bán sẽ có hai bên là bên mua và bên bán; hợp đồng tặng cho sẽ có hai bên là bên tặng cho tài sản và bên nhận tặng cho tài sản…

Hợp đồng hợp tác ba bên sẽ là sự thoả thuận của ba bên trong quan hệ hợp tác mua bán, chuyển nhượng hoặc như hợp đồng thế chấp ba bên sẽ gồm ngân hàng (bên cho vay đồng thời là bên nhận thế chấp), người vay và người thế chấp tài sản (không đồng thời là người vay).

Từ những phân tích trên, có thể thấy, hiện có hai quan điểm về công chứng 3 bên là gì:

Quan điểm 1

Đây là việc công chứng một hợp đồng thông thường, sẽ có hai bên tham gia thoả thuận và công chứng viên chứng nhận thoả thuận của hai bên. Khi đó, ba bên trong trường hợp này là: Công chứng viên, người yêu cầu công chứng (một trong hai bên của hợp đồng, giao dịch); bên thứ ba là bên còn lại trong hợp đồng, giao dịch đó.

Quan điểm 2

Đây là việc công chứng loại hợp đồng có 3 bên tham gia trong đó không tính đến công chứng viên hay người làm chứng hoặc phiên dịch viên. Ví dụ hợp đồng hợp tác ba bên hoặc hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất 3 bên giữa bên nhận thế chấp/cho vay (ngân hàng), bên vay và bên nhận thế chấp.

Bài viết đang theo quan điểm thứ 2. Bởi công chứng viên hoặc người làm chứng hoặc phiên dịch viên là những người đóng vai trò chứng thực, làm chứng… cho thoả thuận của các bên trong hợp đồng, giao dịch mà không phải là người trực tiếp tham gia các thoả thuận trong hợp đồng, giao dịch đó.

Do đó, những người không được coi là “các bên” tham gia trong hợp đồng, giao dịch. Nên có thể hiểu, công chứng 3 bên là việc công chứng các loại hợp đồng, giao dịch có sự tham gia của ba bên thoả thuận về nội dung của hợp đồng, giao dịch đó.

Nếu bạn có ý kiến hoặc quan điểm khác, có thể liên hệ với tổng đài 19006192 để gặp chuyên gia pháp lý của LuatVietnam.

công chứng 3 bên là gì?
Câu trả lời cho câu hỏi công chứng 3 bên là gì? (Ảnh minh hoạ)

2. Thủ tục công chứng 3 bên thực hiện thế nào?

Với quan điểm thứ 2 về công chứng 3 bên là gì, thủ tục công chứng 3 bên sẽ là thủ tục công chứng thông thường áp dụng với hợp đồng, giao dịch. Điểm khác biệt duy nhất là trong hồ sơ yêu cầu cung cấp phải có hồ của của 03 bên tham gia giao dịch, hợp đồng.

Cụ thể, thủ tục công chứng trong trường hợp này sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Công chứng hiện hành về thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch như sau:

2.1 Hồ sơ cần chuẩn bị

- Phiếu yêu cầu công chứng. Phiếu này được một trong ba bên trong giao dịch, hợp đồng điền đầy đủ thông tin về nhân thân, loại hợp đồng yêu cầu công chứng và các giấy tờ, hồ sơ nộp kèm theo.

- Hồ sơ, giấy tờ về nhân thân của các bên: Trong hợp đồng 3 bên có 3 bên tham gia nên cần phải nộp bản sao giấy tờ của cả ba bên:

  • Nếu các bên là cá nhân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn; giấy tờ về tình trạng hôn nhân nếu có xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng...
  • Nếu các bên là tổ chức: Cần phải nộp giấy chứng nhận doanh nghiệp, Chứng minh nhân dân/Căn cước/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật…

- Giấy tờ về tài sản hoặc về đối tượng của hợp đồng: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe, hoá đơn, chứng từ…

2.2 Cơ quan thực hiện

Người có thẩm quyền thực hiện công chứng là công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng gồm phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng.

2.3 Thời gian giải quyết

Theo Điều 43 Luật Công chứng năm 2014, thời hạn thực hiện công chứng là 02 ngày làm việc. Nếu nội dung hợp đồng, giao dịch phức tạp thì có thể kéo dài thời hạn thực hiện công chứng đến không quá 10 ngày làm việc.

2.4 Phí, thù lao phải nộp

Căn cứ vào hợp đồng có giá trị tài sản không để xác định phí công chứng. Xem chi tiết phí công chứng hợp đồng, giao dịch mới nhất.

Bên cạnh phí công chứng, các bên còn thoả thuận nộp thù lao công chứng nhưng không vượt quá mức trần thù lao do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Trên đây là giải đáp chi tiết về công chứng 3 bên là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được tư vấn, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Tài khoản định danh điện tử mức 2 là gì? Có bắt buộc làm không?

Tài khoản định danh điện tử mức 2 là gì? Có bắt buộc làm không?

Tài khoản định danh điện tử mức 2 là gì? Có bắt buộc làm không?

Tài khoản định danh điện tử mức 2 trên ứng dụng VNeID có thể sử dụng khi đi máy bay, dùng thay Căn cước công dân, giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế... Hãy đọc bài viết này để hiểu rõ tài khoản định danh điện tử mức 2 là gì và có nên đăng ký không.