Công an phường được phạt những lỗi gì theo Nghị định 100?

Ngoài lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, người vi phạm giao thông cũng thường xuyên được chứng kiến Công an phường kiểm soát, xử phạt phương tiện giao thông đường bộ.

Chỉ được tự tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch

Theo Nghị định 27/2010, trong những trường hợp cần thiết có thể huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt…

Nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.

Tương tự, khoản 3 Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA cũng quy định:

Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, lực lượng Công an phường nếu làm việc độc lập, không đi cùng Cảng sát giao thông thì chỉ được tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch.

Công an phường được phạt những lỗi gì theo Nghị định 100?
Công an phường được phạt những lỗi gì theo Nghị định 100? (Ảnh minh họa)

Công an phường được phạt những lỗi gì theo Nghị định 100?

Điều 79 Nghị định 100 quy định Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương. Còn theo khoản 4 Điều 74, Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông đường bộ sau (trừ trường hợp gây tai nạn giao thông):

Đối với ô tô

STT

Lỗi

Mức phạt

1

- Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm

- Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau

200.000 - 400.000 đồng

2

- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng

- Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường

- Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường

- Dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy

- Đỗ xe trên dốc không chèn bánh

- Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn

- Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m

- Dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt

- Dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước

- Rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe

- Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe

- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường

- Dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”

400.000 - 600.000 đồng

3

- Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư

- Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt

- Dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt

- Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa

- Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m

- Đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt

- Đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước

- Đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật

- Đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”

- Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”

- Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần

- Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép

800.000 - 01 triệu đồng

Đối với xe máy

STT

Lỗi

Mức phạt

1

- Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù)

- Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư

100.000 - 200.000 đồng

2

- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường

- Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông

- Tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ

- Đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật

- Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường

- Dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”

- Đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”

- Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt

- Dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt

- Không đội (hoặc chở người không đội) mũ bảo hiểm hoặc không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ

- Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật

200.000 - 300.000 đồng

3

- Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư

- Dừng xe, đỗ xe trên cầu

- Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông

- Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh

- Chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái

- Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định

- Điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác

- Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần

400.000 - 600.000 đồng

4

- Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định

- Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định

-  Quay đầu xe trong hầm đường bộ

600.000 - 01 triệu đồng


Lưu ý: Trong nội dung bài viết chỉ đề cập đến các vi phạm quy tắc giao thông đường bộ của ô tô, xe máy; không đề cập đến vi phạm của xe đạp, người đi bộ, xe máy kéo... và các vi phạm khác như vi phạm về phương tiện, về vận tải đường bộ...
Tình Nguyễn
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?