Có quyền từ chối mở cửa nếu Công an kiểm tra cư trú giữa đêm?

Vì sợ bị mạo danh và để đảm bảo an toàn cho bản thân, nhiều người rất e dè khi có lực lượng chức năng "gõ cửa" vào ban đêm. Vậy, theo quy định hiện hành, người dân có quyền từ chối mở cửa nếu Công an kiểm tra cư trú giữa đêm hay không?

Công an có được kiểm tra cư trú giữa đêm?

Theo quy định tại Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú thì cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia.

Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự.

Như vậy, theo quy định trên, Công an xã, Công an nhân dân được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra cư trú bất cứ lúc nào, kể cả ban đêm (trong địa bàn quản lý). Lực lượng này có thể tự kiểm tra hoặc huy động lực lượng quần chúng cùng tham gia (nhưng không bắt buộc).

Tuy nhiên, việc kiểm tra cư trú của Công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến.

Hiện nay, đối tượng bị kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.

Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.

Có quyền từ chối mở cửa nếu công an kiểm tra cư trú giữa đêm?
Có quyền từ chối kiểm tra cư trú giữa đêm? (Ảnh minh họa)

Có quyền từ chối mở cửa nếu Công an kiểm tra cư trú giữa đêm?

Nếu như Công an được trao quyền kiểm tra cư trú giữa đêm thì đồng nghĩa với việc người dân phải chấp hành việc kiểm tra này.

Việc người dân từ chối mở cửa khi bị kiểm tra cư trú là sai và có thể bị xử phạt. Nếu cảm thấy nghi ngờ mạo danh Công an, người dân có thể yêu cầu kiểm tra thẻ ngành, bảng tên của chiến sỹ Công an đang làm nhiệm vụ.

Theo Điều 11 Luật Cư trú, công dân có trách nhiệm chấp hành các quy định của pháp luật về cư trú; cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cung cấp…

Khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu, công dân phải xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú.

Nếu không thực hiện đúng trách nhiệm, công dân bị xử phạt theo Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể, phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng đối với người không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Nếu có vướng mắc về hoạt động của cơ quan Công an hay pháp luật về cư trú, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Người đi thuê trọ không đăng ký tạm trú bị phạt bao nhiêu?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.

Có cần về quê để làm Căn cước công dân, hộ chiếu?

Có cần về quê để làm Căn cước công dân, hộ chiếu?

Có cần về quê để làm Căn cước công dân, hộ chiếu?

Rất nhiều người cần làm căn cước công dân hoặc hộ chiếu nhưng lại đang sinh sống, làm việc ở các thành phố lớn, khác với nơi đăng ký thường trú của mình. Việc phải trở về địa phương nơi có hộ khẩu để làm các loại giấy tờ tùy thân này đem lại nhiều phiền phức và tốn kém.