Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm những đơn vị nào?

Bài viết giải thích về cơ quan hành chính nhà nước là gì và cơ quan hành chính nhà nước bao gồm những đơn vị nào theo quy định hiện hành.

1. Cơ quan hành chính Nhà nước là gì?

Trước khi tìm hiểu cơ quan hành chính nhà nước bao gồm những cơ quan nào, bạn cần biết về định nghĩa và đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước.

Cơ quan hành chính là một bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước, được thành lập trên cơ sở Luật định, thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn trong từng lĩnh vực nhất định.

Cơ quan hành chính nhà nước có những dấu hiệu đặc thù, phân biệt với các cơ quan khác của Nhà nước:

- Cơ quan hành chính Nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước - hoạt động chấp hành và điều hành là hoạt động mang tính dưới luật;

- Cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền nhất định, giới hạn trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước do pháp luật quy định;

- Các cơ quan hành chính Nhà nước có mối liên hệ trong hệ thống, cấp trên cấp dưới tạo thành một hệ thống thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.

2. Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm những cơ quan nào?

Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, cơ quan hành chính Nhà nước được chia thành cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương và cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.

2.1. Cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương

Theo Điều 94 Hiến pháp 2013, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội, Chủ tịch nước.

Cơ cấu của Chính phủ quy định tại Điều 95 Hiến pháp gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Cơ cấu, số lượng thành viên của Chính phủ do Quốc hội quyết định.

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và các nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng vắng mặt, một Phó Thủ tướng được Thủ tướng ủy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực mà mình được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.

2.2. Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương

Điều 114 Hiếp pháp nêu rõ, Uỷ ban nhân dân (UBND) là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân (HĐND) và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND.

UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

UBND gồm các cấp:

- UBND cấp tỉnh/thành phố;

- UBND cấp huyện/quận;

- UBND cấp xã/phường.

Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm những đơn vị nào?
Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm Chính phủ và UBND các cấp (Ảnh minh họa)

3. Các đơn vị cơ sở chịu sự giám sát của cơ quan hành chính Nhà nước

Các đơn vị cơ sở này được tổ chức và hoạt động dưới sự giám sát của cơ quan hành chính Nhà nước. Tuy không phải là cơ quan hành chính Nhà nước nhưng lại thuộc hệ thống bộ máy hành chính Nhà nước.
Các đơn vị cơ sở thuộc bộ máy hành chính Nhà nước hợp thành có 02 loại:
- Đơn vị cơ sở hành chính sự nghiệp như: bệnh viện, trường học, học viện… Đây là những đơn vị có tài sản riêng, đội ngũ cán bộ công nhân riêng. Các đơn vị này hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn riêng và hoạt động bằng nguồn ngân sách của Nhà nước.
- Đơn vị cơ sở kinh doanh như: tổng công ty, công ty, liên hiệp xí nghiệp, xí nghiệp, lâm trường… hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, sản xuất.
Trên đây là thông tin về: Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm những đơn vị nào? Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 190 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Giấy khai sinh là giấy tờ gốc của mỗi công dân, thông tin trên giấy khai sinh là vô cùng quan trọng trong nhiều trường hợp. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không, hãy theo dõi bài viết này để nắm được quy định của pháp luật có liên quan.