Trẻ sinh ra có được theo quê quán của mẹ?

Việc xác định các thông tin của trẻ như quê quán, dân tộc… được quy định tại Luật Hộ tịch 2014. Vậy, theo Luật này, trẻ sinh ra có được theo quê quán của mẹ?

Trẻ sinh ra có được theo quê quán của mẹ?

Theo cách giải thích từ ngữ tại Điều 4 Luật Hộ tịch, quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Theo hướng dẫn xác định nội dung đăng ký khai sinh tại Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng nêu rõ: Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch.

Như vậy, tổng hợp từ các quy định trên, có thể kết luận: trẻ hoàn toàn có quyền được theo quê quán của mẹ, miễn cha mẹ trẻ thỏa thuận và thống nhất được với nhau. Theo tờ khai khi đăng ký khai sinh, cơ quan hộ tịch tiến hành khai sinh cho trẻ theo quê quán của mẹ.

Mặt khác, giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với giấy khai sinh của người đó.

Vì thế, nếu trong giấy khai sinh, trẻ có quê quán được khai theo mẹ thì mọi giấy tờ theo trẻ trong suốt cuộc đời sau này cũng sẽ có nội dung như vậy.

Đối với trẻ sinh ra khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn, hiển nhiên các thông tin họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của trẻ được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ. Phần ghi về cha trong giấy khai sinh của trẻ được để trống.

Trẻ sinh ra có được theo quê quán của mẹ?
Trẻ sinh ra có được theo quê quán của mẹ? (Ảnh minh họa)

Thay đổi quê quán cho trẻ được không?

Thay đổi quê quán cho trẻ là việc thay đổi, cải chính hộ tịch. Quy định về vấn đề này, Nghị định 123/2015/NĐ-CP nêu rõ:

Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Như vậy, việc thay đổi quê quán cho trẻ sau khi đã đăng ký khai sinh chỉ được thực hiện khi có cơ sở xác định việc sai sót là do lỗi từ phía cơ quan chức năng (cán bộ hộ tịch) hoặc lỗi của người đi khai sinh cho trẻ.

Việc thay đổi quê quán cho trẻ do cha, mẹ trẻ “muốn” hiện nay chưa được pháp luật cho phép.

Nếu có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hay của người đi khai sinh, việc thay đổi quê quán được tiến hành theo trình tự, thủ tục sau:

- Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu;

- Công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

>> Bản sao Giấy khai sinh có thời hạn bao lâu?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.