Khi cấp đổi Chứng minh nhân dân (CMND) sang Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, nhiều trường hợp CMND được cắt góc và trả lại cho người dân. Vậy giá trị của CMND cắt góc được quy định thế nào?
Đổi CMND sang CCCD, khi nào CMND bị cắt góc?
Theo Điều 15 Thông tư 07/2016/TT-BCA (sửa đổi bởi Thông tư 40/2019/TT-BCA), việc xử lý CMND khi chuyển sang CCCD gắn chip được tiến hành như sau:
- Trường hợp CMND 9 số còn rõ nét (ảnh, số CMND và chữ) thì cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng CMND chưa cắt góc cho công dân đến làm thủ tục để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân.
Khi trả thẻ Căn cước công dân, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân nộp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng với CMND và tiến hành cắt góc phía trên bên phải mặt trước của CMND đó và trả CMND đã được cắt góc cho người đến nhận thẻ Căn cước công dân.
Trường hợp công dân yêu cầu trả thẻ Căn cước công dân qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành cắt góc và trả CMND đã cắt góc ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ của công dân.
- Trường hợp CMND 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số CMND và chữ) thì thu, hủy CMND đó.
- Trường hợp Chứng minh nhân dân 12 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng Chứng minh nhân dân chưa cắt góc cho công dân đến làm thủ tục để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân.
Khi trả thẻ Căn cước công dân, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân nộp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng với CMND và tiến hành cắt góc, trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho công dân.
Trường hợp công dân yêu cầu trả thẻ Căn cước công dân qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành cắt góc và trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ của công dân.
- Trường hợp Chứng minh nhân dân 12 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
Như vậy, khi đổi sang CCCD, nếu CMND 9 số, 12 số còn rõ nét thì được cắt góc và trả cho người dân.
Chứng minh nhân dân bị cắt góc có sử dụng được không (Ảnh minh họa)
Chứng minh nhân dân bị cắt góc có sử dụng được không?
Theo quy định trên, trước khi trả lại thẻ CMND cho người dân, cán bộ phải cắt góc. Điều này có nghĩa là hủy giá trị của thẻ đó, thẻ không còn giá trị pháp lý.
Việc trả lại thẻ đã cắt góc cho người dân nhằm tạo thuận lợi để xác nhận số CMND và số CCCD là cùng một người khi họ thực hiện các giao dịch với ngân hàng và các giao dịch khác...
Trong thời gian đợi cấp CCCD, người dân được trả lại thẻ CMND để sử dụng trong các giao dịch bình thường. Sau khi nhận CCCD gắn chip mới bị cắt góc CMND.
Tuy nhiên, nếu người dân đăng ký nhận CCCD qua đường bưu chính sẽ bị cắt góc CMND ngay khi tiếp nhận hồ sơ. Vì vậy, người dân sẽ gặp nhiều bất lợi, vì trong quá trình chưa được cấp CCCD gắn chip mà thẻ CMND lại không có giá trị sử dụng.
Nếu còn băn khoăn liên quan đến Căn cước công dân gắn chip, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được giải đáp.
Dự kiến từ 01/7/2025, đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp sẽ chính thức hoạt động. Dưới đây là tổng hợp của LuatVietna thông tin về số lượng ĐVHC cấp xã sau sắp xếp của một số tỉnh, thành.
Văn phòng Chính phủ mới đưa ra các chỉ đạo quan trọng về việc cắt giảm thủ tục hành chính và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID. Theo đó, sẽ có thay đổi lớn trên VNeID trong thời gian tới. Xem chi tiết tại bài viết dưới đây.
Nếu bạn quan tâm về các văn bản pháp luật nào được sửa đổi khi sáp nhập tỉnh thành, hãy theo dõi bài viết để nắm được chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này.
Hiện nay, rất nhiều người hiểu lầm quy định "bỏ công chứng giấy tờ" đồng nghĩa với việc khi mua bán nhà đất, các bên cũng không cần công chứng hợp đồng, giao dịch. Vậy cách hiểu này liệu đã đúng?
Từ ngày 01/7/2021, nếu không đăng ký tạm trú tại thành phố nơi đang sinh sống và làm việc, những người ngoại tỉnh có thể sẽ bị xóa đăng ký thường trú ở quê.
Mặc dù, hiện nay, rất nhiều người đang “đổ xô” đi làm Căn cước công dân (CCCD) gắn chip nhưng vẫn có không ít trường hợp dù thuộc đối tượng bắt buộc đổi vẫn “bình chân như vại”.
Nếu đến bất cứ một Phòng cảnh sát quản lý hành chính công an cấp huyện nào ở thời điểm này, cũng dễ dàng thấy rất nhiều người dân đang “chen chân” đi làm Căn cước công dân gắn chip. Vì sao?
Trong giai đoạn chuyển tiếp, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân chưa đầy đủ, có thể làm Căn cước công dân (CCCD) khi không có Sổ hộ khẩu được không?