Chứng thực dấu vân tay thực hiện như thế nào?

Bên cạnh chữ ký, trong nhiều văn bản, giấy tờ thường xuất hiện dấu vân tay điểm chỉ. Vậy trường hợp nào phải sử dụng dấu vân tay? Chứng thực dấu vân tay là gì? Thủ tục thực hiện ra sao?

1. Chứng thực dấu vân tay là gì?

Căn cứ Nghị định 23/2015/NĐ-CP, có ba hình thức chứng thực là chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Do đó, không có khái niệm và quy định về chứng thực dấu vân tay. Tuy nhiên, trong văn bản, hợp đồng, người yêu cầu có thể sử dụng dấu vân tay thay cho chữ ký trong hợp đồng, giao dịch, giấy tờ, văn bản.

Trong đó, định nghĩa của ba hình thức chứng thực này được quy định chi tiết tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:

- Chứng thực bảo sao từ bản chính là việc người có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để xác thực bản sao đúng với nội dung, hình thức của bản chính.

- Chứng thực chữ ký là việc người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức làm chứng, xác thực chữ ký trong văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người này đã thực hiện ký trước mặt người có thẩm quyền chứng thực.

- Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc người có thẩm quyền chứng thực thời gian, địa điểm, năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ hoặc chính là cách gọi khác của dấu vân tay của các bên được nêu trong hợp đồng, giao dịch đó.

Do đó, có thể hiểu chứng thực dấu vân tay là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện chứng thực dấu vân tay của người yêu cầu trong văn bản, giấy tờ, hợp đồng là của chính người lăn tay điểm chỉ.

Chứng thực dấu vân tay thực hiện như thế nào?
Chứng thực dấu vân tay thực hiện như thế nào? (Ảnh minh hoạ)

2. Thủ tục chứng thực dấu vân tay mới nhất [2023]

Do chứng thực dấu vân tay là chứng thực hợp đồng, giao dịch được nêu tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP nên thủ tục chứng thực này được hướng dẫn như sau:

2.1 Trường hợp sử dụng dấu vân tay trong giấy tờ, hợp đồng

Dấu vân tay được thực hiện chứng thực trong các trường hợp nêu tại Điều 34 Nghị định 23/2015/NĐ-CP gồm:

- Pháp luật quy định hợp đồng, giao dịch phải chứng thực: Ví dụ như hợp đồng tặng cho/chuyển nhượng/mua bán bất động sản, di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ…

- Cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu chứng thực mặc dù pháp luật không quy định hợp đồng, giao dịch đó phải chứng thực.

2.2 Giấy tờ cần chuẩn bị khi chứng thực dấu vân tay

Khi chứng thực hợp đồng, giao dịch, người yêu cầu cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sau đây:

- Hợp đồng, giao dịch dự định sẽ chứng thực (dự thảo trước nội dung).

- Giấy tờ về nhân thân của người yêu cầu: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn.

- Giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao thay thế hợp pháp…

Lưu ý: Các loại giấy tờ trừ dự thảo hợp đồng, giao dịch có thể nộp bản sao nhưng phải xuất trình kèm bản chính để người có thẩm quyền đối chiếu.

2.3 Cơ quan thực hiện chứng thực

- Phòng Tư pháp cấp huyện chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản.

- Uỷ ban nhân dân cấp xã chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, thực hiện quyền của người sử dụng đất, về nhà ở; di chúc; văn bản từ chối nhận di sản; văn bản thoả thuận phân chia di sản/văn bản khai nhận di sản mà tài sản là động sản, thực hiện quyền của người sử dụng đất, nhà ở…

2.4 Trình tự chứng thực dấu vân tay mới nhất

Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch trong đó có chứng thực vân tay được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Người yêu cầu chứng thực nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền ở trên

Bước 2: Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực và đưa ra các quyết định:

- Hồ sơ đầy đủ, các bên tự nguyện, minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì hướng dẫn người yêu cầu công chứng điểm chỉ vân tay trước mặt mình.

- Hồ sơ không đầy đủ: Trả hồ sơ và yêu cầu bổ sung đầy đủ giấy tờ, tài liệu.

Bước 3: Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan mình và ghi vào sổ chứng thực.

Thời hạn thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch là không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc có thể kéo dài hơn theo thoả thuận của các bên bằng văn bản.

2.5 Lệ phí phải nộp

Phí chứng thực dấu vân tay thực hiện theo Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC cụ thể như sau:

- Chứng thực hợp đồng, giao dịch: 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch.

- Chứng thực sửa đổi, bổ sung, huy bỏ hợp đồng, giao dịch: 30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch.

- Sửa lỗi sai trong hợp đồng, giao dịch đã chứng thực: 25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Chứng thực dấu vân tay. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Tài khoản định danh điện tử mức 2 là gì? Có bắt buộc làm không?

Tài khoản định danh điện tử mức 2 là gì? Có bắt buộc làm không?

Tài khoản định danh điện tử mức 2 là gì? Có bắt buộc làm không?

Tài khoản định danh điện tử mức 2 trên ứng dụng VNeID có thể sử dụng khi đi máy bay, dùng thay Căn cước công dân, giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế... Hãy đọc bài viết này để hiểu rõ tài khoản định danh điện tử mức 2 là gì và có nên đăng ký không.

Số định danh cá nhân có phải số Căn cước công dân?

Số định danh cá nhân có phải số Căn cước công dân?

Số định danh cá nhân có phải số Căn cước công dân?

Gần đây, rất nhiều người được yêu cầu cung cấp số định danh cá nhân khi đi làm thủ tục hành chính nhưng không biết đây là số gì, số định danh cá nhân có phải số Căn cước công dân hay không. Nếu có cùng thắc mắc này, hãy tham khảo bài viết để được giải thích cụ thể.