Xe bị tạm giữ, chủ xe hay người vi phạm đến lấy xe?

Có rất nhiều trường hợp cho bạn bè, người thân mượn xe nhưng khi tham giao thông thì người này vi phạm và bị tạm giữ xe. Vậy đến khi lấy xe bị tạm giữ thì ai sẽ là người đi, chủ xe hay người vi phạm?

Khi nào bị tạm giữ phương tiện?

Trước tiên, cần nhấn mạnh rằng, việc tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết được quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cụ thể:

1- Để xác minh tình tiết là căn cứ để ra quyết định xử phạt;

2- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, nếu không tạm giữ phương tiện sẽ gây hậu quả nghiêm trọng;

3- Để đảm bảo thực hiện quyết định xử phạt trong trường hợp chỉ phạt tiền mà người vi phạm không có giấy phép lái xe/giấy phép lưu hành phương tiện/giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện.

Bất kể vì lý do gì, mọi trường hợp tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm đều phải được lập thành biên bản, người có thẩm quyền giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.

Trong biên bản ghi rõ: Tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của phương tiện bị tạm giữ đồng thời có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ và người vi phạm (trường hợp không xác định được/vắng mặt/không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng).

chu xe hay nguoi vi pham den lay xe bi tam giu
Ai là người đến lấy xe bị tạm giữ (Ảnh minh họa)

Chủ xe hay người vi phạm đến lấy xe bị tạm giữ?

Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thông thường thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày tính từ ngày tạm giữ.

Đối với vụ việc phức tạp, cần xác minh thì được kéo dài thời hạn nhưng tối đa không quá 30 ngày. Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp và thuộc trường hợp giải trình thì có thể được gia hạn tạm giữ phương tiện nhưng không quá 30 ngày.

Như vậy, về cơ bản thì thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông là 07 ngày.

Cũng giống như khi tạm giữ phương tiện, khi trả lại phương tiện vi phạm bị tạm giữ phải có Quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 47/2014 của Bộ Công an, người đến nhận lại phương tiện phải là người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm hành chính được ghi trong Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

Khi đi phải mang theo Quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/Hộ chiếu… (nếu không có một trong những giấy tờ này có thể xin xác nhận nhân thân của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú).

Theo đó, người đến nhận xe vi phạm phải là người vi phạm được ghi trong Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Cũng theo quy định trên, người vi phạm có thể ủy quyền cho người khác đến nhận xe thay nhưng phải có văn bản ủy quyền được công chứng/chứng thực.

Trên đây là giải đáp về việc chủ xe hay người vi phạm đến lấy xe bị tạm giữ, nếu cần hỗ trợ thêm bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.