Chở người không đội mũ bảo hiểm, phạt lái xe hay người ngồi sau?

Thực tế có rất nhiều trường hợp hai người chở nhau trên xe máy nhưng lại chỉ có người lái xe đội mũ bảo hiểm. Khi đó, ai sẽ là người bị phạt, người lái hay người ngồi sau?

Mức phạt khi người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm

Luật Giao thông đường bộ hiện hành quy định: “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách” (Khoản 2 Điều 30).

Theo đó, trách nhiệm đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách thuộc về cả người điều khiển xe và người ngồi sau.

Điểm I, điểm k khoản 3 Điều 6 Nghị định 46 năm 2016 của Chính phủ quy định phạt 100.000 - 200.000 đồng với:

- Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

- Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, nếu như chở người không đội mũ bảo hiểm thì cả người điều khiển xe và người ngồi sau đều bị phạt. Người ngồi sau bị phạt do “ngồi trên xe mà không đội mũ bảo hiểm” (điểm l) và người điều khiển xe bị phạt vì “chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm” (điểm k).

Mức phạt đối với mỗi người là 100.000 - 200.000 đồng, thường là mức ở giữa, tức 150.000 đồng/người.

Chở người không đội mũ bảo hiểm, phạt lái xe hay người ngồi sau?

Chở người không đội mũ bảo hiểm, người lái và người ngồi sau đều bị phạt (Ảnh minh họa)


Trẻ bao nhiêu tuổi thì phải đội mũ bảo hiểm?

Hàng ngày vẫn có những phụ huynh chở con đi học mà không đội mũ bảo hiểm cho con. Vậy có phải trong mọi trường hợp, bố mẹ đều bị xử phạt?

Như điểm k khoản 3 Điều 6 nêu trên đã chỉ rõ, nếu chở người không đội mũ bảo hiểm thuộc trường hợp: Người bệnh đi cấp cứu; trẻ em dưới 06 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm thì người điều khiển xe không bị xử phạt.

Có thể hiểu, trẻ em dưới 06 tuổi khi ngồi sau xe của bố mẹ thì không cần đội mũ bảo hiểm. Trẻ từ 06 tuổi trở lên thì bố, mẹ phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ, nếu vi phạm, bố mẹ sẽ bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.

Chính vì thế, hàng năm, vẫn có chương trình tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 (6 tuổi) vào đầu năm học, nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ đến trường.

*** Lưu ý: Bài viết này được đăng tải ở thời điểm Nghị định 46/2016/NĐ-CP đang còn hiệu lực áp dụng. Hiện nay Nghị định này đã được thay thế bởi Nghị định 100/2019/NĐ-CP, áp dụng từ 01/01/2020. 

Xem chi tiết: Nghị định 100/2019/NĐ-CP.


Lan Vũ

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.