Chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào?

Chính quyền địa phương ở Việt Nam có nhiệm vụ quan trọng là quản lý và quyết định các vấn đề của địa phương theo quy định của pháp luật, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích chung cả nước.


Chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào?

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 dành hẳn chương thứ chín để quy định về chính quyền địa phương. Theo đó:

Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong đó, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được chia thành các tỉnh, các thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

  • Các tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh. Thành phố trực thuộc trung ương chia thành các quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương.

  • Huyện chia thành các xã, thị trấn. Thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành các phường và xã. Quận chia thành các phường.

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND). Các cơ quan này được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.

Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định cụ thể:

2. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.

3. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.

Chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào?
Chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào? (Ảnh minh họa)

Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chính quyền địa phương

Theo các nội dung quy định tại Chương IX Hiến pháp 2013, các cơ quan chính quyền địa phương được tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương theo luật định; chịu sự kiểm tra và giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.

Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương. Cụ thể:

Hội đồng nhân dân

HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho nguyện vọng, ý chí và quyền làm chủ của Nhân dân, do chính Nhân dân địa phương bầu ra và phải chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương cũng như cơ quan nhà nước cấp trên.

HĐND có quyền quyết định các vấn đề của địa phương theo luật định. Đồng thời giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương.

Đại biểu HĐND đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương. Theo đó, đại biểu HĐND có mối liên hệ chặt chẽ với cử tri và chịu sự giám sát của cử tri. Trách nhiệm của đại biểu HĐND là trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đại biểu HĐND thực hiện nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của HĐND, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, Đại biểu HĐND còn có quyền chất vấn Chủ tịch UBND, các thành viên của Uỷ UBND, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBDN.

Ủy ban nhân dân

UBND ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu. Đầy là cơ quan chấp hành của HĐND, đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Do vậy, UBND phải chịu trách nhiệm trước cả HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Nhiệm vụ của UBND là tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. Tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

Theo Điều 8, 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, UBND gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Số lượng cụ thể Phó Chủ tịch UBND các cấp do Chính phủ quy định.

Ngoài ra, UBND còn có các cơ quan chuyên môn được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên.

Trên đây là giải thích về: Chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192  để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Mức phạt hành chính đối với người chưa thành niên như thế nào?

Mức phạt hành chính đối với người chưa thành niên như thế nào?

Mức phạt hành chính đối với người chưa thành niên như thế nào?

Việc xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục và giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích. Vậy mức phạt hành chính đối với người chưa thành niên như thế nào?