Chỉ thị là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành Chỉ thị?

Chỉ thị là loại văn bản thường xuyên được sử dụng trong các cơ quan, tổ chức, ban ngành. Trong nội dung của bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích cụ thể khái niệm Chỉ thị là gì và văn bản này do cơ quan nào có thẩm quyền ban hành.

Chỉ thị là gì?

Mặc dù Chỉ thị là văn bản thường được cơ quan cấp trên ban hành nhằm truyền đạt chủ trương, chính sách hay các biện pháp quản lý chỉ đạo để giao nhiệm vụ, đôn đốc cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ nhưng không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể Chỉ thị là gì.

Do đó, hiện nay, không có định nghĩa cụ thể về loại văn bản này. Tuy nhiên, căn cứ thực tế, có thể đưa ra một số nội dung chủ yếu trong các Chỉ thị thường gặp gồm:

- Phổ biến, tuyên truyền, triển khai thực hiện các văn bản của cấp trên

- Đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện cho các tổ chức, cá nhân có liên quan:

Để nâng cao hiệu quả giải quyết công việc thì cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền sẽ ban hành ra Chỉ thị để chỉ đạo giải quyết một số hoạt động phức tạp mà cấp dưới không thể tự giải quyết được như về thiên tai, dịch bệnh, môi trường…

Ngoài ra nếu cấp dưới gặp khó khăn trong việc giải quyết các công việc trong nhiệm vụ, quyền hạn thì cơ quan quản lý cấp trên cũng sẽ ban hành Chỉ thị để chỉ đạo giải quyết.

- Chỉ đạo, đôn đốc và giao nhiệm vụ cho cấp dưới:

Khi có những nhiệm vụ mới phát sinh mà chưa được hướng dẫn trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đó thì cơ quan cấp trên thường sẽ ban hành Chỉ thị để chỉ đạo, đôn đốc hoặc giao nhiệm vụ mới cho cấp dưới.

Nhìn chung, có thể thấy, các cơ quan có thẩm quyền khác nhau sẽ ban hành Chỉ thị với nội dung và mục đích khác nhau tùy phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như hoàn cảnh cụ thể.

Chỉ thị là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành Chỉ thị?

Thẩm quyền ban hành Chỉ thị

Trước đây, khoản 2 Điều 95 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 có nêu:

Những văn bản quy phạm pháp luật bao gồm Nghị quyết của Chính phủ; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, Chỉ thị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; văn bản liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được ban hành trước khi Luật này có hiệu lực thì vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi bị bãi bỏ, hủy bỏ hoặc được thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.

Do đó, có thể thấy, Chỉ thị được ban hành bởi:

- Thủ tướng Chính phủ: Chỉ thị của cơ quan này thường nêu các biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của thành viên Chính phủ; đôn đốc, kiểm tra hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ: Chỉ thị của cơ quan này thường quy định các biện pháp để chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp và kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách trong việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và của mình.

- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Chỉ thị của cơ quan này thường quy định các biện pháp để bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp và quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao...

Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền trên vẫn thường xuyên ban hành Chỉ thị. Tuy nhiên, Chỉ thị chỉ được đề cập đến tại khoản 2 Điều 172 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:

2. Thông tư liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc bị thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.

Như vậy, có thể thấy, ngoại trừ Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân các cấp thì các loại Chỉ thị của các cơ quan khác đã không còn được đề cập đến là văn bản quy phạm pháp luật nữa.

Trên đây là quy định về: Chỉ thị là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành Chỉ thị? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.

Mức phạt hành chính đối với người chưa thành niên như thế nào?

Mức phạt hành chính đối với người chưa thành niên như thế nào?

Mức phạt hành chính đối với người chưa thành niên như thế nào?

Việc xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục và giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích. Vậy mức phạt hành chính đối với người chưa thành niên như thế nào?