Chỉ thị 05/CT-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc phát động phong trào thi đua yêu nước
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 05/CT-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 05/CT-UBND |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Lê Hoàng Quân |
Ngày ban hành: | 08/02/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hành chính, Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật |
tải Chỉ thị 05/CT-UBND
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 05/CT-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 02 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ TỔ CHỨC PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC NĂM 2010
Năm 2010, là năm cuối thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII đã xác định; theo dự báo tình hình kinh tế thế giới sẽ có chuyển biến tích cực hơn, nhưng khó khăn còn nhiều, khả năng phục hồi vẫn còn yếu, nhiều tiềm ẩn rủi ro, khó lường; tình hình kinh tế trong nước trước những hạn chế và tốc độ tăng trưởng thấp của năm 2009; hậu quả nặng nề của thiên tai, bão lũ ở các tỉnh Miền trung, Tây Nguyên phải mất một thời gian dài mới khắc phục được; tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến nhiều mặt trong sản xuất - kinh doanh và đời sống - xã hội của nhân dân thành phố.
Trên cơ sở những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội năm 2009, trước yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay và để tiếp tục phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách, hoàn thành xuất sắc mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010; thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại, các ngày Lễ lớn của đất nước; chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; chào mừng Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp, tiến tới Đại hội Thi đua thành phố, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII và đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan đơn vị thuộc thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức phát động các phong trào thi đua trong năm 2010 để thực hiện tốt những nội dung trọng tâm sau đây:
I. NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA
1. Tiếp tục quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21 tháng 5 năm 2004 của Bộ Chính trị về “tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”; Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 20 tháng 3 năm 2009 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 06/2009/UBND ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về phát động phong trào thi đua yêu nước, lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày Lế lớn trong hai năm 2009-2010; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 3490/KH-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về tổ chức phát động phong trào thi đua “Cả nước hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”. Nghị quyết Hội nghị Thành ủy lần thứ 18 khóa VIII, Nghị quyết số 28/2009/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2010, Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND về ban hành kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2010; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức tổ chức phong trào thi đua yêu nước; nội dung phong trào thi đua phải hướng vào những nhiệm vụ trọng tâm, những việc khó, những khâu mang tính đột phá, chống các biểu hiện phô trương hình thức, bệnh thành tích trong công tác thi đua, khen thưởng, nhằm đưa phong trào thi đua phát triển liên tục, bền vững và thật sự mang lại hiệu quả thiết thực.
2. Thủ trưởng các sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện căn cứ tình hình thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị để phát động phong trào thi đua thường xuyên, đột xuất hoặc theo chuyên đề, tạo động lực mạnh mẽ, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao ngay từ những tháng đầu năm 2010; góp phần cùng thành phố hoàn thành đạt và vượt 22 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2010, góp phần thực hiện hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu kế hoạch 5 năm (2006 - 2010); phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2010 đạt từ 10% trở lên, vượt dự toán thu ngân sách 2010.
3. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về thi đua yêu nước gắn với cuộc vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với chủ đề: “Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh là đạo đức - là văn minh”; Trước hết, cán bộ, đảng viên, công chức, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải tự giác thực hành đạo đức bằng những việc làm cụ thể, thường xuyên, liên tục, cùng với việc không ngừng học tập, nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ, tự giác tu dưỡng, phấn đấu để trưởng thành về mọi mặt để không ngừng nâng cao nhận thức về tư tưởng đạo đức, học phải đi đôi với hành, nói đi đôi với làm - phải luôn nêu gương trong mọi hành động, đặc biệt là thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; xây dựng phong cách công tác, giải quyết công việc đối với người dân thật khoa học, hiệu quả theo tinh thần “Sửa đổi lề lối làm việc” mà Bác Hồ đã dạy, tập trung làm chuyển biến mạnh mẽ về cải cách thủ tục hành chính, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và sự phát triển của thành phố.
4. Năm 2010, thành phố tiếp tục thực hiện chủ đề năm: “Năm 2010 - năm thực hiện nếp sống văn minh-mỹ quan đô thị” nhằm vận động xóa bỏ những thói quen, những hành vi không phù hợp với nếp sống văn minh đô thị; xử lý nghiêm các vi phạm vệ sinh, môi trường và an toàn giao thông đô thị. Các sở - ngành, từng cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch, đề ra các nội dung và giải pháp cụ thể, thiết thực để tập trung thực hiện có hiệu quả, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên, công chức và các tầng lớp nhân dân thành phố để xây dựng thành phố văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.
5. Tập trung chỉ đạo việc tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội Thi đua thành phố; chú trọng việc tổng kết đánh giá thông qua Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp để nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào thi đua, công tác nhân rộng điển hình tiên tiến và công tác khen thưởng trên địa bàn thành phố. Thông qua phong trào thi đua yêu nước để tiếp tục phát hiện các mô hình, các gương người tốt việc tốt, các nhân tố mới để xây dựng, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng tạo sự lan tỏa thành phong trào thi đua, phong trào hành động cách mạng thiết thực. Tổ chức suy tôn, bình chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua để biểu dương, khen thưởng kịp thời; đồng thời thực hiện việc cấp trên chủ động phát hiện, xem xét, đánh giá và khen thưởng thành tích cấp dưới, không để các đơn vị tự đánh giá thành tích của mình và yêu cầu cấp trên khen thưởng như hiện nay; khen thưởng phải dựa trên kết quả của phong trào thi đua và thành tích thực chất của các tập thể và cá nhân đóng góp cho phong trào thi đua.
6. Tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng; nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp; từng bước đưa hoạt động cụm, khối thi đua vào nề nếp, có chất lượng và đạt hiệu quả thiết thực; tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới.
7. Bảo đảm giữ vững an ninh - chính trị, trật tự - an toàn xã hội trên địa bàn thành phố; xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh; tổ chức phát động sâu rộng phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, phong trào “quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc” gắn với các phong trào thi đua do thành phố phát động nhằm phấn đấu giảm các vụ trọng án, phạm pháp hình sự, tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy, mại dâm, giảm thiểu tai nạn giao thông và bảo đảm tốt vệ sinh môi trường đô thị.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc các doanh nghiệp trực thuộc tham mưu Cấp ủy đảng cùng cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức, xây dựng và phát động phong trào thi đua yêu nước với phương châm: Phong trào thi đua yêu nước phải gắn với cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, làm cho tổ chức Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch vững mạnh và thực sự là nhân tố quyết định trong lãnh đạo thực hiện các phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt là phải phát huy triệt để vai trò Đại đoàn kết toàn dân, lấy lực lượng quần chúng để tạo động lực cho phong trào, coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, làm cho quần chúng nhận thức và hưởng ứng tham gia phong trào một cách tự nguyện, tự giác và hiệu quả.
2. Thủ trưởng các sở - ngành, cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc các doanh nghiệp thuộc thành phố:
a) Căn cứ vào tình hình thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương để xây dựng kế hoạch và tổ chức phát động phong trào thi đua tại đơn vị mình với những nội dung thiết thực hướng vào những nhiệm vụ trọng tâm, những việc khó, những khâu và lĩnh vực yếu kém, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch năm 2010.
b) Tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm từ thực tiễn các phong trào thi đua, trên cơ sở đó làm tốt việc phổ biến, tuyên truyền, giới thiệu các mô hình, các sáng kiến, các gương điển hình tiêu biểu và nhân tố mới để học tập, nhân rộng, tạo sức lan toả thành các phong trào hành động cách mạng trong cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ - chiến sĩ lực lượng võ trang, trong công nhân lao động và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố.
c) Thông qua phong trào thi đua, kịp thời biểu dương, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân để động viên; khen thưởng phải đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, đúng thành tích theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các quy định hiện hành; tránh tiêu cực và hình thức.
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, các tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị -xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp cùng cấp xác định các biện pháp nhằm phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân trong việc vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân thành phố tích cực hưởng ứng và thực hiện phong trào thi đua đạt được hiệu quả thiết thực, để phong trào thi đua yêu nước thực sự là phong trào hành động cách mạng của quần chúng, là động lực tác động tích cực trong thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của thànhh phố năm 2010.
4. Giao Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) có nhiệm vụ:
a) Phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Sài gòn Giải phóng, Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố và các cơ quan truyền thông trên địa bàn thành phố tổ chức tuyên truyền, cổ động phong trào thi đua yêu nước, các gương điển hình tiên tiến thông qua các chuyên trang, chuyên mục trên các báo, đài phát thanh, đài truyền hình; tổ chức triển lãm hình ảnh, pa nô, khẩu hiệu tại các khu vui chơi giải trí và nơi công cộng.
b) Phối hợp với các thành viên Hội đồng Thi đua và Khen thưởng thành phố tổ chức kiểm tra, đôn đốc và báo cáo thường xuyên, kịp thời về tình hình triển khai thực hiện phong trào thi đua; hoạt động cụm, khối thi đua và công tác khen thưởng của các cơ quan, đơn vị. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố và Hội đồng Thi đua và Khen thưởng thành phố tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết phong trào thi đua yêu nước trong năm 2010, kịp thời biểu dương, khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp tích cực cho phong trào thi đua yêu nước của thành phố năm 2010.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng và tổng kết năm cho Ủy ban nhân dân thành phố thông qua Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng)./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây