Cấp đổi và cấp lại Chứng minh nhân dân khác nhau thế nào?

Đa phần mọi người đều nghĩ rằng cấp đổi và cấp lại Chứng minh nhân dân (CMND) đều là một. Tuy nhiên đây là 02 thủ tục có những điểm khác nhau nhất định. 

Tiêu chí

Cấp đổi CMND

Cấp lại CMND

Điều kiện

Thuộc một trong những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi CMND:

1- CMND quá thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp;

2- CMND rách, nát, không rõ ảnh hoặc một trong các thông tin ghi trên CMND;

3- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh (có quyết định của cơ quan có thẩm quyền);

4- Thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trường hợp chuyển đăng ký hộ khẩu thường trú trong phạm vi tỉnh, thành phố mà công dân có yêu cầu thì được đổi CMND;

5- Thay đổi đặc điểm nhận dạng:

- Đã qua phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình hoặc;

- Vì lý do khác đã làm thay đổi hình ảnh hoặc đặc điểm nhận dạng.

Lưu ý:

Số CMND trong trường hợp thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú khác tỉnh sẽ thay đổi. Các trường hợp khác vẫn giữ số cũ.

Chỉ trong trường hợp bị mất CMND.

Lưu ý:

Số CMND cấp lại giống với số CMND cũ bị mất.

Thủ tục

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

- Sổ hộ khẩu;

- Đơn trình bày rõ lý do đổi CMND (mẫu CM3) có dán ảnh, đóng dấu giáp lai;

- 02 ảnh 3x4cm (đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục tác phong nghiêm túc, lịch sự);

- Trường hợp thay đổi họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh phải chuẩn bị Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi các nội dung trên.

Bước 2:

Nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện nơi thường trú và thực hiện:

- Kê khai Tờ khai cấp CMND theo mẫu có sẵn;

- In vân tay 02 ngón trỏ vào chỉ bản, Tờ khai;

- Nộp lại CMND cũ;

- Nộp lệ phí và nhận Giấy biên nhận trả CMND.

Bước 3: Đưa Giấy biên nhận và nhận CMND cấp đổi.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

- Sổ hộ khẩu;

- Đơn trình bày rõ lý do cấp lại CMND (mẫu CM3) có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú;

- 02 ảnh 3x4cm (đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục tác phong nghiêm túc, lịch sự);

- Hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể)

Bước 2: Tới công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú thực hiện thủ tục

- Kê khai tờ khai cấp CMND theo mẫu;

- Lăn tay 2 ngón trỏ;

- Nộp lệ phí và nhận Giấy biên nhận.

Bước 3: Đưa Giấy biên nhận và nhận CMND cấp lại

Thời hạn giải quyết

15 ngày (ở thành phố, thị xã) và trong thời hạn 30 ngày (ở các địa bàn khác).

15 ngày (ở thành phố, thị xã) và trong thời hạn 30 ngày (ở các địa bàn khác).

Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập tới thủ tục cấp đổi và cấp lại Chứng minh nhân dân tại các địa phương chưa triển khai cấp thẻ Căn cước công dân. Các trường hợp cấp đổi CMND sang thẻ Căn cước công dân tham khảo bài viết dưới đây.

>> Làm lại chứng minh thư - Tất tật hướng dẫn mới nhất

Hậu Nguyễn

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nghị định 104/2025/NĐ-CP về công chứng: 10 điểm mới nổi bật

Nghị định 104/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Công chứng 2024, thay thế toàn bộ Nghị định 29/2015/NĐ-CP. Cùng theo dõi những điểm mới của Nghị định 104 so với Nghị định 29 trong bài viết dưới đây.

Mua xe mới bao lâu có biển số, đăng ký xe?

Bài viết giải đáp về vấn đề mua xe mới bao lâu có biển số, đăng ký xe và mức phạt khi điều khiển xe mới mua chưa có biển số ra đường theo quy định của pháp luật.