Phân biệt cấp bản sao từ sổ gốc và chứng thực bản sao từ bản chính
Tiêu chí |
Cấp bản sao từ sổ gốc |
Chứng thực bản sao từ bản chính |
Định nghĩa |
“Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. (khoản 1 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP) |
“Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính (khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP) |
Giá trị pháp lý |
Có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP) |
Được sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP) |
Bản chất |
Căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao Mà sổ gốc là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp (khoản 7 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP) |
Căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao. Bản chính bao gồm: - Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; - Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. (khoản 5 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP) |
Chủ thể có quyền yêu cầu |
Theo Điều 16 Nghị định 23, chỉ có 3 nhóm cá nhân, tổ chức sau có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc: 1- Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính; 2- Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính. 3- Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.
|
Không giới hạn chủ thể có quyền yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính nhưng phải đảm bảo điều kiện: - Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực (khoản 1 Điều 20 Nghị định 23); - Phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ, văn bản mà mình yêu cầu chứng thực hoặc xuất trình khi làm thủ tục chứng thực (khoản 1 Điều 19 Nghị định 23). |
Thẩm quyền thực hiện |
Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc |
- UBND xã, phường, thị trấn; - Công chứng viên; - Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; - Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. |
Trình tự, thủ tục thực hiện |
Bước 1: Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra. Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là: - Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính; - Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết. -> xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính Lưu ý: Nếu gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm bản sao có chứng thực giấy tờ quy định, 01 phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao Bước 2: Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.
|
Bước 1: Người yêu cầu chứng thực xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực. - Trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự. - Nếu người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp. Bước 2: Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao |
Thời hạn thực hiện |
Ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì phải thực hiện ngay sau khi cơ quan, tổ chức nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến. (khoản 4 Điều 17 Nghị định 23) |
Ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ (Điều 7 Nghị định 23). Trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao: - Từ nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản; - Bản chính có nhiều trang; - Yêu cầu số lượng nhiều bản sao; - Nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu. Thì thời hạn chứng thực được kéo dài thêm không quá 2 ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. (Điều 21 Nghị định 23/2015/NĐ-CP) |
>> Giá trị pháp lý của bản sao chứng thực và bản sao từ sổ gốc
Hậu Nguyễn
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Trong tháng 9 hoàn thành chứng thực bản sao điện tử từ bản chính (17/09/2020 08:50)
- Infographic: 6 loại giấy tờ không được chứng thực bản sao từ bản chính (20/08/2020 11:00)
- Chứng thực hợp đồng tặng nhà đất cho con: Hồ sơ và thủ tục (13/08/2020 14:04)
- Hợp đồng công chứng chỉ điểm chỉ thì có hiệu lực không? (30/07/2020 10:00)
- 10 hợp đồng về nhà đất bắt buộc phải công chứng, chứng thực (16/06/2020 13:03)
- Chứng thực di chúc được thực hiện không quá 2 ngày làm việc (14/06/2020 08:00)
- 18 thủ tục hành chính về chứng thực bị sửa đổi, bổ sung (12/06/2020 10:38)
- Trước 01/7, ban hành mẫu bản sao điện tử được chứng thực (12/06/2020 08:32)
- Phải trả kết quả chứng thực giấy tờ ngay trong ngày làm việc (11/06/2020 10:46)
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân (22/05/2020 08:30)
- Tết 2021, đổi tiền lẻ kiếm lời có bị phạt? (23/01/2021 15:00)
- Mức đóng, mức bồi thường bảo hiểm ô tô, xe máy từ 01/3/2021 (22/01/2021 14:00)
- CSGT có được giữ Căn cước công dân của người vi phạm? (21/01/2021 14:00)
- 6 điểm mới của Nghị định 03 về bảo hiểm bắt buộc ô tô, xe máy (19/01/2021 14:03)
- Danh sách các thủ tục hành chính online hiện nay (18/01/2021 14:00)
- Vay vốn ngân hàng: Không khó nếu có các điều kiện sau (16/01/2021 15:00)
- 5 nguyên tắc dành cho người đi bộ để tự đảm bảo an toàn (09/07/2019 11:00)
- Toàn bộ 10 lỗi vi phạm và mức phạt đối với người đi bộ (08/07/2019 14:00)
- 03 lưu ý về hiệu lực của hợp đồng công chứng (06/07/2019 11:23)
- Danh sách 10 loại công trình được miễn giấy phép xây dựng (05/07/2019 10:40)
- Có khi nào vượt đèn đỏ mà không bị phạt? (30/06/2019 14:02)