Cập nhật chi tiết hệ thống cấp bậc trong Quân đội

Các cấp bậc trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay tương đối phức tạp, tham khảo bài viết dưới đây để phần nào phân biệt được các cấp quân hàm này.

Hệ thống cấp bậc quân hàm trong Quân đội

Theo Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm 03 cấp, mỗi cấp có 04 bậc theo thứ tự từ cao xuống thấp:

CẤP TƯỚNG

1

Đại tướng

2

Thượng tướng, Đô đốc Hải quân

3

Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân

4

Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân

CẤP TÁ

1

Đại tá

2

Thượng tá

3

Trung tá

4

Thiếu tá

CẤP ÚY

1

Đại úy

2

Thượng úy

3

Trung úy

4

Thiếu úy


Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ theo Điều 8 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:

Quân hàm hạ sĩ quan được chia thành 03 bậc:

1- Thượng sĩ;

2- Trung sĩ;

3- Hạ sĩ.

Quân hàm binh sĩ chia thành 02 bậc:

1- Binh nhất;

2- Binh nhì.

Dấu hiệu nhận biết cấp bậc trong Quân đội

Cấp hiệu là biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngạch quân sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan, sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Theo Nghị định 82/2016/NĐ-CP, cấp hiệu trong Quân đội nhân dân Việt Nam được thể hiện với hình thức như sau:

Hệ thống cấp bậc trong Quân đội mới nhất (Ảnh minh họa)

Điều kiện thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ

Sĩ quan tại ngũ được hiểu đơn giản là sĩ quan đang công tác trong quân đội hoặc đang được cử đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội.

Theo khoản 1 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân 1999 sửa đổi, bổ sung 2014, sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau:

1- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao;

2- Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;

3- Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh… vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hóa, kinh tế, xã hội, pháp luật; có năng lực hoạt động thực tiễn…

4- Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm;

5- Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;

6- Đủ thời hạn xét thăng quân hàm:

- Thiếu úy → Trung úy: 02 năm;

- Trung úy → Thượng úy, Thượng úy → Đại úy: 03 năm;

- Đại úy → Thiếu tá, Thiếu tá → Trung tá, Trung tá → Thượng tá, Thượng tá → Đại tá: 04 năm;

- Đại tá → Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân → Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân → Thượng tướng, Đô đốc Hải quân; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân → Đại tướng: Tối thiểu 04 năm.

Lưu ý:

- Trong đó, thời gian sĩ quan học tập tại trường cũng được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

- Tuổi của sĩ quan tại ngũ được xét thăng quân hàm từ cấp Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trừ trường hợp theo quyết định của Chủ tịch nước.

Điều kiện phong quân hàm đối với học viên sĩ quan

Học viên sĩ quan được phong quân hàm theo Điều 16 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi, bổ sung 2008:

- Tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ được phong quân hàm Thiếu úy;

- Tốt nghiệp loại giỏi, khá ở những ngành đào tạo có tính đặc thù hoặc có thành tích xuất sắc trong công tác được phong hàm Trung úy.

- Trường hợp đặc biệt có thể được phong quân hàm cao hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ thời chiến; quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng tại ngũ; cán bộ, công chức ngoài quân đội, những người tốt nghiệp Đại học trở lên phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ sĩ quan thì được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng.

Thời hạn thăng quân hàm trong Quân đội

Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:

1- Thiếu úy → Trung úy: 02 năm;

2- Trung úy → Thượng úy, Thượng úy → Đại úy: 03 năm;

3- Đại úy → Thiếu tá; Thiếu tá → Trung tá; Trung tá → Thượng tá; Thượng tá → Đại tá: 04 năm;

4- Đại tá → Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân → Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân → Thượng tướng, Đô đốc Hải quân; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân → Đại tướng: Tối thiểu 04 năm.

Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

Điều kiện thăng quân hàm trước thời hạn và vượt bậc

Được xét thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn nêu trên khi thuộc một trong các trường hợp:

+ Lập chiến công xuất sắc trong chiến đấu hoặc được tặng Huân chương trong công tác, nghiên cứu khoa học;

+ Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ mà cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm từ 02 bậc trở lên hoặc cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ chỉ huy, quản lý.

Thăng quân hàm vượt bậc khi: Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc.

Tuy nhiên, không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.

Lưu ý:

- Trong thời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỷ luật cảnh cáo, giáng chức, cách chức hoặc trong năm cuối của thời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỷ luật khiển trách thì thời hạn xét thăng quân hàm phải kéo dài ít nhất 01 năm.

- Sĩ quan bị kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm, sau ít nhất 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp, nếu tiến bộ thì được xét thăng quân hàm.

>> Bảng lương quân đội, công an năm 2019

Hậu Nguyễn

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(9 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục